Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Khó nhất trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến là kết nối Bài 5: “Tăng tốc” hoàn thiện chính sách pháp luật và hàng rào pháp lý |
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời kiến nghị của cử tri Bình Thuận.
Theo nội dung văn bản này, Bộ Thông tin và truyền thông đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác hậu kiểm, thường xuyên rà quét thông tin trên mạng, đặc biệt là trò chơi điện tử trên mạng, các mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, TikTok, Instagram, YouTube...
Bộ sẽ xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm không chỉ đối với các hành vi sai trái, cung cấp thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước mà còn xử lý các vi phạm về thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân gây tác động xấu tới dư luận.
Các đơn vị chức năng của Bộ cũng đã chủ động tổng hợp những luồng thông tin vi phạm trên các nền tảng mạng xã hội để đấu tranh với các nền tảng cung cấp thông tin xuyên biên giới yêu cầu gỡ bỏ.
Bộ Thông tin và truyền thông cũng đã vận hành Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia để chủ động rà soát, phát hiện, đánh giá thông tin trên mạng và giám sát an toàn không gian mạng. Bộ đã vận hành Trung tâm Xử lý tin giả tại tên miền www.tingia.gov.vn, trung bình hàng tháng Trung tâm tiếp nhận và xử lý hơn 400 phản ánh về tin giả của người dân. Qua đó thực hiện xác minh và công bố các thông tin giả, tin sai sự thật và tin xác thực tránh gây hoang mang dư luận trong nhân dân.
Năm 2022, Bộ Thông tin và truyền thông đã kiểm tra 7 doanh nghiệp viễn thông di động, xử phạt 2,925 tỷ đồng đối với 7 doanh nghiệp và 39 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.
Đến nay, 3 doanh nghiệp: Viettel, VNPT, Mobifone (chiếm 96% thị phần) đã hoàn thành kết nối và đang triển khai đối soát thông tin thuê bao để đảm bảo thông tin thuê bao di động chính xác. Qua đó, hạn chế việc sử dụng thuê bao di động để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.