Bỏ quy định dịch vụ phòng cháy, chữa cháy là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bỏ quy định kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong dự thảo Luật.
Quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong phòng cháy, chữa cháy Loạt công nghệ phòng cháy, chữa cháy tại triển lãm quốc tế ở TP. Hồ Chí Minh Đại biểu Quốc hội thảo luận về Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Quy định kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy có gì mới?

Sáng 1/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới

Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, so với dự thảo Luật do Chính phủ trình, dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý có 59 điều (giảm 6 điều do chỉnh lý, ghép các nội dung quy định có tính tương đồng và lược bỏ 1 điều về xã hội hóa hoạt động kinh doanh dịch vụ PCCC). Nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đạt được sự đồng thuận, thống nhất giữa cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan soạn thảo.

Về phạm vi điều chỉnh, có ý kiến đề nghị chỉnh lý phạm vi điều chỉnh để bảo đảm thống nhất với các nội dung được quy định trong dự thảo Luật, tránh chồng chéo với các luật khác. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu, rà soát kỹ nội dung dự thảo Luật với các quy định của pháp luật hiện hành; nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo Luật bảo đảm bao quát, tương thích giữa phạm vi điều chỉnh với nội dung trong dự thảo Luật.

Về trách nhiệm PCCC và CNCH, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm cụ thể của từng đối tượng như chủ đầu tư, chủ cơ sở, chủ hộ gia đình trong chuẩn bị các phương tiện, thiết bị PCCC theo quy định và phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác PCCC.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động PCCC, CNCH, bao gồm: Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở; chủ phương tiện giao thông; người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ phương tiện, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng công trình, sản xuất, lắp ráp, đóng mới, hoán cải phương tiện giao thông; chủ hộ gia đình, cá nhân và các trường hợp cho thuê, mượn, ở nhờ nhà ở và thể hiện cụ thể tại các khoản tương ứng của Điều 7 dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý.

Về phòng cháy, một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định riêng về điều kiện bảo đảm an toàn PCCC đối với cơ sở, nhà ở, nhà ở riêng lẻ, đặc biệt là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Có ý kiến đề nghị tách riêng quy định PCCC đối với nhà ở và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu, tách Điều 17 về Phòng cháy đối với nhà ở thành 2 điều gồm 1 điều về Phòng cháy đối với nhà ở (Điều 19) và 1 điều về Phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh (Điều 20); đồng thời phân loại, bổ sung quy định đầy đủ, phù hợp hơn đối với hai loại hình này.

Một số ý kiến đề nghị làm rõ việc không có quy định riêng về PCCC nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu chế xuất… Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, các loại hình nêu trên đều được định nghĩa là “cơ sở” tại khoản 7 Điều 2 và quy định cụ thể tại Điều 22.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu, bổ sung đầy đủ các quy định về phòng cháy đối với cơ sở và thể hiện cụ thể tại Điều 22 dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý.

Đồng thời, tại khoản 5 Điều 54 đã giao các Bộ chức năng ban hành, sửa đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, trong đó có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC đối với từng loại cơ sở như nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu chế xuất…

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép không quy định cụ thể về phòng cháy đối với nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu chế xuất… trong dự thảo Luật này.

Có ý kiến đề nghị quy định trách nhiệm của ngành điện lực từ sau công tơ đến các thiết bị điện; trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế đối với khách hàng có hồ sơ thiết kế về hệ thống điện bảo đảm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật yêu cầu về an toàn điện.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý bao quát các quy định về bảo đảm an toàn PCCC trong lắp đặt, sử dụng điện cho sinh hoạt, cho sản xuất để bảo đảm tính khả thi, không chồng chéo với quy định của pháp luật hiện hành; bổ sung quy định giao cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn sử dụng điện trong sinh hoạt, sản xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn sử dụng điện theo quy định của pháp luật về điện lực (tại Điều 23).

Về quy định kinh doanh dịch vụ PCCC, một số ý kiến đề nghị tiếp tục thể chế hóa chủ trương của Đảng “đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy” tại Chỉ thị 47-CT/TW, ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư; nhiều ý kiến đề nghị không quy định kinh doanh dịch vụ PCCC là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhằm xã hội hóa hoạt động kinh doanh dịch vụ PCCC, tạo điều kiện thông thoáng cho cơ sở, doanh nghiệp, tăng cường chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm dưới sự kiểm tra giám sát quản lý của cơ quan nhà nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với các ý kiến trên là cần phải thực hiện chủ trương của Đảng về việc “đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy”, tạo điều kiện thông thoáng hơn nữa cho cơ sở, doanh nghiệp trong hoạt động tư vấn, thiết kế, thi công, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy, khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động PCCC và CNCH.

"Do vậy, để tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bỏ quy định kinh doanh dịch vụ PCCC là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong dự thảo Luật này, đồng thời đề nghị sửa đổi Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 nhằm bỏ quy định này tại mục số 11 Phụ lục IV của Luật Đầu tư" - ông Lê Tấn Tới cho hay.

Bổ sung trách nhiệm của các bên trong thi công công trình xây dựng

Về tên gọi của luật, đại biểu Trần Đình Chung - đoàn Đà Nẵng thống nhất cao với tên gọi Luật PCCC và CNCH, đảm bảo bao quát phạm vi luật điều chỉnh và phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, tính hợp Hiến, tính thống nhất với hệ thống pháp luật, tính khả thi và không chồng chéo với các hoạt động phòng chống, khắc phục sự cố thiên tai, thảm họa theo Luật Phòng thủ dân sự, Luật Phòng chống thiên tai, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Hàng hải Việt Nam.

Đại biểu Trần Đình Chung - Đoàn ĐBQH Tp. Đà Nẵng
Đại biểu Trần Đình Chung - Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng

Đại biểu cũng thống nhất với chủ trương giao Chính phủ ban hành các danh mục dự án, công trình phương tiện giao thông thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an, cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan đăng kiểm.

Đại biểu thống nhất với việc cơ quan soạn thảo đã sửa đổi, bổ sung bãi bỏ một số điều khoản theo hướng tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ; phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho cơ sở và làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Về một số nội dung cụ thể, đại biểu cho biết tại khoản 3 Điều 14 quy định: Quy hoạch chi tiết đô thị, khu dân cư, cụm công nghiệp và các khu chức năng phải có nguồn điện phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy.

Đại biểu đề nghị thay cụm từ “phải có” bằng cụm từ “ưu tiên”. Bởi, điều kiện hạ tầng cung cấp điện lưới hiện nay chưa có nguồn điện riêng biệt cho các mục đích khác nhau, mà chỉ theo từng nhóm cum hay khu vực. Do vậy, nên quy định cơ sở phải tự trang bị nguồn điện, ví dụ như máy phát điện hoặc đầu nối phù hợp với hệ thống điện ở cơ sở, trong đó ưu tiên cho nguồn cấp điện phục vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tại Điều 18 về phòng cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công, đại biểu cho rằng, công trình xây dựng trong quá trình thi công phải đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy. Do vậy, cần bổ sung trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy của các bên liên quan trong quá trình thi công, gồm chủ cơ sở, cá nhân, đơn vị thi công, tư vấn giám sát và thẩm định thiết kế.

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung thêm một khoản 5 vào Điều 18: Chủ cơ sở, cá nhân, đơn vị thi công giám sát và thẩm duyệt thiết kế chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng, đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy. Điều này cũng phù hợp với khoản 2, Điều 15 quy định đối với công trình tạm phải có các giải pháp thiết kế về phòng cháy, chữa cháy phù hợp với công năng, đặc điểm của công trình.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đây là cơ hội lớn cho Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và PTNT sau sáp nhập.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.

Tin cùng chuyên mục

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đây là một trong số các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Công Thương về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế.
Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Các bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng chậm, muộn làm ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ tổng kiểm kê tài sản công của cả nước.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh, ông luôn tâm niệm cần sống xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với lòng biết ơn vô hạn, các đại biểu đã thành kính, nghiêng mình tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Báo Công Thương là

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh đề nghị các thương vụ tiếp tục cung cấp thông tin để Báo lan tỏa các hoạt động của thương vụ, về ngành Công Thương
Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc.
Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028 tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.
Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh yêu cầu sắp xếp bộ máy tinh gọn, mạnh mẽ hơn, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực và vận hành tốt hơn trước.
Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo về vụ công dân Việt Nam bị sát hại tại Singapore, đồng thời hỗ trợ gia đình nạn nhân và theo dõi vụ việc.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tiếp tục phòng chống tiêu cực trong Đảng: Không vùng cấm, không ngoại lệ

Tiếp tục phòng chống tiêu cực trong Đảng: Không vùng cấm, không ngoại lệ

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Thủ tướng: Sớm hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng: Sớm hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng nhấn mạnh phải thực hiện nghiêm Điều lệ Đảng, các nguyên tắc lãnh đạo, quy định của Đảng trong quá trình hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ.
Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí vừa ký Quyết định số 145/QĐ-BCĐ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng phê chuẩn ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Thủ tướng phê chuẩn ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê chuẩn ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động