Thứ hai 28/04/2025 16:36

Bỏ kiểm soát, dư nợ cho vay bất động sản vẫn thấp

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố thông tin liên quan đến tình hình dư nợ cho vay đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản những năm gần đây, gắn với thay đổi trong chính sách điều hành.

 - Cụ thể, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, trước đây Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát và giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích, trong đó có lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản, xuống mức 22% vào cuối tháng 6/2011 và xuống mức 16% vào cuối năm 2011.

Thực tế, tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản đã giảm từ 10,23% tại thời điểm cuối năm 2010 xuống còn 8,12% vào cuối năm 2011.

Từ năm 2012, Ngân hàng Nhà nước vẫn kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích ở mức 16%, nhưng có xem xét loại trừ một số nhu cầu vốn cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội. Đến cuối năm 2012, tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở mức khoảng 8%.

Sang năm 2013, do những khó khăn của nền kinh tế, trong đó có sự suy giảm mạnh của thị trường bất động sản, Ngân hàng Nhà nước không còn kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích, nhưng đã yêu cầu tổ chức tín dụng tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên.

Đến tháng 6/2013, tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở mức 8,13%. Tính theo tổng dư nợ của toàn hệ thống tại cùng thời điểm, tỷ trọng này tương ứng với 263.150 tỷ đồng.

Với tỷ trọng trên, Ngân hàng Nhà nước cho rằng: “Mặc dù Ngân hàng Nhà nước không còn kiểm soát trực tiếp tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, nhưng tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn được duy trì ở mức thấp”.

Theo VnEconomy

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025

SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2025

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Thị trường nội địa: 'Bệ đỡ' cho mục tiêu tăng trưởng 8%

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số