Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc thiểu số

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Đề xuất bãi bỏ 6 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo: Cung cấp kịp thời nhu yếu phẩm, trang thiết bị dạy học sau bão số 3 Bộ Giáo dục và Đào tạo ưu tiên hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại sau bão số 3

Phát triển giáo dục và đào tạo được Đảng ta xác định là quốc sách hàng đầu, đồng thời là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách "Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc".

Trong số đó, thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng, Quốc hội và Nhà nước về đổi mới và phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn được chú trọng, quan tâm, và được Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện.

Đối với năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, nhiệm vụ chung của giáo dục dân tộc năm học này là rà soát, đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục để ưu tiên nguồn lực đầu tư kiên cố hóa trường lớp, thiết bị dạy học cho cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện tốt chính sách đối với người dạy, người học, cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát, đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc thiểu số. (Ảnh: dangcongsan.vn)
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát, đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc thiểu số. (Ảnh: dangcongsan.vn)

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Để triển khai, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn các sở Giáo dục và Đào tạo, các trường dự bị đại học; Trường Hữu nghị 80, Trường hữu nghị T78, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục dân tộc.

Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; việc sắp xếp phải đảm bảo nguyên tắc có lộ trình cụ thể, hợp lý, thuận lợi cho việc học tập của học sinh, gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông.

Thực hiện các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ huy động trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số ở các cấp học từ mầm non đến phổ thông đi học đúng độ tuổi, tăng tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số 5 tuổi đi học mẫu giáo, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số hoàn thành cấp tiểu học, trung học cơ sở, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học; duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục các cấp học nhằm hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021- 2030, Tiểu dự án 1 - Dự án 5. Đặc biệt, việc kiên cố hóa trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú tại địa phương.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu phải tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá các chương trình, dự án, đề án có liên quan đến ưu tiên đầu tư hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở đó tiếp tục đề xuất, tham mưu phương hướng thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

Thực hiện rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách đối với người dạy, người học và cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; chính sách cử tuyển; chính sách hỗ trợ, tài trợ với giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi để đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển giáo dục dân tộc.

Giáo dục dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn (Ảnh: laocai.gov.vn)
Giáo dục dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn (Ảnh: laocai.gov.vn)

Bảo đảm điều kiện ăn, ở, học tập cho học sinh dân tộc thiểu số

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu thực hiện nghiêm túc các quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú.

Trong đó, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, và học tập cho trẻ em, học sinh nội trú, bán trú; an ninh, an toàn trường học, phòng tránh nạn tảo hôn, các hủ tục lạc hậu và duy trì sĩ số trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Tiếp tục thực hiện Quyết định 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” đảm bảo mục tiêu 100% các trường, lớp bán trú và dân tộc nội trú được tuyên truyền kỹ năng sống, về giới và bình đẳng giới với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi.

Chú trọng giáo dục văn hóa dân tộc, giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục; thực hiện hiệu quả công tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội cho học sinh; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh, đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh bán trú nhỏ tuổi sớm phải xa gia đình; tăng cường an ninh, an toàn trường học, đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và xây dựng trường học hạnh phúc.

Tiếp tục thực hiện việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số thông qua dạy học các tiếng Bahnar, Chăm, Êđê, Khmer, Jrai, Mnông, Mông, Thái lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Triển khai chương trình “Nâng cao chất lượng các môn học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030”. Trong đó, các địa phương chủ động rà soát đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số, phối hợp với các trường đại học có phương án thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

Minh Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ

Giáo dục và khoa học công nghệ phải thực sự trở thành động lực chính cho phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Hà Nội phát triển nhân lực chất lượng cao cho sản xuất công nghiệp chủ lực

Hà Nội phát triển nhân lực chất lượng cao cho sản xuất công nghiệp chủ lực

Để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Hà Nội đã tổ chức kết nối các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong nước với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực.
Nhiều sinh viên ‘lỡ hẹn’ tốt nghiệp vì chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Nhiều sinh viên ‘lỡ hẹn’ tốt nghiệp vì chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) là một trong những lý do khiến nhiều sinh viên năm cuối ‘lỡ hẹn’ tốt nghiệp.
HaUI hợp tác với Hàn Quốc trong tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng

HaUI hợp tác với Hàn Quốc trong tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng

Ngày 30/10, tại tại Hội thảo và triển lãm về tái sản xuất máy công nghiệp, xây dựng Hàn Quốc - Việt Nam, HaUI đã ký 5 biên bản ghi nhớ với các đối tác Hàn Quốc.
Tân Hiệp Phát tiếp tục hành trình “Nâng bước tới trường” cho 200 học sinh vượt khó tại Bình Dương

Tân Hiệp Phát tiếp tục hành trình “Nâng bước tới trường” cho 200 học sinh vượt khó tại Bình Dương

Tân Hiệp Phát phối hợp với Tỉnh đoàn Bình Dương trao tặng 200 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng giàu nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

Tin cùng chuyên mục

Hội đồng giáo sư Nhà nước bỏ phiếu công nhận 45 giáo sư, 570 phó giáo sư

Hội đồng giáo sư Nhà nước bỏ phiếu công nhận 45 giáo sư, 570 phó giáo sư

Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã bỏ phiếu tín nhiệm cộng nhận 45 ứng viên đủ tiêu chuẩn là giáo sư, 570 ứng viên là phó giáo sư.
Dự kiến tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh lên 50% khi xét tốt nghiệp THPT

Dự kiến tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh lên 50% khi xét tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến thay đổi cách xét tốt nghiệp THPT theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh lớp 10, 11, 12 lên 50%.
Gần 500 nhà giáo tranh tài trong Hội giảng giáo dục nghề nghiệp tại Quảng Ninh

Gần 500 nhà giáo tranh tài trong Hội giảng giáo dục nghề nghiệp tại Quảng Ninh

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 được tổ chức tại Quảng Ninh từ ngày 4 đến 9/11/2024.
3,6 triệu học sinh mầm non được đào tạo về an toàn giao thông

3,6 triệu học sinh mầm non được đào tạo về an toàn giao thông

Dự kiến trong năm học 2024 - 2025 sẽ có khoảng 3,6 triệu em nhỏ thuộc hơn 15.000 trường mầm non trên toàn quốc được học và thực hành về an toàn giao thông.
Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp khai giảng năm học 2024-2025

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp khai giảng năm học 2024-2025

Ngày 30/10, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp (IETC) tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024-2025 và kỷ niệm 56 năm ngày thành lập trường.
Nam sinh vào chung kết Olympia năm 2024 được tỉnh Gia Lai tặng Bằng khen

Nam sinh vào chung kết Olympia năm 2024 được tỉnh Gia Lai tặng Bằng khen

Em Nguyễn Quốc Nhật Minh được Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai tặng Bằng khen vì đạt thành tích cao trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.
Đại học Công Thương phối hợp Đại học Sư phạm tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt

Đại học Công Thương phối hợp Đại học Sư phạm tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt.
Tỉnh Lai Châu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

Tỉnh Lai Châu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

Sáng nay (24/10), diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tỉnh Lai Châu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
Gia Lai: Chuyện về buôn làng hiếu học bên dòng sông Ba

Gia Lai: Chuyện về buôn làng hiếu học bên dòng sông Ba

Đói khổ là vậy song những gia đình hiếu học bên dòng sông Ba ở Gia Lai luôn căn dặn các con phải cố gắng học hành bởi có cái chữ mới có được tương lai.
Những cách giúp tân sinh viên dấn bước để  trưởng thành hơn trong môi trường mới

Những cách giúp tân sinh viên dấn bước để trưởng thành hơn trong môi trường mới

Muốn có thêm thu nhập, kinh nghiệm hoặc đơn giản là tìm kiếm sự tích cực, các tân sinh viên đưa bản thân vào trạng thái bận rộn để thử sức với những điều mới mẻ
Đại học Luật Hà Nội huỷ kết quả, thu hồi bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt

Đại học Luật Hà Nội huỷ kết quả, thu hồi bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt

Đại học Luật Hà Nội hủy kết quả, thu hồi văn bằng cấp cho ông Vương Tấn Việt (sư Thích Chân Quang) và họp kiểm điểm để tránh xảy ra trường hợp tương tự.
Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết tại Việt Nam phải đảm bảo uy tín, chất lượng

Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết tại Việt Nam phải đảm bảo uy tín, chất lượng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 124/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Bổ sung 135 chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường quân đội, hạn chót nhận hồ sơ 27/10

Bổ sung 135 chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường quân đội, hạn chót nhận hồ sơ 27/10

Bộ Quốc phòng vừa công bố chỉ tiêu và mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự tại các học viện, trường quân đội năm 2024.
Trường Đại học Điện lực nhận nuôi học sinh mồ côi

Trường Đại học Điện lực nhận nuôi học sinh mồ côi

Trường Đại học Điện lực đã làm việc và ký kết với Huyện ủy Bát Xát, tỉnh Lào Cai nhận nuôi em Thào Thị Nhè là trẻ mồ côi (do bão Yagi) đến khi tốt nghiệp THPT.
Học sinh và phụ huynh ‘đứng ngồi không yên

Học sinh và phụ huynh ‘đứng ngồi không yên' với những thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Không chỉ các em học sinh mà cả các bậc phụ huynh cũng lo lắng, 'đứng ngồi không yên' với những cải cách mới được áp dụng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Đánh giá các khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh

Đánh giá các khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh

Lê Ánh là trung tâm đào tạo các khóa học thực tế về xuất nhập khẩu chất lượng cao, giúp nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn cho nhân sự trong ngành.
Trường Đại học Điện lực tổ chức lễ khai giảng năm học 2024 và trao bằng tốt nghiệp đợt 2

Trường Đại học Điện lực tổ chức lễ khai giảng năm học 2024 và trao bằng tốt nghiệp đợt 2

Sáng 19/10, Trường Đại học Điện lực tổ chức khai giảng năm học 2024-2025, trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho hơn 950 tân Cử nhân, Kỹ sư và 11 Tiến sĩ, Thạc sĩ.
Trường Đại học Điện lực nhận chứng nhận xếp hạng đối sánh UPM

Trường Đại học Điện lực nhận chứng nhận xếp hạng đối sánh UPM

Sáng 19/10, Trường Đại học Điện lực đã đón chứng nhận xếp hạng đối sánh UPM cho 2 chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin và Kỹ thuật Điện - Điện tử.
Đề xuất công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 THPT trước ngày 31/3 hàng năm

Đề xuất công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 THPT trước ngày 31/3 hàng năm

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất đối với hình thức tuyển sinh thi vào lớp 10 THPT, môn thi thứ ba sẽ được công bố trước ngày 31/3 hàng năm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 18 đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2025. So với những năm trước đây, năm nay đề thi tham khảo công bố sớm hơn gần 5 tháng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động