Bộ Giáo dục và Đạo tạo: Đã hoàn thành 100% cơ sở dữ liệu từ mầm non, đến phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đến nay đã hoàn thành việc xây dựng 100% các cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục từ mầm non, đến phổ thông.
Phát động cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không gây áp lực, quá tải học tập cho học sinh ảnh hưởng bão lũ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư cảm ơn tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục bão lũ

Sáng 30/9, Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, dự kiến chương trình công tác năm 2025; và kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.

Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, trong năm qua toàn ngành giáo dục đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành kế hoạch năm học 2023 - 2024, đạt được nhiều kết quả quan trọng, theo mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Trong đó, đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và tăng cường các hoạt động để thúc đẩy các cơ sở giáo dục thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục, quản trị nhà trường trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, giáo dục đại học theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, từng bước tháo gỡ các nút thắt, những vướng mắc từ thực tiễn đặt ra.

Bộ Giáo dục và Đạo tạo: Đã hoàn thành 100% cơ sở dữ liệu từ mầm non, đến phổ thông
Buổi làm việc giữa Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo sáng ngày 30/9. (Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo))

Công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và xoá mù chữ tiếp tục được các địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới đã được triển khai đồng bộ với đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 trên phạm vi cả nước. Việc thực hiện “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” đã được triển khai hiệu quả, phát huy được ưu điểm nổi bật giúp thay đổi từ gốc việc chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Việc đổi mới phương pháp giáo dục được thực hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục; học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, kiểm tra, định hướng; hình thức tổ chức dạy học đa dạng, từng bước ứng dụng công nghệ tiên tiến. Các cơ sở giáo dục phổ thông ngày càng phát huy tính chủ động, linh hoạt trong việc triển khai thực hiện chương trình; việc tổ chức quản lý đã dần chuyển theo hướng quản trị nhà trường.

Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trong hoạt động dạy và học.

Đến nay, đã hoàn thành việc xây dựng 100% các cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục từ mầm non, phổ thông, kết nối Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục với các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và bảo hiểm.

Tại buổi làm việc, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng chỉ ra những hạn chế ngành Giáo dục cần được khắc phục trong thời gian tới như: Công tác quy hoạch, phát triển trường, lớp học chưa theo kịp nhu cầu phát triển và nhu cầu học tập của người dân tại nhiều địa phương, đặc biệt là tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục còn bất cập. Còn có sự chênh lệch về cơ hội tiếp cận giáo dục và điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non giữa các địa phương và giữa các đối tượng.

Các đại biểu đề nghị, trong thời gian tới, toàn ngành giáo dục tập trung tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục; đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Đồng thời, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành.

Minh Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng học phí đại học: Phụ huynh thêm áp lực

Tăng học phí đại học: Phụ huynh thêm áp lực

Hiện nhiều trường đại học đã thông báo tăng học phí, khiến phụ huynh lo lắng với số tiền phải chi trả cho năm học mới.
Giải mã công thức quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025

Giải mã công thức quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025

Quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 có gì mới? Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi của bạn, đừng bỏ lỡ!
Bỏ xét tuyển sớm, điểm chuẩn sư phạm còn tăng đột biến?

Bỏ xét tuyển sớm, điểm chuẩn sư phạm còn tăng đột biến?

Mùa tuyển sinh 2025 sẽ bỏ xét tuyển sớm, điểm chuẩn các trường sư phạm sẽ thay đổi thế nào? Quy chế tuyển sinh mới liệu có giảm bớt căng thẳng cho thí sinh?
Nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng cho công nghiệp 4.0

Nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng cho công nghiệp 4.0

Là cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương, Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội đang chuyển đổi mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Hôm nay 30/3, 130.000 thí sinh thi đánh giá năng lực

Hôm nay 30/3, 130.000 thí sinh thi đánh giá năng lực

Hôm nay (30/3), khoảng 130.000 thí sinh tham gia đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất gì về bồi hoàn phí đào tạo?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất gì về bồi hoàn phí đào tạo?

Trong quy định mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tăng thời hạn người học/gia đình người học phải hoàn trả chi phí bồi hoàn từ 60 ngày lên 120 ngày.
Trường đại học đầu tiên giảm 43% năng lượng trong vận hành

Trường đại học đầu tiên giảm 43% năng lượng trong vận hành

Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam là đơn vị đầu tiên đạt chứng nhận quốc tế nhờ tiết kiệm năng lượng vượt trội, hướng đến vận hành xanh.
Vì sao loại bớt phương thức xét tuyển đại học 2025?

Vì sao loại bớt phương thức xét tuyển đại học 2025?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố danh mục 17 phương thức xét tuyển đại học 2025, giảm 4 phương thức so với năm 2024 nhằm công bằng hơn cho các thí sinh.
Có nên cấm nhà giáo giữ chức vụ quản lý khi kéo dài tuổi nghỉ hưu?

Có nên cấm nhà giáo giữ chức vụ quản lý khi kéo dài tuổi nghỉ hưu?

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về việc cấm giữ chức vụ quản lý khi kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với nhà giáo, được quy định tại Luật Nhà giáo.
Trường Hà Nội - Amsterdam: Tỷ lệ trúng tuyển đại học tuyệt đối

Trường Hà Nội - Amsterdam: Tỷ lệ trúng tuyển đại học tuyệt đối

Không chỉ là nơi quy tụ những tài năng xuất sắc của Thủ đô, Trường Hà Nội - Amsterdam còn góp phần quan trọng trong việc đào tạo nên những nhân tài cho đất nước
Chi tiết lịch xét tuyển đại học năm 2025

Chi tiết lịch xét tuyển đại học năm 2025

Theo kế hoạch tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét đại học từ ngày 16 - 28/7/2025.
Ngành báo chí có còn hấp dẫn với Gen Z?

Ngành báo chí có còn hấp dẫn với Gen Z?

Mùa tuyển sinh năm nay, em Nguyễn Ngọc Lâm (Hà Nội) đứng giữa hai lựa chọn: theo đuổi ước mơ làm nhà báo hay chọn một ngành học an toàn hơn?
Khối trường Công Thương

Khối trường Công Thương 'bắt trend' ngành học mới

Để đáp ứng nhu cầu của học sinh, sinh viên, kỳ tuyển sinh năm 2025, khối trường ngành Công Thương đã mở những ngành học mới như vi mạch bán dẫn.
ĐH Điện lực

ĐH Điện lực 'chuyển giao' gần 1.000 nhân tài khi thị trường lao động đang 'khát'

Hơn 900 nhân lực chất lượng cao của Trường Đại học Điện lực (EPU) nhận bằng tốt nghiệp sáng 28/3 sẽ góp phần vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Lần đầu tiên, Bộ Quốc phòng phong hàm thượng úy cho học viên đào tạo trong nước

Lần đầu tiên, Bộ Quốc phòng phong hàm thượng úy cho học viên đào tạo trong nước

Bộ Quốc phòng phong quân hàm thượng úy cho học viên đào tạo trong nước. 16 bác sĩ quân y xuất sắc được vinh danh tại Lễ tốt nghiệp Học viện Quân y ngày 27/3.
Cách cộng điểm IELTS cho thí sinh xét tuyển đại học 2025

Cách cộng điểm IELTS cho thí sinh xét tuyển đại học 2025

Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2025, nhiều trường đại học tiếp tục áp dụng chính sách cộng điểm hoặc quy đổi điểm cho thí sinh sở hữu chứng chỉ IELTS.
Quy hoạch trung tâm giáo dục quốc phòng mới ra sao trước sáp nhập?

Quy hoạch trung tâm giáo dục quốc phòng mới ra sao trước sáp nhập?

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Các ngành học về kinh tế số, thương mại điện tử đang trở thành điểm sáng trong mùa tuyển sinh 2025, với nhiều ưu thế về cơ hội việc làm.
11 cán bộ Trung ương Đoàn được vinh danh vì đóng góp cho ngành giáo dục

11 cán bộ Trung ương Đoàn được vinh danh vì đóng góp cho ngành giáo dục

Chiều 25/3, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo dục” cho 11 cán bộ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Từ vụ Chu Thanh Huyền: Đừng đùa với cư dân mạng

Từ vụ Chu Thanh Huyền: Đừng đùa với cư dân mạng

Thời đại công nghệ số không chỉ mở ra cơ hội cho mỗi cá nhân thể hiện bản thân mà còn đặt ra những thách thức lớn trong việc kiểm soát lời nói và hành vi.
Đại học Bách khoa Hà Nội ghi dấu ấn châu lục về kỹ thuật công nghệ

Đại học Bách khoa Hà Nội ghi dấu ấn châu lục về kỹ thuật công nghệ

Chính phủ yêu cầu phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thành cơ sở giáo dục đại học hiện đại, thuộc nhóm hàng đầu châu Á trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.
Ngành học nào

Ngành học nào 'lên ngôi' trong mùa tuyển sinh 2025?

Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2025-2026, nhiều trường đại học đã mở thêm các ngành học mới nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực và xu hướng phát triển của xã hội.
Vì sao cần đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy?

Vì sao cần đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy?

Chuyên gia cho rằng, cần phải đưa nội dung đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ và khởi nghiệp vào các môn học khác nhau từ ngay cấp độ học nhỏ tuổi.
Cụ thể lịch nghỉ hè 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

Cụ thể lịch nghỉ hè 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

Đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2024 - 2025 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.
Ngày 26-27/6, thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2025

Ngày 26-27/6, thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2025

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025 diễn ra trong hai ngày 26-27/6, với hai lịch thi dành cho thí sinh học theo chương trình mới và cũ.
Mobile VerionPhiên bản di động