Vụ nghi vấn lộ đề thi môn sinh học: Bộ Công an kiến nghị xử lý các cá nhân liên quan Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung điều kiện nâng trường đại học thành đại học |
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT quy định rõ mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức dạy học trong các trường công lập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên |
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/5/2023.
Một trong những điểm mới của thông tư và được nhiều giáo viên đồng tình là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo hạng.
Trước đó, theo Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT, giáo viên mỗi cấp học phải có 3 chứng chỉ tương ứng với 3 hạng chức danh nghề nghiệp. Giáo viên muốn được bổ nhiệm vào hạng nào thì phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của hạng đó. Điều này đã khiến giáo viên phải vất vả, tốn kém tiền của đi học các loại chứng chỉ nhằm hợp thức hóa hồ sơ thăng hạng.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, quy định về thời gian giữ chức danh giáo viên mầm non hạng III là 9 năm. Tuy nhiên, chênh lệch hệ số lương giữa hạng III và II không nhiều, nếu yêu cầu thời gian giữ hạng 9 năm sẽ làm giảm động lực phấn đấu của giáo viên mầm non. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh thời gian giữ chức giáo viên mầm non hạng III từ 9 năm xuống còn 3 năm, tạo động lực phấn đấu và bám trụ với nghề cho các thầy cô.
Đồng thời tăng thời gian giữ chức danh giáo viên mầm non hạng II tăng từ 6 năm lên 9 năm, nhằm thống nhất với quy định thời gian giữ hạng với giáo viên bậc phổ thông.
Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT cũng yêu cầu các địa phương nhanh chóng bổ nhiệm chức danh và xếp lương các trường hợp giáo viên được phân công dạy môn học mới, môn tích hợp. Bộ Giáo dục và Đào tạo gia hạn cho các địa phương 6 tháng kể từ ngày thông tư có hiệu lực phải hoàn thành việc này.