Bộ đội Hải quân khắc ghi lời dạy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa bùi ngùi xúc động vô cùng tiếc thương. Đây là mất mát to lớn của Đảng, Nhà nước…
Dấu ấn thời đại trong tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Học giả tại Singapore ấn tượng với tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Chú thích ảnh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Tàu ngầm Hải Phòng, Lữ đoàn Tàu ngầm 189 (Quân chủng Hải quân), ngày 5/5/2016. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư luôn dành tình cảm đặc biệt cho bộ đội

Tại các điểm đảo trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nói chung, Bộ đội Hải quân nói riêng lặng đi khi biết tin buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương từ trần. Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm, tình cảm đặc biệt đối với Bộ đội Hải quân. Tổng Bí thư đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân cho biết: “Chúng tôi luôn trân trọng, khắc ghi những tình cảm và sự yêu thương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cho cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi đảo xa trong suốt những năm qua. Biến đau thương thành hành động, tập thể cán bộ, chiến sĩ Trường Sa xin hứa với trước anh linh cố đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sẽ ra sức rèn luyện nhiều hơn nữa; đoàn kết đồng lòng, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ra sức học tập, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống. Quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, vững vàng nơi đầu sóng; góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc; xứng đáng với niềm tin yêu và nhiệm vụ cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.

Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân chia sẻ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần là mất mát vô cùng to lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân ta. Cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam vô cùng xúc động, thương tiếc và tự hào về cuộc đời, sự nghiệp của Tổng Bí thư, người đảng viên kiên trung đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc ta.

Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã luôn quan tâm và dành những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt trong xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại cũng như nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

“Tưởng nhớ, tri ân người lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam xin hứa với đồng chí Tổng Bí thư sẽ tiếp tục phát huy truyền thống của Đảng, của dân tộc và của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, đoàn kết, phấn đấu lập nhiều chiến công mới, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Bổng nhấn mạnh

Chú thích ảnh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thị sát bên trong tàu ngầm Hải Phòng (Lữ đoàn Tàu ngầm 189), ngày 5/5/2016. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Mặc dù lịch công tác bận rộn nhưng đồng chí Nguyễn Phú Trọng vẫn dành thời gian quan tâm, thăm động viên cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam. Năm 2010, trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đến dự và trao tặng Quân chủng Hải quân Huân chương Sao Vàng lần thứ 2 nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập Quân chủng (7/5/1955 - 7/5/2010).

Tại lễ kỷ niệm năm 2010, phát biểu với cán bộ chiến sĩ Hải quân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng căn dặn: "Để thực hiện tốt nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vẻ vang được Đảng, Nhà nước, Quân đội giao phó, trong thời gian tới cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên Quốc phòng trong Quân chủng cần tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn nữa vị trí chiến lược của biển, đảo nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Vai trò, chức năng nhiệm vụ của Hải quân nhân dân Việt Nam. Bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần cảnh giác cao, sẵn sàng chiến đấu, tỉnh táo và kiên quyết đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn "Diễn biến hoà bình" bạo loạn lật đổ, "Phi chính trị hóa quân đội" của các thế lực thù địch".

Quân chủng Hải quân tập trung xây dựng lực lượng, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, khả năng quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Huấn luyện bộ đội theo đúng phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”. Lấy chiến trường làm thao trường, lấy mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo làm mục tiêu huấn luyện. Tăng cường tổ chức lực lượng tuần tiễu, trinh sát, theo dõi nắm chắc tình hình mặt biển, các hoạt động xâm phạm chủ quyền, gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên biển, đảo, nhất là các vùng trọng điểm. Tỉnh táo, nhạy bén trước mọi diễn biến, kịp thời phát hiện những động thái mới, dự báo sớm các tình huống có thể xảy ra trên biển đảo, sử lý đúng đối sách, đúng đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước để giữ vững môi trường hoà bình, nhưng đồng thời phải kiên quyết bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.

Quyết tâm bảo vệ vững chắc biển, đảo Tổ quốc

Khắc ghi sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Trung tướng Nguyễn Văn Bổng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân cho rằng, lực lượng Hải quân đã và đang tiếp tục nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm chiến đấu, phát huy truyền thống đánh giặc của ông cha, vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam bằng cách đánh phù hợp, có hiệu quả với các loại vũ khí, khí tài trang bị hiện có để đánh thắng các cuộc tiến công từ hướng biển của kẻ thù. Xây dựng các lực lượng trong Quân chủng có thể tác chiến độc lập, liên tục dài ngày ở vùng biển gần cũng như vùng biển xa thắng lợi. Duy trì tốt hoạt động của vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có, sử dụng có hiệu quả các loại vũ khí mới đã và đang được trang bị. Chủ động nắm bắt các thành tựu khoa học - công nghệ mới để nghiên cứu cải tiến, sáng chế, phục vụ cho công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đạt hiệu quả thiết thực. Xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Năm 2013, trong chuyến công tác tại tỉnh Quảng Ninh, Tàu 266, Hải đội 4, Vùng 1 (nay Tàu 266 thuộc Hải đội 135, Lữ đoàn 170, Vùng 1) đã vinh dự tháp tùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đi khảo sát đặc khu kinh tế Vân Đồn. Trong khoảng thời gian ngắn, cán bộ, chiến sĩ đã điều động tàu theo tuyến đi: Cảng Quốc tế Hòn Gai - luồng Hòn Gai - Bánh Sữa - Soi Rừng - Hòn Gai - Đông Ma - luồng Cái Bầu - cảng Vân Đồn đúng kế hoạch, an toàn tuyệt đối...

Tiếp đó, năm 2016, trên cương vị là Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc với các đơn vị Hải quân đóng quân trong Căn cứ quân sự Cam Ranh. Tổng Bí thư đã làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân; thăm và động viên cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 189, Lữ đoàn Không quân Hải quân 954, Khu đô thị Căn cứ Cam Ranh và Cảng Quốc tế Cam Ranh; thăm Trường mầm non Trường Sa và gia đình cô Lê Hoài Thương, giáo viên Trường mầm non Trường Sa có chồng là sĩ quan đang công tác tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa…

Chú thích ảnh
Bút tích của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi sổ vàng truyền thống của Lữ đoàn 189 (ngày 5/5/2016). Ảnh: Cục Chính trị Hải quân cung cấp

Nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận và biểu dương những kết quả vượt bậc của Vùng và các đơn vị Hải quân trong Căn cứ Cam Ranh. Tổng Bí thư bày tỏ sự tin tưởng tuyệt đối vào bản lĩnh chính trị và tinh thần chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc của cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân. Tổng Bí thư nêu rõ: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa...; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước... Đây là nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cần nỗ lực phấn đấu, phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, lấy nội lực là nhân tố quyết định, trong đó xây dựng quân đội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và sức mạnh chiến đấu là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Mục tiêu chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, một quân đội cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng là quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân; quyết tâm chiến đấu và đánh thắng khi Tổ quốc cần. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chăm lo xây dựng Quân đội nói chung và Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng không ngừng trưởng thành, lớn mạnh và phát triển.

Lịch sử dân tộc ta luôn khẳng định dựng nước phải đi đôi với giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong xu thế hội nhập và phát triển, việc tăng cường sức mạnh quân sự, phù hợp với mỗi bước phát triển của kinh tế và yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đã và đang là một thực tế khách quan hiện nay và cũng là điều hết sức bình thường của mỗi quốc gia dân tộc.

Do đó, Hải quân nhân dân Việt Nam luôn thực hiện nghiêm túc lời di huấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng nền quốc phòng là “Hòa bình và tự vệ”.

“Chúng ta không bao giờ muốn có chiến tranh, chúng ta luôn mong muốn có hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Tuy nhiên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, trong điều kiện nền kinh tế cho phép chúng ta chủ trương tập trung xây dựng một số lực lượng chủ lực tiến thẳng lên hiện đại, trong đó có Quân chủng Hải quân. Đây là niềm vinh dự, tự hào và trách nhiệm to lớn mà Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tin tưởng, giao cho Hải quân”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khi đến thăm cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân khu vực Cam Ranh, Khánh Hòa năm 2016.

Chú thích ảnh
Hải quân Việt Nam có đủ 5 thành phần lực lượng chiến đấu là: Tàu mặt nước; Tàu ngầm; Không quân Hải quân; Pháo binh - Tên lửa bờ; Hải quân đánh bộ - Đặc công Hải quân và các lực lượng phục vụ bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự Hải quân. Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN

Theo Baotintuc.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Theo đại biểu Quốc hội, việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu vừa là giải pháp tình thế vừa có ý nghĩa chiến lược cho phát triển bền vững.
Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Về thông tin nhân sự ngày 24/12, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội.
Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn theo dõi, chỉ đạo xử lý một số kiến nghị của Cà Mau trong đó có việc mở rộng Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau.
Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế xử lý dứt điểm tình trạng hồ sơ bị chậm, đặc biệt là hồ sơ cấp đăng ký lưu hành thuốc, thiết bị y tế.
Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Đối với cơ quan, ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%)…
Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 23/12, đồng chí Phan Trọng Tấn được bầu là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ nhiệm kỳ 2020-2025.
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng nêu rõ, 2025 là năm tạo đà, tạo lực cho giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng ở mức 2 con số, ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong.
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển'.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Với quyết tâm cải cách, Bộ Công Thương đã chủ động cắt giảm hàng nghìn quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, chống lãng phí, tiết kiệm chính là góp phần vào tăng sức mạnh quốc gia.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan báo chí ngành Công Thương ngày 23/12/2024 Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương.
Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Theo Đại tá Nguyễn Hữu Sơn, cần nâng cao trách nhiệm từng cá nhân; xóa bỏ cơ chế “xin - cho” trong phân bổ và sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS Lê Hải Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nêu rõ, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tinh gọn bộ máy là nhằm quy tụ, tăng cường nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Công Thương sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động