Thứ sáu 18/04/2025 12:40

Bộ Công Thương: Yêu cầu có giá điện cho dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp trước ngày 31/3

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31/3/2023.

Ngày 20/3/2023, Bộ Công Thương đã có văn bản số 1553/BCT-ĐTĐL gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc thoả thuận giá điện với nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

Nội dung văn bản đã yêu cầu, EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư trên, để thống nhất giá điện trước ngày 31/3/2023 để sớm đưa các nhà máy vào vận hành, tránh gây lãng phí tài nguyên.

Bộ Công Thương yêu cầu EVN thỏa thuận giá với các nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp. Ảnh minh họa

Trước đó, ngày 09/01 năm 2023, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp khẩn trương phối hợp thỏa thuận, thống nhất giá phát điện đảm bảo không vượt quá khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành.

Ngày 7/1/2023, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 21/QĐ-BCT ban hành khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, theo đó, giá trần dự án điện mặt trời chuyển tiếp là 1.185-1.508 đồng một kWh và điện gió 1.587-1.816 đồng một kWh, tuỳ loại hình.

Tiếp theo ngày 02/3/2023, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản hướng dẫn EVN căn cứ theo quy định tại Luật Điện lực, các nội dung phù hợp với thực tế của nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp để thỏa thuận, thống nhất giá phát điện.

Theo phía EVN cho biết, trước đó đơn vị này đã gửi văn bản đề nghị 85 nhà đầu tư gửi hồ sơ chuẩn bị cho quá trình đàm phán giá, hợp đồng. Khi đủ điều kiện sẽ đàm phán theo hướng công bằng, minh bạch. Tuy nhiên đến ngày 20/3, chỉ có 1/85 chủ đầu tư gửi hồ sơ.

Ngày 20/3 vừa qua tại Hà Nội, Bộ Công Thương, EVN đã tổ chức Hội nghị với các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo với mục đích đối thoại, tháo gỡ khó khăn về đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện đối với các dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp. Tại Hội nghị này, các nhà đầu tư kiến nghị, EVN huy động điện với giá tạm tính 6,2 cent một kWh. Ngoài ra, cho phép dự án hoàn thành đầu tư xây dựng, chấp thuận nghiệm thu, được đóng điện và ghi nhận sản lượng.

Hiện có 84 dự án năng lượng tái tạo (công suất hơn 4.676 MW) bị chậm tiến độ vận hành thương mại so với kế hoạch.Trong đó, 34 dự án chuyển tiếp (28 dự án điện gió, 6 điện mặt trời) tổng công suất gần 2.091 MW đã hoàn thành thi công, thử nghiệm. Số dự án này không được hưởng giá điện ưu đãi cố định (giá FIT) trong 20 năm theo các quyết định trước đây.
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Giá điện

Tin cùng chuyên mục

EVNNPC: Đóng điện Trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang

Nhiệt điện Nghi Sơn ứng dụng nhiều công nghệ mới trong hiệu chỉnh Lò hơi - Tuabin

Sắp diễn ra diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng

Đầu tư năng lượng sạch tại Anh tăng tốc nhờ cải cách lưới điện

Chuyển đổi năng lượng: Ai dẫn dắt, ai hưởng lợi?

Lưới điện truyền tải không bị ảnh hưởng bởi cháy rừng tại Kim Bảng

Đức hướng tới kỷ lục mới về điện gió trong năm 2025

Thực hiện Nghị quyết 55 ở Vĩnh Phúc! Bài cuối: Từ tiết kiệm đến tái cấu trúc ngành công nghiệp

Những điểm mới của Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Tiết kiệm điện: Không phải ‘trend’ - là trách nhiệm!

Cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đến năm 2030 và 2050

Sản lượng điện sạch giảm, châu Âu đối mặt phát thải tăng

Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

PC Hải Phòng: Diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 2025

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55 - Bài 2: Chuyển đổi xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Mùa khô bất thường: NSMO chủ động ‘chạy trước’ nắng nóng

EVNCPC gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào