Bộ Công Thương và bước chuyển mình trong phục vụ người dân, doanh nghiệp

Cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công Thương đã chuyển mình trong việc vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhưng vẫn tạo điều kiện thông thoáng nhất cho doanh nghiệp.
Bộ Công Thương: Chuyển đổi tư duy xây dựng và thi hành pháp luật Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024 Báo Công Thương nêu kiến nghị nâng cao chất lượng thông tin

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế - xung quanh vấn đề này.

- Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về "bức tranh" chung trong công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thời gian qua?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục là một trong những nội dung trọng tâm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong năm 2024.

Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024
Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024

Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định việc thực hiện liên thông điện tử đối với 02 nhóm thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực tư pháp, cư trú, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội; quyết nghị việc triển khai thí điểm mô hình trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại 5 địa phương (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh và Bắc Ninh) từ tháng 9/2024 đến tháng 11/2025 để tổng kết, nhân rộng. Từ đó, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2024; chỉ đạo đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức có hiệu quả hoạt động bộ phận một cửa các cấp và cung cấp 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử từ ngày 1/7/2024.

Bên cạnh đó, đã phê duyệt Danh mục nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông ưu tiên tái cấu trúc quy trình để tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và phương án đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến phiếu lý lịch tư pháp.

Không chỉ năm 2024, có thể thấy, trong mấy năm gần đây, với trào lưu số hóa nền kinh tế, công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục là một trong những nội dung trọng tâm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ những giấy tờ không cần thiết, từ đó tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận các chính sách trở thành phong trào mà các bộ, ngành, đơn vị trong quá trình quản lý nhà nước đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh triển khai thực hiện.

Cùng với "chiến dịch" tinh gọn bộ máy quản lý, thì rõ ràng, chúng ta cũng sẽ có một ‘chiến dịch’ xem xét, xóc lại toàn bộ thủ tục hành chính liên quan đến hầu như tất cả các lĩnh vực, vấn đề.

Bởi sau khi sáp nhập các Bộ, ban, ngành, các thủ tục về trình báo, quy trình thực hiện báo cáo cũng sẽ có thay đổi. Việc sắp xếp lại, tối giản hóa các giấy tờ không cần thiết là việc cần phải làm.

Tất nhiên, việc quản lý yêu cầu cần phải chặt chẽ, thế nhưng vấn đề đặt ra là không cần nhiều giấy tờ, thủ tục mà vẫn “chặt”, nhất là trong thời đại số như hiện nay. Đây cũng là một trong những mục tiêu mà Chính phủ và các Bộ, ban, ngành cần phải thực hiện trong năm 2025 để nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả của nền kinh tế.

- Văn phòng Chính phủ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính năm 2024. Trong đó, đối với ngành Công Thương có một điểm rất sáng, đó là với 83,15 điểm, tăng 6,6% so với năm 2023, Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024. Ông nhìn nhận như thế nào về việc này?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Những năm gần đây, Bộ Công Thương đã có bước chuyển mình trong cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý, cũng như trong các hoạt động đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng vừa đáp ứng các yêu cầu về quản lý nhà nước nhưng vẫn tạo điều kiện thông thoáng nhất để các doanh nghiệp có thể phát huy được sức mạnh cũng như hiệu quả của mình.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh. Ảnh: N.H

Đáng chú ý, trong khoảng một, hai năm trở lại đây, công tác này lại càng được đẩy mạnh và hoạt động của các cơ quan chức năng trong Bộ cũng được đổi mới và có bước chuyển mình một cách đáng kể.

Có thể thấy, Bộ Công Thương là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế. Bộ Công Thương cũng là cơ quan quản lý giám sát các hoạt động từ giá cả thị trường cho đến đầu ra, đầu vào của hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là những lĩnh vực không dễ.

Do đó, việc đơn giản hóa các thủ tục, cùng với việc phân công, phân nhiệm rõ ràng, thực hiện các quy trình, cơ chế quản lý phù hợp đang là điều mà được các doanh nghiệp và người dân đánh giá cao đối với hành động của Bộ Công Thương trong thời gian vừa qua.

- Để duy trì vị trí Top đầu các Bộ về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp, ông có khuyến nghị gì với Bộ, thưa ông?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Chúng tôi cho rằng, để tăng cường hơn nữa hiệu quả của Bộ Công Thương, việc đẩy mạnh số hóa và kết nối liên thông cũng như xây dựng được kho dữ liệu lớn, đáp ứng được các yêu cầu về quản lý cũng như thực hiện các chức trách nhiệm vụ, để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin dễ dàng, có thể lập được các kế hoạch sản xuất, kinh doanh cũng như thực hiện các quy trình hoạt động phù hợp với pháp luật nhưng phải vừa đơn giản, vừa thuận tiện là một trong những đòi hỏi mà Bộ Công Thương cần phải đẩy mạnh hơn nữa.

Thực ra, trong thời gian vừa qua, việc số hóa này cũng đã được Bộ Công Thương thực hiện tương đối tốt, tương đối mạnh, nhưng có lẽ vẫn còn những việc cần phải làm. Vì vậy, làm sao các quy trình, thủ tục hành chính, các giấy tờ, hồ sơ được số hóa, thậm chí cả đơn đăng ký xin phép… cũng có thể thực hiện số hóa.

Việc này giúp thuận tiện, đơn giản, tiết kiệm được nhiều công sức cho cấp đơn vị quản lý mà ở đây là Bộ Công Thương và cho cả doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, sẽ đảm bảo được tính công khai minh bạch.

Đây cũng là điều mà chúng tôi cho rằng, trong năm 2025, để Bộ Công Thương tiếp tục duy trì là đơn vị dẫn đầu về Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp, việc số hóa các hoạt động, quy trình, hồ sơ, tài liệu của Bộ cần phải được thực hiện mạnh mẽ hơn trong các lĩnh vực, ngành nghề và các đơn vị thuộc Bộ.

- Việc đơn giản hóa, hay tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cần phải làm như ông vừa chia sẻ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại, điều này sẽ tạo ra những kẽ hở cho những vi phạm, nhất là trong những lĩnh vực quản lý sâu, rộng và khó như của Bộ Công Thương. Ông bình luận gì về việc này?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Tôi cho rằng, điều này chưa chắc đã đúng. Bởi vấn đề quan trọng ở đây là số hóa phải đi kèm theo với việc kiểm tra, giám sát, cũng như các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Trên thực tế, số hóa giúp tính công khai, minh bạch rất rõ.

Lo lắng nguy cơ rủi ro là có, tuy nhiên, với việc số hóa sẽ giúp giảm thiểu khối lượng công việc bình thường. Khi đó, cán bộ quản lý cấp dưới sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và họ có thể đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát. Ngoài kiểm tra, giám sát qua các số liệu, chứng từ, giấy tờ thông qua các hồ sơ trực tuyến, cán bộ quản lý còn có thể kiểm tra, giám sát cả thực tế.

Chúng ta cần phải mạnh dạn triển khai cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhưng cũng cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro. Hai việc này phải song hành với nhau và sẽ hỗ trợ cho nhau.

Chỉ có như vậy, mới đảm bảo việc thực thi cũng như hiệu quả công việc của các Bộ, ngành và doanh nghiệp. Điều này cũng đáp ứng được yêu cầu về việc kiểm tra, giám sát chung mà nhà nước đề ra, cũng như kiểm tra lại quy trình thực hiện để nếu có những vướng mắc, Bộ có thể xem xét thay đổi, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Xin cảm ơn ông!

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết định số 3658/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2025 gồm 7 nội dung: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính.

Theo Quyết định này, nội dung cải cách thể chế gồm các nhiệm vụ như: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ quản lý nhà nước ngành Công Thương; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật...

Nội dung cải cách thủ tục hành chính, bao gồm: Kiểm soát thủ tục hành chính; rà soát thủ tục hành chính/rà soát thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến...

Cải cách hành chính công sẽ tập trung thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập thuộc bộ; xây dựng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức làm công tác tài chính, kế toán...

Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, bao gồm: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường công tác truyền thông về cải cách hành chính; tăng cường công tác cải cách hành chính của bộ và các đơn vị thuộc bộ.

Quyết định Ban hành Kế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2025 có hiệu lực từ ngày 30/12/2024.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kiểm tra hàng hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tạm dừng xây dựng công sở để sắp xếp bộ máy: Các địa phương không nên quá cứng nhắc

Tạm dừng xây dựng công sở để sắp xếp bộ máy: Các địa phương không nên quá cứng nhắc

Việc tạm dừng dự án xây mới, sửa chữa công sở để sắp xếp bộ máy là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên các dự án đã cơ bản hoàn thành thì không nên tạm dừng.
Sáp nhập tỉnh, thành: Không mất đi mà cùng lớn mạnh!

Sáp nhập tỉnh, thành: Không mất đi mà cùng lớn mạnh!

Việc sáp nhập tỉnh, thành dù được cấp có thẩm quyền nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc thận trọng, được đại đa số nhân dân đồng thuận nhưng vẫn còn những tâm tư...
Sáp nhập tỉnh: Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn

Sáp nhập tỉnh: Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng chính quyền cấp xã là rất cần thiết. Việc này cũng là để phục vụ nhân dân và cái mới sẽ chắc chắn sẽ tốt hơn cái cũ...
Sáp nhập tỉnh: Chủ trương của

Sáp nhập tỉnh: Chủ trương của 'ý Đảng, lòng dân'

Chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã là cuộc cách mạnh tinh gọn bộ máy cần thiết, được nhân dân ủng hộ.
Cấp giấy phép hành nghề livestream,

Cấp giấy phép hành nghề livestream, 'phong sát' KOLs quảng cáo sai sự thật

Việc cấp phép hành nghề cho KOLs nhằm kiểm soát trách nhiệm, hạn chế quảng cáo sai sự thật, bảo vệ người tiêu dùng và tạo môi trường quảng bá minh bạch...

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Bùi Hoài Sơn: Tên gọi sau sáp nhập tỉnh sẽ là biểu tượng mới của sự đoàn kết

Đại biểu Bùi Hoài Sơn: Tên gọi sau sáp nhập tỉnh sẽ là biểu tượng mới của sự đoàn kết

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, tên mới sau sáp nhập tỉnh có thể trở thành một động lực thúc đẩy sự đoàn kết, tạo cảm hứng cho người dân hướng tới tương lai.
Sáp nhập tỉnh: Không nên ghép tên một cách cơ học

Sáp nhập tỉnh: Không nên ghép tên một cách cơ học

Chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã nhận được nhiều đồng thuận cũng như ý kiến đóng góp về việc này.
Xuất nhập khẩu: Điểm sáng khối doanh nghiệp trong nước

Xuất nhập khẩu: Điểm sáng khối doanh nghiệp trong nước

Một trong những điểm sáng của hoạt động xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2025 là khối doanh nghiệp trong nước vẫn duy trì được thị phần và tốc độ tăng trưởng.
Dồn lực tăng trưởng: Cần cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân

Dồn lực tăng trưởng: Cần cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân

Cùng với đầu tư công, đầu tư tư nhân sẽ là yếu tố đẩy "bánh xe" kinh tế đi lên. Do đó, cần thêm cơ chế khuyến khích trong lĩnh vực này.
Xu hướng giá gạo xuất khẩu tăng chưa chắc chắn

Xu hướng giá gạo xuất khẩu tăng chưa chắc chắn

Thông tin giá gạo xuất khẩu nhích tăng trở lại đem lại niềm vui cho cả người trồng lúa và doanh nghiệp. Tuy nhiên, đà tăng này chưa chắc chắn.
Nghị định số 40/2025/NĐ-CP: Bước ngoặt trong cải cách bộ máy Bộ Công Thương

Nghị định số 40/2025/NĐ-CP: Bước ngoặt trong cải cách bộ máy Bộ Công Thương

Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, là bước ngoặt trong cải cách bộ máy Bộ Công Thương.
Lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm ‘thước đo’ thành công của Bộ Công Thương

Lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm ‘thước đo’ thành công của Bộ Công Thương

Chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp chính là thước đo hiệu quả nhất cho chất lượng hoạt động của Bộ Công Thương.
Vận hành bộ máy tinh gọn: Dấu mốc để Bộ Công Thương phát huy vai trò tiên phong

Vận hành bộ máy tinh gọn: Dấu mốc để Bộ Công Thương phát huy vai trò tiên phong

Vận hành bộ máy tinh gọn, theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn sẽ giúp Bộ Công Thương hoạt động hiệu quả hơn và phát huy vai trò tiên phong trong tăng trưởng hai con số.
Thông tư 29 liệu có giúp thầy và trò ‘đàng
hoàng

Thông tư 29 liệu có giúp thầy và trò ‘đàng hoàng' dạy thêm, học thêm?

Thông tư 29, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm ra đời liệu có đáp ứng mong mỏi được dạy thêm một cách đàng hoàng của nhiều giáo viên?
Khánh Hòa: Đột phá trong đánh giá cán bộ bằng chấm KPI

Khánh Hòa: Đột phá trong đánh giá cán bộ bằng chấm KPI

Khánh Hòa xây dựng đề án vị trí việc làm và bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác (KPI) đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Áp thuế lãi tiền gửi: Sẽ thành

Áp thuế lãi tiền gửi: Sẽ thành 'thảm họa' với ngân hàng

Trong bối cảnh hiện nay, việc đánh thuế thu nhập cá nhân vào lãi tiền gửi ngân hàng dễ dẫn đến nguy cơ “lợi bất cập hại”, tạo khủng hoảng với các ngân hàng.
Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá cho bà con mà còn là nơi kể lại câu chuyện văn hoá, phát triển du lịch.
Đánh thuế lãi từ tiền gửi tiết kiệm là không phù hợp

Đánh thuế lãi từ tiền gửi tiết kiệm là không phù hợp

Lãi từ tiền gửi tiết kiệm là nguồn thu nhập quan trọng của người dân. Việc đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là không ‘bõ’ và không đáng.
Chặng đường thần tốc mang tính lịch sử khởi động lại điện hạt nhân

Chặng đường thần tốc mang tính lịch sử khởi động lại điện hạt nhân

Với 459/460 đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết cơ chế đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sáng 19/2.
Nghị quyết 57 mở đường cho kỷ nguyên mới của đất nước

Nghị quyết 57 mở đường cho kỷ nguyên mới của đất nước

Nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 57 của trung ương, một Nghị quyết của Quốc hội đang được xem xét, thông qua được cho sẽ mở đường cho kỷ nguyên mới của đất nước.
Hoa Kỳ tăng thuế với hàng nhập khẩu, doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì?

Hoa Kỳ tăng thuế với hàng nhập khẩu, doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì?

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và việc quốc gia này có thể áp thuế mới lên hàng nhập khẩu gây lo ngại ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu.
Tăng trưởng kinh tế cần tạo sự cạnh tranh lẫn nhau

Tăng trưởng kinh tế cần tạo sự cạnh tranh lẫn nhau

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, mục tiêu tăng trưởng kinh tế càng cao thì giải pháp phải đủ lớn, đặc biệt giải pháp là hành động chứ không chỉ trong nghị quyết.
Việt Nam - Thuỵ Điển: Nhiều không gian hợp tác kinh tế

Việt Nam - Thuỵ Điển: Nhiều không gian hợp tác kinh tế

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Johan Ndisi lạc quan về hợp tác kinh tế Việt Nam - Thuỵ Điển năm 2025 khi có nhiều không gian cho sự phát triển kinh tế, đầu tư.
Xuất khẩu sang thị trường EU: Tập trung vào sản phẩm chế biến sâu, khác biệt

Xuất khẩu sang thị trường EU: Tập trung vào sản phẩm chế biến sâu, khác biệt

Hiệp định EVFTA được đánh giá là cầu nối để hàng Việt sang thị trường EU. Doanh nghiệp cần cải thiện năng lực tiếp cận thông tin để khai thác thị trường này.
Tết là gắn kết và khởi đầu những điều tốt đẹp

Tết là gắn kết và khởi đầu những điều tốt đẹp

Với sự cởi mở và yêu thương, Tết cổ truyền là nơi mọi áp lực tan biến, và chỉ còn lại niềm vui, sự gắn kết và khởi đầu cho những điều tốt đẹp.
Mobile VerionPhiên bản di động