Bộ Công Thương ủng hộ dự án Tổ hợp sản xuất vải của Tập đoàn Syre

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, với những tiêu chí Tập đoàn Syre đưa ra, Bộ Công Thương ủng hộ dự án Tổ hợp sản xuất vải công nghệ cao.
Bộ Công Thương làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao Chùm ảnh: Bộ Công Thương làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án sản xuất vải công nghệ cao

Chiều 19/2, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao của Tập đoàn Syre (Thụy Điển).

Tham dự buổi làm việc còn có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, lãnh đạo các cục, vụ chức năng thuộc Bộ. Về phía tỉnh Bình Định có ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; ông Johan Ndisi, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam cùng lãnh đạo Tập đoàn Syre và một số đơn vị có liên quan…

Bộ Công Thương
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao của Tập đoàn Syre. Ảnh: Cấn Dũng

Đáp ứng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường

Tập đoàn Syre là Công ty con của Tập đoàn H&M và Công ty đầu tư công nghệ Vargas, hoạt động chính trong lĩnh vực tái chế rác thải phế liệu dệt may. Trọng tâm của doanh nghiệp là tái chế chất thải Polyester thành nguyên liệu mới cho ngành may mặc, ô tô và nội thất.

Hiện nay, Tập đoàn Syre có nhu cầu đầu tư dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao tại Khu công nghiệp Nhơn Hội A, Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định với công suất 250.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư 700 triệu - 1 tỷ USD.

Bộ Công Thương
Ông Tim King, Giám đốc vận hành cấp cao Tập đoàn Syre báo cáo dự án. Ảnh: Cấn Dũng

Tại buổi làm việc, ông Tim King- Giám đốc vận hành cấp cao Tập đoàn Syre cho biết, Tập đoàn mong muốn đầu tư dự án nhà máy tổ hợp sản xuất tái chế sợi polyester tại tỉnh Bình Định. Tập đoàn cam kết ứng dụng công nghệ hiện đại đối với dự án sản xuất tái chế sợi polyester, đáp ứng tiêu chuẩn hàng đầu của thế giới về bảo vệ môi trường và tuân thủ quy định bảo vệ môi trường của Việt Nam. Đồng thời Tập đoàn đề xuất được hỗ trợ về cơ chế, chính sách liên quan đến việc triển khai dự án tái chế rác thải dệt may, hướng dẫn về thủ tục nhập khẩu nguyên liệu tái chế và đánh giá tác động môi trường, hỗ trợ kết nối với các cơ quan chuyên môn để đảm bảo dự án được triển khai thuận lợi.

Cụ thể, về phía Tập đoàn luôn ưu tiên thu gom nguồn nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, việc thu gom quần áo đã qua sử dụng tại Việt Nam vẫn chưa có cơ chế triển khai rõ ràng dù đang ngày càng được quan tâm. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc thu mua, phân loại và xử lý nguyên liệu để đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất của dự án. “Do đó đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ xây dựng cơ chế và hướng dẫn cụ thể về thu gom, phân loại, xử lý quần áo đã qua sử dụng trong nước để đảm bảo nguồn nguyên liệu tái chế phục vụ sản xuất”- đại diện lãnh đạo Tập đoàn Syre đề xuất.

Bộ Công Thương ủng hộ dự án Tổ hợp sản xuất vải
Đại diện UBND tỉnh Bình Định, Đại sứ quán Thụy Điển và Tập đoàn Syre tại buổi làm việc. Ảnh: Cấn Dũng

Trước đề xuất trên, về cơ bản Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ủng hộ chủ trương đầu tư của Tập đoàn SYRE nhằm tăng cường phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đối với lĩnh vực dệt may trong khuôn khổ, quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, về nguyên liệu đầu vào theo đề xuất của Công ty: Đối với quần áo, vải đã qua sử dụng (mã HS 6309) đây là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 08/2023/TT-BCT ngày 31/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương
Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định. Ảnh: Cấn Dũng

Đối với vải vụn (mã HS 6310) đây cũng là phế liệu trong quá trình sản xuất. Việc nhập khẩu thực hiện theo Quyết định số 13/2023/QĐ-TTg ngày 22/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Vì vậy, Cục Xuất nhập khẩu đề nghị UBND tỉnh Bình Định tham khảo ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phạm Anh Tuấn- Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhấn mạnh, dự án của Tập đoàn Syre có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghiệp dệt may tuần hoàn toàn cầu, tạo nhiều việc làm và đóng góp vào nền kinh tế xanh. Vì vậy, UBND tỉnh Bình Định kính đề nghị Bộ Công Thương xem xét, hỗ trợ và có hướng dẫn chi tiết và hỗ trợ thủ tục nhập khẩu vải vụn từ quá trình sản xuất theo quy định hiện hành, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho dự án.

Bộ Công Thương
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài. Ảnh: Cấn Dũng

Liên quan đến nội dung này, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài cho biết, Bộ Công Thương ủng hộ việc dầu tư dự án, quan điểm của Chính phủ Việt Nam là tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư phát triển kinh doanh bền vững. “Về nguyên tắc chúng tôi ủng hộ dự án, nhưng sau đó để có cơ sở báo cáo Chính phủ ban hành Nghị quyết. Theo quy định phải cần Nghị quyết đặc biệt cho dự án này, sau khi có Nghị quyết Bộ Công Thương sẽ sửa Thông tư số 08/2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Vì đây là đặc thù và là thí điểm phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với nguyên vật liệu đã qua sử dụng. Theo đó, Bộ sẽ có thông báo, và kết luận cụ thể về buổi làm việc hôm nay”- Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nêu cụ thể.

Bộ Công Thương ủng hộ dự án

Sau khi nghe phát biểu của đại diện Tập đoàn Syre, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Liên minh châu Âu (EU) trong đó có Thụy Điển là đối tác kinh tế thương mại quan trọng của Việt Nam. Trong nhiều năm qua, từ khi hai bên ký Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư, làn sóng đầu tư cũng như quan hệ kinh tế thương mại tăng lên rất nhanh sau mỗi năm. Có thể nói, EU có tất cả những thứ Việt Nam cần và Việt Nam đáp ứng tất cả những thứ EU cần, trong đó có Thụy Điển, vì thế, hai bên cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước lên một tầm cao mới, trong đó có những đề xuất cụ thể liên quan đến dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao.

Bộ Công Thương
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Cấn Dũng

Bộ trưởng cho biết, hiện nay, Việt Nam được xem là công xưởng của thế giới với kim ngạch thương mại hàng năm tăng 15-17%, quy mô thương mại gần 800 tỷ USD, liên tục trong những năm qua, Việt Nam đứng thứ 18 trong số các quốc gia có quy mô thương mại lớn trên thế giới. Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 7% trong năm 2025, dự kiến đạt 8% trong năm 2025 và phấn đấu đạt từ 10% trở lên trong những năm tiếp theo dựa vào ba động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu.

Bộ trưởng nhấn mạnh, để đạt được tốc độ tăng trưởng đã đặt ra, Việt Nam vừa phải làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, vừa phải thúc đẩy tạo ra những động lực mới như: Ứng dụng khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn và kinh tế chia sẻ.

Theo Bộ trưởng, những đề xuất của Tập đoàn Syre đưa ra đều đáp ứng được động lực tăng trưởng truyền thống và động lực tăng trưởng mới là đầu tư và chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, vì thế Bộ Công Thương hoàn toàn ủng hộ dự án này.

Bộ Công Thương
Cùng tham dự buổi làm việc của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên với UBND tỉnh Bình Định, về phía Bộ Công Thương có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ có liên quan. Ảnh: Cấn Dũng

Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý, việc nhập khẩu tái chế vấn đề môi trường là quan trọng nhất, vì thế, Việt Nam rất quan tâm về những công nghệ mà Tập đoàn Syre áp dụng, trong quá trình sản xuất và các công đoạn tẩy, nhuộm, hấp, hoàn thiện sản phẩm, các công nghệ này cần bảo đảm sạch, an toàn cho môi trường, đáp ứng về việc xử lý nước thải và rác thải của dự án. Bên cạnh đó, việc lan tỏa tới các doanh nghiệp trong nước để tạo thành chuỗi khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ có thể nội địa hóa hoặc kết nối các doanh nghiệp trong nước để cùng thực hiện mục tiêu của dự án. Đặc biệt, dự án cần chứng minh được hiệu quả về kinh tế xã hội đối với Việt Nam.

Khi có câu trả lời cho những vấn đề đã được nêu trên thì sẽ tìm được cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải trong quá trình triển khai dự án. Nếu Tập đoàn Syre chứng minh được sự vượt trội của dự án về công nghệ sản xuất, khả năng đóng góp về kinh tế xã hội cho Việt Nam cũng như khả năng tạo thành chuỗi sản xuất khép kín trong nước thì Bộ Công Thương sẵn sàng tham mưu cấp có thẩm quyền để có cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Tập đoàn Syre thành lập năm 2023 và đang hướng tới chuyển đổi chuỗi giá trị từ hệ thống tuyến tính sang hệ thống tuần hoàn bằng cách sử dụng chất thải dệt để tạo ra các sản phẩm polyester tuần hoàn chất lượng cao.
Việt Anh - Thanh Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia đang nổi lên như một cầu nối chiến lược giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Á và châu Âu, từ đó thúc đẩy thương mại song phương…
Bỉ ‘tiếp sức’ để Việt Nam trở thành trung tâm năng lượng

Bỉ ‘tiếp sức’ để Việt Nam trở thành trung tâm năng lượng

Doanh nghiệp Bỉ sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, góp phần đưa Việt Nam phát triển thành trung tâm năng lượng hàng đầu khu vực.
Việt Nam - Bỉ trao đổi Biên bản ghi nhớ xúc tiến thương mại

Việt Nam - Bỉ trao đổi Biên bản ghi nhớ xúc tiến thương mại

Việc trao đổi Biên bản ghi nhớ giữa cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam - Bỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng cơ chế hợp tác bền vững.
Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.
Việt Nam - Belarus: Mở cửa thị trường cho hàng nông, thủy sản

Việt Nam - Belarus: Mở cửa thị trường cho hàng nông, thủy sản

Tại Khóa họp lần thứ 16 UBLCP Việt Nam - Belarus về hợp tác kinh tế - thương mại, hai nhà lãnh đạo thống nhất mở cửa thị trường cho nông, thủy sản của hai nước.

Tin cùng chuyên mục

Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể nhiệm kỳ 2022-2025 đã chung sức, đồng lòng, đoàn kết, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ với nhiều dấu ấn.
Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Chiều 31/3, tại Hà Nội, Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Brazil tăng cường hợp tác về công nghiệp và năng lượng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Brazil tăng cường hợp tác về công nghiệp và năng lượng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ, nên cơ hội hợp tác với Brazil trong lĩnh vực này là rất lớn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những việc cần làm ngay của dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những việc cần làm ngay của dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Tại cuộc họp giao ban về dự án đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra nhiều chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho dự án.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 10 giải pháp giúp Bắc Giang bứt phá

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 10 giải pháp giúp Bắc Giang bứt phá

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội và nêu những giải pháp giúp Bắc Giang tiếp tục tăng trưởng thời gian tới.
Việt Nam - Peru: Tận dụng CPTPP để tăng tốc xuất khẩu

Việt Nam - Peru: Tận dụng CPTPP để tăng tốc xuất khẩu

Sáng 27/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã chủ trì Phiên họp toàn thể Kỳ họp lần III Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Peru.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Lọc hóa dầu Bình Sơn phải đa dạng sản phẩm, đầu tư công nghệ

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Lọc hóa dầu Bình Sơn phải đa dạng sản phẩm, đầu tư công nghệ

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đề nghị Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được; đa dạng sản phẩm và đầu tư đổi mới công nghệ.
Việt Nam - Singapore hợp tác thương mại điện xuyên biên giới

Việt Nam - Singapore hợp tác thương mại điện xuyên biên giới

Ngày 26/3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương hai nước Việt Nam-Singapore trao Ý định thư tăng cường hợp tác thương mại điện xuyên biên giới, hướng tới lưới điện ASEAN.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc tại Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc tại Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa làm việc với Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn để lắng nghe, tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp.
Hợp tác công nghiệp, công nghệ cao giữa Việt Nam - Nga còn nhiều dư địa

Hợp tác công nghiệp, công nghệ cao giữa Việt Nam - Nga còn nhiều dư địa

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã trao đổi với Người đứng đầu Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga về giải pháp thúc đẩy hợp tác công nghiệp, công nghệ cao.
Bộ Công Thương công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ

Bộ Công Thương công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ

Chiều ngày 19/3, tại Hội nghị giao ban Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trao các quyết định về công tác cán bộ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 7 giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Hungary

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 7 giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Hungary

Ngày 19/3, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary nhằm trao đổi giải pháp thúc đẩy hợp tác hai bên
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng kiến nghị loạt giải pháp với An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với  Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Chiều 18/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị giải pháp đảm bảo nguồn điện bền vững

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị giải pháp đảm bảo nguồn điện bền vững

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất phát triển năng lượng tái tạo, hoàn thiện hạ tầng truyền tải, đảm bảo điện ổn định cho trung tâm dữ liệu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quản lý thị trường cần thích ứng nhanh với phương án làm việc mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quản lý thị trường cần thích ứng nhanh với phương án làm việc mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, quản lý thị trường chỉ thay đổi mô hình, nhiệm vụ không thay đổi, do vậy, cần thích ứng, sẵn sàng phương án làm việc mới.
Lễ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về các địa phương

Lễ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về các địa phương

Chiều 17/3, Bộ Công Thương tổ chức Lễ chuyển giao Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố về địa phương, lập Chi Cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết nhiều dự án tỷ USD

Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết nhiều dự án tỷ USD

Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, hợp đồng mua sắm giữa doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ.
Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 14/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 14/3

Ngày 14/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chùm ảnh: Việt Nam - Hoa Kỳ ký nhiều thỏa thuận hợp tác về kinh tế, thương mại

Chùm ảnh: Việt Nam - Hoa Kỳ ký nhiều thỏa thuận hợp tác về kinh tế, thương mại

Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, hợp đồng mua sắm giữa doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ.
Mobile VerionPhiên bản di động