Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương về Chiến lược bảo vệ tổ quốc

Ngày 24/3/2023, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.
Tổng kết thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Dự hội nghị của Bộ Công Thương có đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thành viên Ban chỉ đạo Trung ương; đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương cùng các đồng chí trong Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ, các đồng chí trong Tổ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương.

Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương về Chiến lược bảo vệ tổ quốc
Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương về Chiến lược bảo vệ tổ quốc
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu chỉ đạo
Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương về Chiến lược bảo vệ tổ quốc
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Hội nghị

Nhìn lại 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, 10 năm qua, tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo; xung đột địa chính trị và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt. Các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống đang đặt ra nhiều thách thức trong công tác bảo đảm an ninh của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, bởi nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới, đặc biệt là việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới vừa tạo ra nhiều thời cơ, thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức đan xen.

Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương về Chiến lược bảo vệ tổ quốc
Đồng chí Trần Quốc Khánh, Phó Bi thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương trình bày báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI
Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương về Chiến lược bảo vệ tổ quốc
Các đại biểu dự Hội nghị

Bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, kịp thời, quyết liệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; ngành Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và đạt được nhiều kết quả tịch cực, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương về Chiến lược bảo vệ tổ quốc
Đồng chí Phan Văn Bản, Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ Bộ Công Thương tham luận
Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương về Chiến lược bảo vệ tổ quốc
Đồng chí Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Công Thương trình bày tham luận
Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương về Chiến lược bảo vệ tổ quốc
Đồng chí Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ đọc tham luận

Trong các tham luận tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận, làm sâu sắc hơn những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế thời gian tới, từ đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi, toàn diện Nghị quyết của Trung ương Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao những kết quả đạt được của Bộ Công Thương trong triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI 10 năm qua. Đồng chí Trần Tuấn Anh cho rằng, ngành Công Thương đã phát huy vai trò, vị trí đầu tàu, chủ chốt đối với nền kinh tế, đi đầu trong công tác hội nhập quốc tế và công nghiệp hóa, hiện hại hóa đất nước, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tích cực tham gia xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng tự chủ, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, ngày càng hiện đại.

Trước bối cảnh mới đặt ra những yêu cầu mới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước nói chung và đối với từng địa phương, đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị Bộ Công Thương thực hiện một số nhóm nhiệm vụ và giải pháp trong giai đoạn tới. Trong đó, nhấn mạnh việc quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị gắn với tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Đồng chí Trần Tuấn Anh bày tỏ tin tưởng, với những thành quả quan trọng đạt được trong 10 năm qua, truyền thống đoàn kết, khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên toàn Ngành, trong giai đoạn phát triển mới, toàn ngành Công Thương sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, đẩy mạnh phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi các chương trình, kế hoạch đã đề ra, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp thu và kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Cùng với cả nước, ngành Công Thương dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, mà thường xuyên, trực tiếp là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đã chủ động, sáng tạo triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao và đạt được những kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hôi, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn những vấn đề đặt ra cho Ngành cần tập trung giải quyết. Vì vậy, việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương là điều kiện để đánh giá khách quan, toàn diện về tình hình thế giới, khu vực, trong nước 10 năm qua, những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm của Ngành trong thực hiện Nghị quyết.

Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi và toàn diện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ đề nghị các cấp ủy, lãnh đạo các tổ chức đảng, đoàn thể, đơn vị trong toàn Ngành quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra trong đó, chú trọng thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.

Trước hết là tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, giúp cho cán bộ, đảng viên và công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa về hai nhiệm vụ chiến lược “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể vững mạnh; tăng cường, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, đơn vị; nâng cao tính tiên phong, gương mẫu và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Đồng thời, nắm chắc và vận dụng linh hoạt chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về “kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng - an ninh, đối ngoại”; về “đối tác - đối tượng”, “thời cơ - nguy cơ”, “hội nhập quốc tế và bảo đảm độc lập, tự chủ” trong quá trình triển khai thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế, tham mưu xây dựng các cơ chế chính sách phát triển Ngành, bảo đảm đồng bộ, chặt chẽ.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật phát triển công nghiệp và cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, quan trọng, góp phần nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Cùng với đó, chủ động tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Chú trọng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại theo chiều sâu, nhất là quan hệ kinh tế với các đối tác lớn và có tiềm năng nhằm tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế, thương mại trong nước; đồng thời, tiếp tục tham mưu triển khai đàm phán, ký kết các liên kết kinh tế mới, các cơ chế hợp tác song phương và đa phương với các nước, các khu vực còn tiềm năng gắn với lợi ích quốc gia - dân tộc.

Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương về Chiến lược bảo vệ tổ quốc
Các đại biểu dự Hội nghị

Sau Hội nghị này, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chuyên môn nghiên cứu, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và các góp ý của các đại biểu tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi, toàn diện Nghị quyết của Trung ương Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Quang Lộc - Cấn Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng Đảng - Phát triển kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác thông tin, tuyên truyền của Tổng cục Quản lý thị trường luôn bám sát sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương.
Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Trong một clip 1 phút 48 giây được đăng tải trên mạng xã hội TikTok, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng, mục tiêu của ông ta là 'phụng sự lợi ích của quốc gia'.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cứ mỗi dịp Việt Nam có các ngày kỷ niệm lớn, mạng xã hội như Facebook, YouTube rồi TikTok lại xuất hiện những tài khoản “dự đoán, phân tích” về nhân sự A, B.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Những hành động xuyên tạc các chủ trương điều hành kinh tế, trong đó có quản lý giá xăng dầu luôn nằm trong tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch.
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xem là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ngành Công Thương luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Những thành tựu trong gần 40 năm đổi mới là minh chứng, luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đột phá cơ bản về lý luận và được minh chứng tính đúng đắn bằng thành tựu đổi mới...
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định 32/2024/NĐ-CP do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đã đưa ra nhiều điểm mới, tạo không gian thoáng hơn cho cụm công nghiệp phát triển.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban quý 2/2024.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Đảng, là đơn vị trực tiếp quản lý, Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh, ban hành chính sách cho phát triển cụm công nghiệp.
Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả trong thời gian qua.
Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Từ Nghị quyết của Đảng đến sự quyết liệt triển khai trong thực tế, cụm công nghiệp đã và đang góp sức vào công cuộc công nghiệp hóa nông thôn.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Việt Nam từng có tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới, để duy trì kỳ tích này, chìa khóa cần nắm chắc là tăng năng suất lao động.
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Bài 1: Năng suất lao động của Việt Nam đứng ở đâu?

Bài 1: Năng suất lao động của Việt Nam đứng ở đâu?

Nâng cao năng suất lao động là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động