Chủ nhật 20/04/2025 03:44

Bộ Công Thương tổ chức họp Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi)

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi) nhóm 1 đã tổ chức họp nhằm rà soát, đánh giá, thảo luận các ý kiến về dự thảo Luật đang lấy ý kiến.

Cuộc họp theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Trần Việt Hoà chủ trì với sự tham dự của các thành viên tổ biên tập.

Như đã thông tin, qua quá trình tổng kết gần 20 năm thi hành Luật Điện lực cho thấy còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng, đặc biệt là mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tăng cường phân công, phân cấp, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về điện lực. Đồng thời, giải quyết một số vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Điện lực hiện đang thiếu cơ sở pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ nghiên cứu, tổng kết thi hành và đề xuất xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) để thể chế hóa đầy đủ các nội dung của Nghị quyết số 55-NQ/TW tại Luật Điện lực, tổ chức triển khai và thực hiện các nhiệm vụ của Quốc hội và Chính phủ về rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Toàn cảnh cuộc họp của Tổ Biên tập nhóm 1

Phát biểu tại cuộc họp, ông Trần Việt Hoà cho biết, sau khi được Chính phủ chấp thuận, Bộ Công Thương đã chủ động thành lập Tổ nghiên cứu xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi). Theo đó, Tổ Biên tập được chia thành 3 nhóm bao gồm: Tổ biên tập thành 3 nhóm: Nhóm 1: Điều tiết điện lực và tiết kiệm điện do Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - Tổ trưởng Tổ biên tập là nhóm trưởng. Nhóm 2: Quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực và năng lượng tái tạo do Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo - Tổ phó Tổ biên tập là nhóm trưởng. Nhóm 3: An toàn điện và an toàn đập, hồ chứa thủy điện do Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.

Ngày 15/3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức họp Ban soạn thảo Dự án Luật Điện lực (sửa đổi), trong đó công bố về dự thảo 1. Sau khi nhận được góp ý, Bộ Công Thương đã hoàn thành dự thảo 2 và gửi lấy ý kiến vào ngày 28/3/2024.

Để đẩy nhanh tiến độ cũng như chất lượng dự án Luật, ngày 10/4, Cục Điều tiết Điện lực tổ chức cuộc họp Tổ Biên tập nhóm 1 tiếp tục đánh giá, thảo luận, lấy ý kiến thêm về các nội dung theo nhiệm vụ được phân công.

Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Trần Việt Hoà phát biểu

Tại cuộc họp, đại diện các đơn vị chức năng thuộc Cục Điều tiết Điện lực đã có báo cáo tổng quan về về từng nhóm vấn đề, các ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia…; nội dung tiếp thu, đề xuất sửa đổi bổ sung các vấn đề. Trên cơ sở đó, các thành viên Tổ Biên tập tiếp tục cho ý kiến, thảo luận về các nội dung liên quan đến chính sách giá điện, hợp đồng, thị trường điện, các quy định cấp phép hoạt động điện lực.

Theo ông Trần Việt Hoà, các ý kiến tại cuộc họp cung như các ý kiến khác sẽ được Cục tổng hợp, nghiên cứu, chỉnh sửa trong dự thảo. Trong lần họp sau sẽ xem xét từng chương, từng điều khoản để hoàn thiện cho dự thảo tiếp theo.

Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Cục Điều tiết Điện lực

Tin cùng chuyên mục

Hàn Quốc phát triển pin nước biển từ urê, gỗ thải

Mỹ phát triển pin hạt nhân từ năng lượng bức xạ

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển bền vững các nguồn phát điện

5 quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển năng lượng

Lời giải cho an ninh năng lượng: Góc nhìn từ Đà Nẵng

Giải pháp phát triển năng lượng xanh tại Lai Châu

Xu hướng điện hạt nhân trong tương lai sẽ ra sao?

Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Kinh tế tư nhân và thách thức trong ngành năng lượng

Đột phá nào cho tương lai năng lượng Việt Nam?

Tương lai kinh tế xanh nhờ chuyển đổi năng lượng bền vững

Nhìn lại thị trường điện cạnh tranh năm 2024

Đổi mới truyền thông trong phát triển năng lượng bền vững

Ngành điện thế giới năm 2025: Điện hạt nhân hồi sinh

Cục Điều tiết Điện lực: Hoàn thiện thể chế, tạo tiền đề phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ký kết thực hiện dự án thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức nào để đột phá năng lượng hydro?

Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực cho điện hạt nhân?

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phát huy tốt vai trò tham mưu trong phát triển năng lượng...

Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện