Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo về đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Trang thông tin Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ Công Thương 17/02/2025 09:01
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long chủ trì Hội thảo.
Hội thảo được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của các thành viên Hội đồng thẩm định; đại diện các bộ, ngành; Lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương; các chuyên gia phản biện; đại diện các Tập đoàn, các đơn vị ngành điện; đại diện các hiệp hội và các trường đại học; đại diện các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài…
![]() |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Cấn Dũng |
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII là yêu cầu cấp bách
Thực hiện Quyết định số 1710/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), Bộ Công Thương đã hoàn thiện Đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Để có đầy đủ cơ sở trình, báo cáo Chính phủ về Đề án nêu trên, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đánh giá môi trường chiến lược.
Đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII gồm 12 Chương. Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đã nghiên cứu, tính toán một số kịch bản, phương án khác nhau đảm bảo tính khách quan, khoa học, tuân thủ chặt chẽ trình tự, thủ tục trong lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch. Đề án đã tuân thủ các văn kiện của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển năng lượng, quy hoạch tổng thể quốc gia, bám sát và tiếp thu đầy đủ các chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ, ý kiến góp ý của các bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức, hiệp hội trong và ngoài nước có liên quan.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh sau khi hiệu chỉnh, hoàn thiện sẽ đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, bao gồm:
Thứ nhất, phạm vi và nội dung quy hoạch tuân thủ và giải quyết đầy đủ các nhiệm vụ nêu trong Quyết định số 1710/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch.
Thứ hai, quy hoạch đã bám sát và cơ bản đáp ứng các chỉ tiêu về phát triển điện lực đến năm 2030 theo Nghị quyết 55/NQ-TW, nhịp độ phát triển kinh tế theo Nghị quyết 81 về Quy hoạch tổng thể quốc gia, đáp ứng được cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu, đảm bảo chỉ tiêu về diện tích sử dụng đất các công trình năng lượng điện theo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Đảm bảo cung cấp đủ điện năng
Thứ ba, quy hoạch đã rà soát đồng bộ các yếu tố, thông tin dữ liệu đầu vào, các ràng buộc tính toán, xem xét tính động và mở phù hợp với bối cảnh và tình hình mới, kế thừa và phát triển tổng thể, tối ưu, đồng bộ, cân bằng giữa nguồn điện, phụ tải điện và lưới điện truyền tải.., do vậy đã đảm bảo được tính khách quan, chính xác và tin cậy, hợp lý của các kết quả đầu ra của mô hình tính toán, đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho nền kinh tế với chi phí tối thiểu, góp phần đáp ứng cam kết phát thải ròng bằng “0” năm 2050 của Việt Nam. Cụ thể:
Điện thương phẩm: năm 2030 khoảng 500-558 tỷ kWh; định hướng năm 2050 khoảng 1.238-1.375 tỷ kWh.
Điện sản xuất và nhập khẩu: năm 2030 khoảng 560-624 tỷ kWh; định hướng năm 2050 khoảng 1.236-1.511 tỷ kWh.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đánh giá môi trường chiến lược. Ảnh: Cấn Dũng |
Công suất cực đại: năm 2030 khoảng 90-100 GW; và năm 2050 khoảng 206-228 GW.
Hệ số đàn hồi điện thương phẩm/GDP giảm mạnh từ khoảng 1,25 lần trong giai đoạn 2026-2030 xuống 0,33 lần trong giai đoạn 2046-2050.
Tổn thất điện năng toàn hệ thống năm 2030 khoảng 6%, năm 2050 khoảng 5%.
Mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện khoảng 204-254 triệu tấn năm 2030 và khoảng 27-31 triệu tấn vào năm 2050; hướng tới đạt mức phát thải đỉnh 170 triệu tấn vào năm 2030 với điều kiện nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính, công nghệ và quản trị của các đối tác quốc tế theo JETP.
Thứ tư, quy hoạch đã làm rõ được các nội dung liên quan khác như định hướng liên kết lưới điện với các nước khu vực, phát triển điện nông thôn, điều độ và thông tin hệ thống điện.
Thứ năm, quy hoạch đã nghiên cứu, đề xuất các cơ chế và 10 nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch, tận dụng tối đa các nguồn lực và hỗ trợ quốc tế là điều kiện để thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng, tăng trưởng xanh của Việt Nam, trong đó đặc biệt quan tâm đến các giải pháp để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Trước đó, ngày 28/12/2024, Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị về rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Tại cuộc họp, đại diện các đơn vị thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty đều thống nhất ý kiến gấp rút triển khai rà soát, hoàn thiện Dự thảo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Đồng thời, ngày 12/2/2025, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. |
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Nga gỡ vướng FTA VN-EAEU

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng Luật Thương mại điện tử

Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: FTA Index không chỉ để 'so sánh' mà là động lực thúc đẩy thực thi FTA tốt hơn

Cơ hội đã đến, hợp tác dệt may Việt Nam - Armenia tăng tốc
Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Uzbekistan mở cánh cửa trong hợp tác năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Phải đảm bảo cung ứng điện mùa khô miền Trung 2025

Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Bỉ ‘tiếp sức’ để Việt Nam trở thành trung tâm năng lượng

Việt Nam - Bỉ trao đổi Biên bản ghi nhớ xúc tiến thương mại

Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Việt Nam - Belarus: Mở cửa thị trường cho hàng nông, thủy sản

Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Brazil tăng cường hợp tác về công nghiệp và năng lượng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những việc cần làm ngay của dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 10 giải pháp giúp Bắc Giang bứt phá

Việt Nam - Peru: Tận dụng CPTPP để tăng tốc xuất khẩu

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Lọc hóa dầu Bình Sơn phải đa dạng sản phẩm, đầu tư công nghệ

Việt Nam - Singapore hợp tác thương mại điện xuyên biên giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc tại Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Hợp tác công nghiệp, công nghệ cao giữa Việt Nam - Nga còn nhiều dư địa

Bộ Công Thương công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 7 giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Hungary
