Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 24h sáng ngày 09/11 , vị trí tâm bão cách đảo Song Tử Tây khoảng 180km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 , giật cấp 10. Dự báo trong 24h bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 4h sáng ngày 10-11 , tâm bão cách bờ biển các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận khoảng 120km về phía Đông . Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 11. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12 kết hợp không khí lạnh nên từ chiều nay 09-11 đến 12-11, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bắc Khánh Hòa có mưa to đến rất to với lượng phổ biến 200 400mm/đợt, có nơi trên 400mm, Quảng Bình, Nam Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên có lượng mưa phổ biến 100-200mm / đợt . Cấp độ rủi ro thiên tai là cấp 3.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương yêu cầu Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tại các đơn vị gồm: Tổng cục Quản lý thị trường; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên; Các Tập đoàn, Tổng công ty sản xuất công nghiệp; Các chủ đập thủy điện và công trình khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:
Đối với các chủ đập thủy điện: Tổ chức quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn để chủ động báo cáo cấp thẩm quyền, phối hợp với các cơ quan có liên quan vận hành hồ chứa an toàn, hiệu quả; tham gia cắt/giảm/làm chậm lũ, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du; nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện đã được phê duyệt.
Liên tục kiểm tra, đánh giá tình trạng đập; các thiết bị, công trình xả lũ, cửa nhận nước ... khắc phục kịp thời các khiếm khuyết (nếu có), báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý khi có hiện tượng bất thường. Triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực hạ du , đặc biệt là hệ thống thông tin liên lạc, quan trắc, cảnh giới tại khu vực nguy hiểm (hệ thống loa, còi, phát thanh, đèn, cột thủy trí, biển báo ... ) đảm bảo cảnh báo kịp thời đến chính quyền, người dân khu vực chịu ảnh hưởng nhất là trong các tình huống xả lũ khẩn cấp.
Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Ban chỉ huy yêu cầu EVN (EVN) chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành công trình thủy điện trực thuộc Tập đoàn thực hiện các nội dung tại Mục 1 Công điện này; Đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa, khôi phục công trình điện lực; cung cấp điện ổn định cho các phụ tải quan trọng. Tập trung, huy động mọi nguồn lực để sửa chữa, khôi phục cung cấp điện trở lại nhanh nhất cho các khu vực khi đảm bảo điều kiện về an toàn.
Đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố: Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đặc biệt là các chủ hồ chứa thủy điện, các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản triển khai các phương án ứng phó với tình hình mưa lũ; chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu; công tác vận hành các hồ chứa thủy điện đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du.
Chỉ đạo chủ đầu tư các dự án nhà máy thủy điện đang xây dựng thống kê, kiểm soát số người tại công trường, rà soát lựa chọn các điểm, khu vực để tập két người và thiết bị đảm bảo an toàn đối với các tình huống sạt lở, lũ ống, lũ quét tại khu vực công trường. Có biện pháp rà soát bổ sung lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết kể cả trong trường hợp bị cô lập dài ngày. Thành lập Ban chỉ huy tại chỗ để điều hành, xử lý các tình huống, sự cố thiên tai có thể xảy ra. Có phương án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn.
Bộ Công Thương ra công điện khẩn ứng phó với bão số 12 |
Đặc biệt, các Sở Công Thương cần triển khai các phương án cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu và các mặt hàng phục vụ sửa chữa công trình xây dựng , sửa chữa đồ gia dụng, đảm bảo đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt là những khu vực bị chia cắt, cô lập.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương cũng yêu cầu Tổng Cục Quản lý thị trường kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong vùng ảnh hưởng của bão tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại. Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, đẩy giá, đảm bảo ổn định giá các mặt hàng, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu và các mặt hàng phục vụ sửa chữa công trình xây dựng, sửa chữa điện, điện tử, máy, thiết bị và đồ gia dụng.
Đối với các Tập đoàn , Tổng công ty , doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cần khẩn trương triển khai huy động mọi nguồn lực để kịp thời ứng phó với diễn biến phức tạp của bão số 12, đảm bảo an toàn ở mức cao nhất cho người, công trình, nhà máy, kho, cảng, bến bãi, cơ sở sản xuất.
Công điện yêu cầu các đơn vị tổ chức trực ban 24/24h, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và các tình huống bất thường để phối hợp xử lý kịp thời, hiệu quả về Văn phòng Thường trực PCTT & TKCN Bộ Công Thương. Điện thoại : 024.22218310 ; 0912 185 215 ; Fax : 024.22218321 ; Email : VPTTPCTT@ moit.gov.vn