Thứ bảy 19/04/2025 08:36

Bộ Công Thương nỗ lực đi đầu trong cải cách hành chính

Với nỗ lực vô cùng lớn, Bộ Công Thương đã và đang khẳng định vai trò là một trong những Bộ, ngành đi đầu trong cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính.

TS Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương chia sẻ trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

TS. Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)

Năm 2024, Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công. Ông đánh giá ra sao về nỗ lực của Bộ Công Thương thời gian qua trong công tác thực hiện cải cách hành chính, cắt giảm TTHC và cải thiện dịch vụ công?

TS Lê Quốc Phương: Năm 2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 22/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử.

Theo đó, Bộ Chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp gồm 5 nhóm chỉ số thành phần, cụ thể: 1. Công khai, minh bạch; 2. Tiến độ, kết quả giải quyết; 3. Số hóa hồ sơ; 4. Cung cấp dịch vụ trực tuyến; 5. Mức độ hài lòng. Các tiêu chí đánh giá của từng nhóm chỉ số thành phần được quy định chi tiết.

Đồng thời, những năm vừa qua, công tác cải cách hành chính cũng được Chính phủ quan tâm và chỉ đạo quyết liệt để các Bộ, ngành, địa phương cùng nỗ lực thực hiện. Trong đó tôi đánh giá rằng Bộ Công Thương là một trong những Bộ, ngành luôn nỗ lực trong việc này. Bởi không chờ đến khi Chính phủ ban hành Quyết định số 766/QĐ-TTg, Bộ Công Thương mới thực hiện cắt giảm mà những năm trước đây, Bộ Công Thương cũng đã luôn nỗ lực trong hoạt động này.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, Bộ Công Thương luôn tích cực cải cách hành chính và cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, thể hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, Bộ Công Thương là một trong Bộ đầu tiên thực hiện xây dựng danh mục thủ tục hành chính và danh sách thủ tục hành chính cần cắt giảm trình Chính phủ ban hành.

Thứ hai, Bộ Công Thương rất tích cực xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và gắn việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật với hoạt động cải cách hành chính và cắt giảm thủ tục hành chính.

Thứ ba, Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương hoạt động rất hiệu quả. Đến thời điểm này, Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương đang cung cấp 267 dịch vụ công trực tuyến; trong đó có 168 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 99 dịch vụ công trực tuyến một phần, với hơn 54.000 doanh nghiệp tham gia khai báo. Tổng số hồ sơ nộp qua các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương năm 2024 hơn 2 triệu bộ, tương ứng hơn 99% tổng số hồ sơ được gửi đến bộ.

Bộ Công Thương đánh giá cao hiệu quả của Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương (Ảnh chụp màn hình)

Bộ Công Thương cũng nỗ lực kết nối Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ với Cổng Dịch vụ công trực tuyến Quốc gia, tiếp tục khẳng định nỗ lực không ngừng nghỉ của Bộ.

Theo đó, Bộ Công Thương hiện đã kết nối 16 nhóm dịch vụ công trực tuyến với Cơ chế một cửa quốc gia. Theo đó, tổng số hồ sơ thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia trong năm 2024 khoảng hơn 691.000 bộ hồ sơ.

Trong đó, với thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, bộ đã trao đổi hơn 301.000 bộ hồ sơ với tất cả các nước trong khối ASEAN. Đối với thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu AK, VK, bộ đã trao đổi gần 267.000 bộ hồ sơ và khai báo hóa chất gần 121.000 bộ hồ sơ.

Những hoạt động kể trên thể hiện nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương trong nỗ lực phục vụ người dân, doanh nghiệp. Với những lý do đó, năm 2024, Bộ Công Thương đã đạt 83,15 điểm về Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp, tăng 6,6% so với năm 2023. Đây cũng là năm thứ hai Bộ Công Thương dẫn đầu trong số các bộ về Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đây là kết quả xứng đáng với nỗ lực của Bộ.

Ngành Công Thương là ngành quan trọng trong nền kinh tế, gắn bó mật thiết với người dân, doanh nghiệp. Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên luôn nhấn mạnh vấn đề duy trì nghiêm kỷ luật kỷ cương công vụ, nỗ lực cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính. Ông kỳ vọng gì về nỗ lực tiếp tục cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính của Bộ Công Thương?

TS Lê Quốc Phương: Bộ Công Thương là Bộ quan trọng, gắn bó nhiều với người dân, doanh nghiệp, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống như sản xuất công nghiệp, thị trường nội địa, xuất nhập khẩu… Đồng thời cũng có sự gắn bó mật thiết với rất nhiều ngành khác. Do đó, những nỗ lực cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính của Bộ Công Thương là rất quan trọng.

Tuy nhiên, phải khẳng định việc cắt giảm thủ tục hành chính không hề đơn giản, lại diễn ra trên phạm vi rộng, đòi hỏi sự nỗ lực lớn của tập thể Bộ Công Thương. Do đó, tôi kỳ vọng Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nỗ lực cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính ở những lĩnh vực còn dư địa.

Đơn cử, mới đây, theo văn bản số 6613/BCT-PC ngày 30/8/2024 về việc tham gia ý kiến dự thảo phương án cắt giảm, đơn giản hoá các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bộ Công Thương năm 2025, có 19 thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; 5 điều kiện, 11 thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ… được Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm. Tôi đánh giá đây là những nỗ lực rất lớn của Bộ và kỳ vọng việc cắt giảm này sẽ tiếp tục tạo động lực lớn cho người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, về nội bộ, cần tiếp tục tinh giản bộ máy theo hướng tinh – gọn – mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Xác định được như vậy, Bộ sẽ có những hướng đi hiệu quả tiếp theo.

Thời gian tới, ông có những gợi mở gì để công tác cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính của ngành Công Thương tiếp tục có được kết quả tốt?

TS Lê Quốc Phương: Tôi cho rằng trong 2 năm qua, Bộ Công Thương đã làm khá tốt trong công tác cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính. Trong đó một trong những việc Bộ Công Thương làm đặc biệt tốt là cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Thời gian tới, tôi cho rằng Bộ Công Thương cần tiếp tục cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, tập trung ở 2 vấn đề:

Thứ nhất, số hoá hồ sơ, tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong mọi hoạt động.

Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ và kết quả giải quyết dịch vụ công, làm sao hạn chế tình trạng nợ, chậm… Đây là 2 lĩnh vực Bộ Công Thương cần nỗ lực làm tốt hơn nữa.

Xin cảm ơn ông!

Theo Bộ Công Thương, tính đến ngày 19/12/2024, Bộ Công Thương đã hoàn thành 16/16 nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024, đạt tỷ lệ 100%.

Bên cạnh đó, Bộ đã phê duyệt phương án đơn giản hóa 37 thủ tục hành chính, đến nay, Bộ có 468 thủ tục hành chính đang có hiệu lực thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, Trong năm, Bộ đã giải quyết xong 1.923.496 hồ sơ và 67/71 phản ánh, kiến nghị về quy định thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ 94,37%.

Phương Lan (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Cải cách hành chính

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Tội ác 'trời không dung, đất không tha': Mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

FTA Index: Cú hích để Việt Nam bứt tốc trên đường đua hội nhập

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Vụ Hậu 'pháo': 'Bàn tay đen' và sự tha hóa quyền lực

Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng