Longform
23/11/2023 06:42
Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

23/11/2023 06:42

Với vai trò là bộ kinh tế đa ngành, thời gian qua, bên cạnh công tác chuyên môn, Bộ Công Thương đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chương trình, đề án phát tr

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Với vai trò là bộ kinh tế đa ngành, thời gian qua, bên cạnh công tác chuyên môn, Bộ Công Thương đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chương trình, đề án phát triển kinh tế thương mại trong và ngoài nước; Thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm hàng hoá, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất của người dân cũng như lan toả tinh thần tự hào của Việt Nam.

------------------------------------------------------

Từ những chương trình thiết thực

Người ta thường nói, để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, hãy nhìn vào các chương trình phát triển kinh tế công nghiệp – thương mại; lĩnh vực sản xuất, sản phẩm thương hiệu hàng hoá và đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Điều đáng mừng là Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu được cả thế giới công nhận, vị thế được nâng cao trên trường quốc tế, thậm chí được coi là hình mẫu trong xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế…

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc
Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc
Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước trong 2 lĩnh vực quan trọng chiếm tới trên 70% GDP của đất nước, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tham mưu, tư vấn cho Đảng, Nhà nước; xây dựng trình Chính phủ nhiều chương trình, đề án mang tính định hướng đi kèm các cơ chế chính sách về công nghiệp, thương mại, hội nhập phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có sự ổn định về chính trị, xã hội; người dân thân thiện, cần cù, yêu chuộng hoà bình; nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng gắn liền với những giá trị văn hoá riêng có, nền ẩm thực phong phú, đa dạng. Và là điểm đến, “mảnh đất lành” được nhiều nhà đầu tư quốc tế chọn lựa.

Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước trong 2 lĩnh vực quan trọng chiếm tới trên 70% GDP của đất nước, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tham mưu, tư vấn cho Đảng, Nhà nước; xây dựng trình Chính phủ nhiều chương trình, đề án mang tính định hướng đi kèm các cơ chế chính sách về công nghiệp, thương mại, hội nhập phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Các chương trình đều liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp người dân cả nước.

Cụ thể trong lĩnh vực hạ tầng công nghiệp, thương mại. Bộ Công Thương đã triển khai chương trình điện khí hoá nông thôn, chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo từng giai đoạn; qua đó đã giúp gần 100% người dân cả nước được sử dụng điện, góp phần thúc đẩy sản xuất, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân.

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc
Nhờ Chương trình điện khí hóa nông thôn, đến nay cả nước đã có 100% số huyện, 99% số xã, trên 95% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. EVN đã đưa lưới điện quốc gia bao phủ khắp đất nước từ đồng bằng cho đến các vùng sâu vùng xa và hải đảo với tốc độ phát triển nhanh.

Hay chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng thương mại biên giới bao gồm chợ biên giới, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm logistics, kho hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm... theo hướng văn minh, hiện đại phù hợp với điều kiện phát triển từng khu vực biên giới; giúp thúc đẩy phát triển trao đổi, lưu thông hàng hóa tại khu vực biên giới; nâng cao sức mua và cải thiện đời sống của cư dân khu vực biên giới…gắn với các Chương trình kết nối kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia.

Bộ cũng tích cực xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa theo Quyết định 1162/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó tập trung Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách; Xây dựng mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo gắn với hoạt động du lịch biển đảo; Phát triển đội ngũ thương nhân, doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ thương mại; Phát triển năng lực chuyên môn cho cán bộ, công chức, doanh nghiệp, thương nhân làm công tác quản lý, phát triển thương mại; Thông tin, tuyên truyền về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo…

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc
Bộ cũng tích cực xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa theo Quyết định 1162/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với thị trường hàng hoá trong nước, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021-2025. Trong đó đặt ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ như thông tin truyền thông; phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cố định và bền vững, ưu tiên đối với hàng Việt Nam; nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt, doanh nghiệp Việt; kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.

Trong giai đoạn năm 2021 đến năm 2025, mục đích của Đề án góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tập trung lực đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi: “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”, đồng thời lồng ghép vào chương trình hành động hàng năm của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị về phát triển kinh tế - xã hội để tạo hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc.

Kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá

và xây dựng thương hiệu quốc gia

Một trong những việc làm thiết thực nhằm thúc đẩy sản xuất, kết nối thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Theo đó, Bộ đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức trực tiếp và trực tuyến, phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử giúp người dân đưa sản phẩm của mình ra thị trường, đồng thời tiếp cận được những hàng hoá, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất và sinh hoạt…

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, khi triển khai các chương trình, không chỉ kết nối và thu hút được các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản của khu vực miền núi, hải đảo, mà thông qua tổ chức các Hội nghị, hội thảo còn hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện đại, bền vững. Nhiều đặc sản vùng, miền như xoài Sơn La, sâm Ngọc Linh, bơ sáp Đắk Lắk, cá hồi Sapa, rượu sim Phú Quốc, … đã mở được đường vào hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài’. Đánh giá sự chủ động phối hợp với các cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương của Bộ Công Thương trong việc triển khai Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 – 2022, ông Y Thông - Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc cho rằng, những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo từng bước thay đổi, nhất là hạ tầng kinh tế - xã hội đã được đầu tư đáng kể. Sản xuất một số vùng đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên từng bước, tỷ lệ hộ nghèo các vùng khó khăn đã giảm, giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội đều có chuyển biến tích cực. Không chỉ phát triển thương mại, Bộ Công Thương còn thực hiện nhiều Chương trình hỗ trợ cho các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử,… tại khu vực này.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương còn là đơn vị giữ vai trò quan trọng trong việc đàm phán, ký kết, triển khai hơn 17 Hiệp định thương mại tự do. Thông qua việc thực hiện hiệp định thương mại đã góp phần giới thiệu, quảng bá, định vị thương hiệu không chỉ cho sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp, người dân mà còn lan toả hình ảnh, giá trị, niềm tự hào của Việt Nam với thế giới. Hiện, hàng hoá đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ. Đặc biệt đã có nhiều mặt hàng đứng Top đầu thế giới như gạo, cà phê, tôm, cá tra, đồ gỗ, hàng may mặc, đồ điện tử…Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên hàng năm, xuất siêu đạt hàng chục tỷ USD.

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc
Tham gia các thỏa thuận thương mại về song phương và đa phương với các nước, đặc biệt là tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do đa phương đã tạo cho Việt Nam lợi thế trong việc duy trì chuỗi cung ứng cũng như đà kinh tế, thương mại của mình để tiếp tục phát triển.
Một điểm sáng khác của Bộ Công Thương là thực hiện chương trình thương hiệu quốc gia. Chúng ta đều biết, trong nền kinh tế hiện đại và không ngừng phát triển, hàng hóa, thương hiệu quốc gia nào chiếm lĩnh thị trường quốc tế càng rộng lớn thì quốc gia đó càng hùng mạnh. Thương hiệu quốc gia không chỉ khẳng định chất lượng, năng lực cạnh tranh mà còn là niềm tin, uy tín của Quốc gia.

Theo đánh giá của Tổ chức Brand Finance (tổ chức tư vấn hàng đầu về định giá thương hiệu quốc gia), trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỷ USD và xếp hạng thứ 42.

Số liệu báo cáo của 124 doanh nghiệp có sản phẩm đạt hương hiệu quốc gia trong kỳ xét chọn lần thứ 7 năm 2020 cho thấy, tổng doanh thu năm 2019 của các doanh nghiệp này đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng, tổng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 137 nghìn tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước trên 200 nghìn tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 471 nghìn lao động. Các hoạt động xã hội của các doanh nghiệp này đạt giá trị trên 9,5 nghìn tỷ đồng và nộp bảo hiểm xã hội trên 20 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid 19 bùng phát ở nước ta, đa số các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia đều triển khai các hoạt động chung tay cùng cộng đồng với số tiền và hiện vật quyên góp lên tới trên 80 tỷ đồng.

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Bộ Công Thương còn là đơn vị giữ vai trò quan trọng trong việc đàm phán, ký kết, triển khai hơn 17 Hiệp định thương mại tự do. Thông qua việc thực hiện hiệp định thương mại đã góp phần giới thiệu, quảng bá, định vị thương hiệu không chỉ cho sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp, người dân mà còn lan toả hình ảnh, giá trị, niềm tự hào của Việt Nam với thế giới.

Các chương trình của Bộ Công Thương đã nêu cao tinh thần phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, ủy ban, các địa phương, doanh nghiệp, nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị trong thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt đã giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng nào. Khi đời sống vật chất được nâng lên, nhận thức của người dân cũng thay đổi theo hướng tích cực, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, nâng cao ý thức tự hào về tinh thần Việt Nam.

Và đẩy mạnh thông tin tuyên truyền

Trong quá trình thực hiện các chương trình, đề án, Bộ Công Thương luôn chú trọng công tác thông tin truyền thông thông qua việc xây dựng kế hoạch truyền thông, chỉ đạo các cơ quan truyền thông của bộ như Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương, Trung tâm thông tin thương mại, Tạp chí quản lý thị trường, Cổng thông tin của Bộ…nhằm phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; thông tin công tác chỉ đạo điều hành của Bộ; cập nhật thông tin về các chương trình, sự kiện của Bộ tổ chức; phổ biến, hướng dẫn về chương trình thông qua các văn bản, hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng; giới thiệu các mô hình, điểm sáng về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội….qua đó vừa giúp đưa thông tin nhanh chóng, kịp thời vừa góp phần nâng cao nhận thức của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc
Bộ Công Thương luôn chú trọng công tác thông tin truyền thông thông qua việc xây dựng kế hoạch truyền thông, chỉ đạo các cơ quan truyền thông của bộ như Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương, Trung tâm thông tin thương mại, Tạp chí quản lý thị trường, Cổng thông tin của Bộ…

Chỉ riêng Báo Công Thương- cơ quan ngôn luận Bộ Công Thương trong năm 2023, thực hiện chỉ đạo của Bộ, Báo đã triển khai trên 15 chương trình tuyên truyền như: dân tộc – tôn giáo, giảm nghèo thông tin, xây dựng nông thôn mới, OCOP, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng, quản lý thị trường, tự hào hàng Việt, các chương trình tuyên truyền về xúc tiến thương mại, các FTAs, xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế biển đảo, môi trường… Hàng chục nghìn tin bài viết các thể loại đã được xuất bản. Trên 50 toạ đàm chuyên đề về các lĩnh vực được tổ chức với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương, các chuyên gia kinh tế hàng đầu, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất…Tạo diễn đàn trao đổi, tương tác 2 chiều về cơ chế chính sách, thông tin hỗ trợ…

Có thể nói, các chương trình đề án của Bộ Công Thương đều hướng tới xây dựng Chính phủ liêm chính vì quốc gia dân tộc, vì người dân. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau. Đồng thời góp phần nâng cao hình ảnh vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu được cả thế giới công nhận, vị thế được nâng cao trên trường quốc tế, thậm chí được coi là hình mẫu trong xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thay đổi bộ mặt đất nước. Ảnh: TUẤN HUY
  • Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

  • -----------------------------------

  • Nội dung: Đình Dũng
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

Dũng-Ngoc

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Một doanh nghiệp dệt may tại Khu Công nghiệp Rạng Đông, tỉnh Nam Định vừa làm thủ tục xuất lô hàng đầu tiên với khối lượng 3,5 tấn hàng, trị giá 53.000 USD.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.