Bài dự thi Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bộ Công Thương đồng hành, hỗ trợ hiệu quả xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

Trong các năm gần đây, xuất khẩu nông lâm thủy sản chịu tác động “rung lắc” của thị trường. Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp hỗ trợ hiệu quả, kịp thời.
Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Mỹ: Dư địa lớn nhưng không dễ Xuất khẩu gạo - điểm sáng nông sản 4 tháng đầu năm 2023

Nông lâm thủy sản đã hiện diện ở 180 thị trường

Năm 2022 là khoảng thời gian đầy khó khăn cho nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không thể tránh được những ảnh hưởng nặng nề, nhất là đối với hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta.

Thế nhưng, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta năm 2022 ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước. Một con số ấn tượng trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng âm, hoạt động giao thương bị hạn chế đáng kể.

Ngành Công Thương đồng hành, hỗ trợ xuất khẩu nông lâm thủy sản
Nông lâm thủy sản đã hiện diện ở 180 thị trường

Nông lâm thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Trong năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản mang về 53,2 tỷ USD, vượt xa mốc kỷ lục 48,6 tỷ USD của năm 2021…

Bước sang các tháng đầu năm 2023, những khó khăn trong sản xuất và sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu khiến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt 108,57 tỷ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng các mặt hàng nông lâm thủy sản, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 15,66 tỷ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong bức tranh chung xuất khẩu nông lâm thủy sản có phần kém sáng, vẫn có những ngành, lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu có mức tăng trưởng cao trong 4 tháng đầu năm 2023, cụ thể, gạo tăng 54,5%, rau quả tăng 19,4%; sắn tăng 26,3%.

Các chuyên gia nhận định, hội nhập kinh tế mang lại những cơ hội rất lớn cho Việt Nam trong việc mở rộng thị trường, xuất khẩu nông lâm thủy sản. Đến nay, nông lâm thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 180 thị trường trên thế giới. Nhiều nông sản của Việt Nam giữ những vị trí đứng đầu trong xuất khẩu trên thế giới như cà phê, lúa gạo, chè, hạt điều…

Đáng chú ý, Bộ Công Thương đã có sự nhanh nhạy, đổi mới công tác xúc tiến thương mại, mở ra nhiều thị trường xuất khẩu mới như: vải thiều tươi sang Nhật Bản, bưởi vào Chi Lê, chanh leo sang châu Âu...

Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiết kiệm chi phí xúc tiến thương mại mà vẫn duy trì và phát triển tốt quan hệ với đối tác nước ngoài ở khắp 5 châu lục.

Riêng một số ngành như sản xuất đồ gỗ, đẩy mạnh phát triển trên các kênh trực tuyến như Alibaba.com được xem là một bước ngoặt đưa sản phẩm nông sản của Việt Nam tiếp cận khách hàng quốc tế hơn.

Khai thác hiệu quả các cơ hội từ các FTA

Trong bối cảnh kinh tế Mỹ và EU là những thị trường thương mại lớn của Việt Nam chỉ tăng trưởng đạt dưới 1% và không loại trừ khả năng suy thoái. Các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển phục hồi khó khăn hơn, tăng trưởng giảm. Lạm phát vẫn còn ở mức cao tại nhiều nước khiến xu hướng thắt chặt tiền tệ - lãi suất được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.

Giá lương thực và vật tư nông nghiệp ổn định ở mức cao là thách thức nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển, giá năng lượng vẫn có thể biến động do xung đột tại Ukraine và sự phục hồi khá mạnh của nền kinh tế Trung Quốc.

Thị trường bất động sản tại nhiều quốc gia suy giảm mạnh, ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất, làm gia tăng rủi ro lên thị trường tài chính, tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp.

Ngành Công Thương đồng hành, hỗ trợ xuất khẩu nông lâm thủy sản
Ngành hàng nông lâm thủy sản cần chủ động thích ứng và vượt qua các rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại ở thị trường nước ngoài

Gần đây nhất, khó khăn của nhiều ngân hàng trên thế giới, của các Ngân hàng ở châu Âu, điển hình là sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) nếu kéo dài có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam...

Những xu hướng này sẽ làm giảm sức cầu hàng hóa và ảnh hưởng đến đầu tư mới, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu của các nước, trong đó có nông lâm thủy sản của Việt Nam.

Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cạnh tranh mạnh cả thị trường trong và ngoài nước. Nhu cầu của các thị trường thay đổi và yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao. Sự thay đổi chính sách nhập khẩu của các nước, sự gia tăng các rào kỹ thuật, các các biện pháp phòng vệ thương mại,… sẽ tác động rất lớn tới xuất khẩu nông sản.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhận định đúng tình hình, quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc, linh hoạt trong điều hành để hài hòa các mục tiêu trước mắt và lâu dài; phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo, thực hiện quyết liệt các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đặt ra nhiệm vụ đó là phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp;…

Trên cơ sở quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã quán triệt, cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch hành động, đặc biệt là bám sát tình hình biến động của kinh tế thế giới để linh hoạt trong điều hành, tập trung rà soát, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, nhanh chóng những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển.

Với mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu bền vững với cơ cấu cân đối, hài hoà, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030.

Trong đó, Chiến lược đặt ra mục tiêu về định hướng phát triển ngành hàng nông lâm thủy sản trong thời gian tới như sau: Tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị kinh tế cao; nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường; chủ động thích ứng và vượt qua các rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại ở thị trường nước ngoài.

Chiến lược yêu cầu đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường; hướng đến cán cân thương mại song phương lành mạnh, hợp lý, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Khai thác hiệu quả các cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN... Đẩy mạnh khai thác các thị trường còn tiềm năng như Hoa Kỳ, Nga, Đông Âu, Bắc Âu, Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh… hướng đến xây dựng các khuôn khổ thương mại ổn định, lâu dài.

Theo dự báo, kinh tế toàn cầu trong giai đoạn tới sẽ còn biến động phức tạp, không loại trừ nguy cơ suy thoái. Do đó, sẽ tác động rất lớn đến các ngành xuất khẩu của Việt Nam. Đây là vấn đề đã được Lãnh đạo Bộ, các Cục, Vụ chức năng của Bộ Công Thương tiên lượng, dự báo và chuẩn bị phương án ứng phó. Theo đó, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội ngành hàng xây dựng Chương trình hành động để tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược đảm bảo thiết thực, hiệu quả, để hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nói riêng tiếp tục là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của đất nước.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Đề xuất tăng thuế nhập khẩu của ông Trump khiến doanh nghiệp Mỹ đẩy nhanh nhập hàng để tích trữ, đây là cơ hội cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ý định thư về hợp tác Halal giúp giải quyết một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu sang thị trường Malaysia về chứng chỉ Halal.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương nhiều nhất cho Việt Nam trong 10 tháng đạt 1,07 triệu tấn, tăng 20% về lượng và tăng 0,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 22/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024.
Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh trên toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng chảy thương mại và xu hướng thu hút đầu tư của Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics Việt đang có sự chuyển mình mạnh mẽ và bổ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm chưa tới 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng số tại Trung Quốc sẽ giúp các nhà cung ứng Việt có thể bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng tại thị trường này.
Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Ukraine đứng đầu về thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam, chiếm 27,4% trong tổng lượng và chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Thời gian vừa qua, hàng Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu thông qua nhiều hệ thống phân phối như Saigon Coop, AEON, Central Retail… và mang lại hiệu quả tốt.
Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Lũy kế trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 11.152 tấn hoa hồi với kim ngạch ước đạt 52,6 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến thời điểm giữa tháng 11/2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1674 tỷ USD. Toàn ngành xuất siêu 1,0218 tỷ USD.
Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Không chỉ nhiều ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm, thời điểm này, có những doanh nghiệp nhận được khoảng 60% đơn hàng của năm sau.
Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sau những thành công từ lô vaccine AVAC ASF LIVE nhập khẩu hồi tháng 8/2024, dự kiến, tháng 12 này, Philippines sẽ tiếp tục nhập khẩu 1 lô hàng nữa từ AVAC.
Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

cuối năm 2025 cửa khẩu A Pa Chải (Điện Biên – Việt Nam) và Long Phú (Vân Nam – Trung Quốc) sẽ đi vào hoạt động
Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Xuất nhập khẩu đã đi qua gần hết năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu mới của năm 2025.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Hoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm.
Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

10 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, đặc biệt FED mới đây giảm lãi suất kỳ vọng mang lại tác động tích cực hơn cho ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về việc triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Theo thông từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng/2024 đạt 647,91 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,61 tỷ USD...
Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang thị trường Hàn Quốc đạt 164.334 tấn, với gần 66,85 triệu USD, tăng 174,5% về lượng và tăng 192,7% về kim ngạch so cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2,09 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo sang thị trường Trung Quốc nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động