Bộ Công Thương: Đồng bộ giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Trong 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương luôn coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, chủ động rà soát, đánh giá tình hình, xây dựng và triển khai các chương trình hành động, kế hoạch góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, tăng cường nhận thức về công tác an toàn thực phẩm.

Từng bước hạn chế các vi phạm về an toàn thực phẩm

Dưới sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, nhằm cụ thể hóa các chủ trương, nhiệm vụ của Chỉ thị 08-CT/TW, Bộ Công Thương đã chủ động, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện như: Chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia về ATTP, các chỉ thị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm ATTP.

Bộ Công Thương: Đồng bộ giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới
Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương do Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại các địa phương

Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp về ATTP trong thời gian qua, liên Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới. Bên cạnh đó, định kỳ hàng năm, thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP, Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo Sở Công Thương/Ban quản lý ATTP các tỉnh, thành xây dựng kế hoạch để kiểm tra công tác đảm bảo ATTP trong các đợt cao điểm trong năm như: Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân; Tháng hành động vì ATTP; Tết Trung thu.

Đáng chú ý, thực hiện chức năng quản lý ngành, Bộ Công Thương đã chỉ định, ủy quyền cho 7 đơn vị trong và ngoài Bộ hỗ trợ người lao động trực tiếp của hơn 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nâng cao kiến thức về việc bảo đảm ATTP đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Thông qua lớp tập huấn, các học viên đều nắm được các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, các mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm, cách bảo quản thực phẩm an toàn, các điều kiện bảo đảm ATTP.

Bên cạnh đó, triển khai áp dụng các mô hình quản lý vệ sinh ATTP tiên tiến như HACCP, ISO trên diện rộng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp. Thông qua nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh ATTP giai đoạn 2011-2015 và Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020, Bộ Công Thương đã hỗ trợ kinh phí cho hơn 100 cơ sở triển khai áp dụng mô hình quản lý tiên tiến nêu trên nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm được nêu Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030.

Sau khi Luật ATTP và Chỉ thị 08-CT/TW được ban hành, Bộ Công Thương tập trung chủ trì/phối hợp hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về ATTP thực hiện có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, sau khi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật ATTP có hiệu lực đã khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý nhà nước về ATTP.

Bộ Công Thương cũng đã đẩy mạnh xã hội hóa công tác kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về ATTP và kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu. Lũy tích đến nay, Bộ Công Thương đã chỉ định 29 cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, trong đó có 13/29 cơ sở ngoài công lập; chỉ định/ủy quyền 11 cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu, trong đó 6/11 cơ quan kiểm tra ngoài công lập; chỉ định 03 cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng.

Các cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng, cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước và cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu đã thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, nhờ đó đã góp phần phòng ngừa các mối nguy ô nhiễm, bệnh truyền qua thực phẩm từ các nước, đặc biệt các nước đã công bố dịch trong thời gian phòng, chống dịch.

Mặt khác, tăng cường kiểm soát chặt chẽ, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm trên thị trường. Việc phòng, chống hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc trên thị trường góp phần từng bước hạn chế các hoạt động vi phạm pháp luật về ATTP.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về an toàn thực phẩm

Trong thời gian tới, để hướng đến mục tiêu “tất cả thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, lưu thông và tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam đều là thực phẩm an toàn”, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp sau: Tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan quản lý ATTP thuộc ngành Công Thương; vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc phối hợp thực hiện công tác ATTP.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của ATTP đối với phát triển bền vững của đất nước. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác ATTP. Trong đó, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đánh giá 10 năm triển khai thi hành Luật ATTP và tăng cường giám sát, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, ATTP để cải tiến hơn nữa cơ chế bộ máy thực thi pháp luật về ATTP, đặc biệt là đối với vấn đề bố trí kinh phí đảm bảo đủ mức cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP.

Đồng thời, tăng cường đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất và trách nhiệm xã hội của đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về ATTP, đặc biệt ở cấp huyện (Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng). Mở rộng hợp tác quốc tế để ký kết các điều ước, thỏa thuận quốc tế về công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực ATTP theo hướng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa thực phẩm vào các nước có quy định tiêu chuẩn kỹ thuật cao.

Tiếp tục tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào các hoạt động bảo đảm ATTP; phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc cảnh báo, kiểm soát nguy cơ, phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt

Nestlé Việt Nam vừa công bố khoản đầu tư 75 triệu USD (gần 1.900 tỷ đồng) để mở rộng nhà máy Nestlé Trị An tại tỉnh Đồng Nai.
Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, nâng cao ý thức đảm bảo an toàn thực phẩm

Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, nâng cao ý thức đảm bảo an toàn thực phẩm

Ngành Công Thương Hà Nội tăng cường tuyên truyền, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong dịp “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”.
Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Acecook Việt Nam kỷ niệm 30 năm ngày bán hàng đầu tiên, cũng là hành trình đồng hành cùng sự phát triển của đất nước trong ba thập kỷ qua.
Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Trì

Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Trì

Ngày 18/4, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 3 của TP. Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất một số đơn vị trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Trên thực tế, có trường hợp doanh nghiệp sản xuất hàng giả, kém chất lượng vẫn có đầy đủ chứng nhận ISO khiến dư luận không khỏi thắc mắc.

Tin cùng chuyên mục

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Masan Consumer được vinh danh tại lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp – đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh
Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Thị trường tiêu dùng Việt Nam đang từng bước phục hồi rõ nét, tạo nền tảng vững chắc cho sự bứt phá của ngành hàng tiêu dùng nhanh trong năm 2025
AIG: Nỗ lực nâng cao vị thế ngành nguyên liệu thực phẩm Việt Nam trên toàn cầu

AIG: Nỗ lực nâng cao vị thế ngành nguyên liệu thực phẩm Việt Nam trên toàn cầu

AIG: Nỗ lực nâng cao vị thế ngành nguyên liệu thực phẩm Việt Nam trên toàn cầu
Để Nghị định 15/2018/NĐ-CP tiếp tục là

Để Nghị định 15/2018/NĐ-CP tiếp tục là 'món quà' của doanh nghiệp

Nghị định 15/2018/NĐ-CP là một “món quà” Chính phủ kiến tạo dành cho doanh nghiệp, theo đó cần kế thừa mặt tích cực của nghị định trong quá trình sửa đổi.
Tiền Giang: Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tiền Giang: Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Ban Chỉ đạo về an toàn thực phẩm tỉnh Tiền Giang vừa ban hành kế hoạch Số 51/KH-BCĐ ngày 11/2/2025 về Triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
Siết kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

Siết kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm thành lập 5 Đoàn kiểm tra liên ngành tại 10 tỉnh/ thành phố trọng điểm.
Quảng Bình: Nâng cao công tác an toàn thực phẩm dịp Tết

Quảng Bình: Nâng cao công tác an toàn thực phẩm dịp Tết

Tỉnh Quảng Bình đã triển khai các biện pháp nâng cao an toàn thực phẩm thực phẩm trong dịp Tế Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội mùa Xuân 2025.
Bắc Ninh sẽ kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Bắc Ninh sẽ kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán, tỉnh Bắc Ninh sẽ thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành tập trung vào cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Yêu cầu địa phương báo cáo vụ giá đỗ ‘bẩn’ trước 30/12

Yêu cầu địa phương báo cáo vụ giá đỗ ‘bẩn’ trước 30/12

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vừa có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk báo cáo vụ giá đỗ sử dụng chất cấm.
WinEco – Gắn kết nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

WinEco – Gắn kết nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

WinEco đã được vinh danh trong Top 10 sản phẩm, dịch vụ ấn tượng năm 2024. Đây là giải thưởng thường niên được Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức từ năm 2006
Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Năm 2025 tỉnh Hòa Bình sẽ kiên quyết xử lý những cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của cán bộ thực thi công vụ.
Minh bạch nguồn gốc: Giải pháp then chốt cho một thị trường thực phẩm an toàn

Minh bạch nguồn gốc: Giải pháp then chốt cho một thị trường thực phẩm an toàn

Thực phẩm không rõ nguồn gốc, với những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe, đang là vấn đề báo động, đòi hỏi sự quan tâm và hành động kịp thời từ toàn xã hội
Những "quả ngọt" kết tinh từ sản xuất sữa bền vững của FrieslandCampina Việt Nam

Những "quả ngọt" kết tinh từ sản xuất sữa bền vững của FrieslandCampina Việt Nam

Sữa Cô Gái Hà Lan hưởng ứng chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030
An toàn thực phẩm, cần bắt đầu từ chính người tiêu dùng

An toàn thực phẩm, cần bắt đầu từ chính người tiêu dùng

An toàn thực phẩm là nhu cầu tất yếu của xã hội. Khi người tiêu dùng thay đổi nhận thức sẽ buộc người sản xuất, kinh doanh phải thay đổi nhận thức.
Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

Dự án SAFEGRO đang góp phần giúp Việt Nam bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể phòng ngừa được.
Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Ngày 21/11, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã thực hiện kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2024 tại Hà Tĩnh.
Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Ngày 13/11, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã thực hiện kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2024 tại Hải Dương.
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Tối 22/10 tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Tình trạng giả mạo văn bản của Sở Y tế với nội dung sẽ tiến hành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mobile VerionPhiên bản di động