Bộ Công Thương đôn đốc chủ đầu tư các dự án điện gió hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu

Liên quan đến kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng và đưa hạng mục công trình, công trình điện gió vào sử dụng, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo vừa có Công văn 1892/ĐL-NLTT với nội dung đề nghị chủ đầu tư các dự án điện gió khẩn trương hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu theo quy định, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ra văn bản chấp thuận nghiệm thu trước ngày 1/11/2021.
Lưới điện truyền tải: Sẵn sàng “đón” nguồn điện gió

Công văn nêu, ngày 10/9/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 39/2018QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 37/2011/QĐ- TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam (Quyết định 39).

Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 (được sửa đổi tại khoản 7 Điều 1 của Quyết định 39) nêu “Giá mua bán điện tại khoản 1 Điều này được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 01/11/2021". Để một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới được áp dụng và công nhận ngày vận hành thương mại trước 01/11/2021, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo có một số lưu ý xin gửi đến quý chủ đầu tư các dự án điện gió như sau:

Khoản 3, Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dụng (sau đây gọi tắt là Nghị định 06) quy định điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng: Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định; Công trình phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.

Tại điểm b, khoản 6 Điều 24 Nghị định 06 quy định cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này. Theo mẫu thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 06 nêu một trong những căn cứ chấp thuận hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng là “văn bản chấp thuận nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy".

Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi tắt là Nghị định 136) quy định: Chủ đầu tư phải đề nghị 2 cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt thiết kế trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu nêu trên và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa công trình vào sử dụng; Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao; Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.

Để cơ quan chuyên môn về xây dựng trong lĩnh vực điện lực thuộc Bộ Công Thương hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có cơ sở xem xét và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu, đưa công trình điện gió vào sử dụng theo đúng, đủ quy định của pháp luật, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đề nghị quý chủ đầu tư các dự án điện gió khẩn trương hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu theo quy định, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ra văn bản chấp thuận nghiệm thu trước ngày 01/11/2021.
Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán, nhưng lại khó kiểm soát, các tác nhân CBRN không chỉ đe dọa sức khỏe con người, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường.
Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Viettel, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực công nghệ quân sự tại Việt Nam, đã không ngừng nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ cao.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ghi nhận một bước tiến quan trọng trong ngành hàng không Việt Nam, khi máy bay huấn luyện TP-150 lần đầu tiên ra mắt.
Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Trưng bày tại không gian ngoài trời rộng lớn, quân đội Mỹ đem đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 5 loại vũ khí với nhiều điểm đáng chú ý.
Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngày 19/12, Bộ Công Thương và Công ty Ôtô Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tổng kết Chương trình hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương đã và đang chủ động nâng cao năng lực, phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Đẩy mạnh sản xuất ô tô điện không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam tại COP 26 mà còn là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lãnh đạo Airbus đã chia sẻ về vai trò ngày càng tăng của tập đoàn trong lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam.
Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã để lại dấu ấn quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hóa chất trong năm 2024.
Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp.
Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không nhằm phát triển mạng lưới chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu dùng bền vững.
Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Cuối năm, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tận dụng thời gian vàng, tập trung nguồn lực tăng tốc sản xuất, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho năm mới.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững là bắt buộc nhưng để tuân thủ, doanh nghiệp da giày đối mặt với nhiều thách thức.
Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không (Hanoi Aviation Forum).
Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Với nguy cơ xảy ra sự cố lớn, có tác động trên phạm vi rộng Cục Hoá chất đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quốc gia ứng phó sự cố hoá chất.
Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

TP. Đà Nẵng thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu phụ trợ phục vụ dự án Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Bộ Tài chính đã đề xuất kéo dài chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến ngày 31/12/2027.
Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Ngày 10/12, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức tổng kết Chương trình hỗ trợ dự án tư vấn phát triển nhà máy thông minh tại TP. Đà Nẵng năm 2024.
Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Ngành cơ khí Việt Nam từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp và kinh tế phát triển.
Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Sự chồng chéo giữa các quy định, nhất là thủ tục quyết định chủ trương đầu tư khiến Gia Lai lúng túng trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng.
Ứng dụng công nghệ -

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Giá đơn hàng thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng được nhận định là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may trong nước năm 2024 và cả năm 2025.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục xu hướng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp dệt may và da giày cần nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội hợp tác để gia tăng giá trị chuỗi cung ứng.
Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Thời gian qua, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị tại các địa phương nhằm thực hiện mục tiêu Kế hoạch hành động quốc gia CBRN.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động