Theo đó, Dự thảo bổ sung: Quy trình tổ chức kiểm tra kiến thức bán hàng đa cấp cho người đại diện tại địa phương với 2 phương án.
Phương án 1 (Cục tổ chức và xác nhận kiến thức pháp luật cho người đại diện tại địa phương): Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tổ chức đợt kiểm tra kiến thức cho người đại diện tại địa phương.
Phương án 2 (Cục và Sở Công Thương có thẩm quyền tổ chức và xác nhận kiến thức pháp luật cho người đại diện tại địa phương): Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng và Sở Công Thương tổ chức đợt kiểm tra kiến thức cho người đại diện tại địa phương.
Quy trình gồm các bước như sau: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận kiến thức cho người đại diện tại địa phương theo quy định; lên kế hoạch về thời gian, địa điểm, phương thức kiểm tra và thông báo bằng văn bản tới Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng về việc tổ chức đợt kiểm tra trong trường hợp Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức kỳ kiểm tra; thông báo kế hoạch kiểm tra; tổ chức kiểm tra; đánh giá kết quả kiểm tra; thông báo kết quả kiểm tra và cấp xác nhận.
Bên cạnh đó, Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định về: Hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả kiểm tra. Theo đó, bài kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, kiến thức cho người đại diện tại địa phương được thực hiện dưới hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm trong thời gian tối thiểu 60 phút.
Điểm kiểm tra được chấm theo thang điểm 100, yêu cầu cụ thể: Đối với bài kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, bài thi dưới 80 điểm (thay mức 90 điểm hiện hành) đối với hình thức thi trắc nghiệm và dưới 65 điểm (thay mức 75 điểm hiện nay) đối với hình thức thi tự luận là không đạt yêu cầu.
Đối với bài kiểm tra kiến thức cho người đại diện tại địa phương, bài thi dưới 70 điểm đối với hình thức thi trắc nghiệm và dưới 50 điểm đối với hình thức thi tự luận là không đạt yêu cầu.