Thứ ba 29/04/2025 05:28

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất đến năm 2030, tầm nhìn đến 2040.

Thực hiện Quyết định số 726/QĐ-TTg ngày 16/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1189 /QĐ-BCT về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất.

Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1189 /QĐ-BCT về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất

Theo đó, kế hoạch nhằm 3 mục đích, bao gồm:

Thứ nhất, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xác định trong Chiến lược phát triển công nghiệp hoá chất liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương để đạt được mục tiêu theo quan điểm, định hướng của Chiến lược phát triển công nghiệp hoá chất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Thứ hai, kế hoạch hành động là căn cứ để các đơn vị thuộc Bộ Công Thương xây dựng, tham mưu điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động theo chức năng, nhiệm vụ để chỉ đạo, tổ chức, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của đơn vị mình phù hợp với Chiến lược phát triển công nghiệp hoá chất;

Thứ ba, kế hoạch hành động là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp hoá chất, đồng thời là căn cứ để phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung của Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất trong trường hợp cần thiết.

Theo kế hoạch thực hiện, việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung công việc, nhiệm vụ xác định trong kế hoạch hành động dựa trên những yêu cầu cơ bản như: Quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm và mục tiêu mà Chiến lược phát triển công nghiệp hoá chất đã đề ra để thực hiện có hiệu quả.

Bên cạnh đó, kế hoạch nhằm cụ thể hoá các yêu cầu tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp hoá chất; thể hiện tính chủ động, sáng tạo của từng đơn vị và sự hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Công Thương trong việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp và đạt được mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển công nghiệp hoá chất; Đồng thời, đảm bảo sự nhất quán với việc tổ chức thực hiện, các chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các nghị quyết của Đảng, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và ngành Công Thương trong từng thời kỳ.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 16/5/2024.

Xem chi tiết tại đây.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp hóa chất

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?