Bộ Công Thương: Tích cực rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Bộ Công Thương hướng dẫn đo đạc, kiểm kê khí nhà kính Thị trường carbon, công cụ hữu hiệu để đạt mục tiêu Net Zero |
Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đến năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, được ban hành với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo "Đóng góp do quốc gia tự quyết định" của Việt Nam và Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mêtan đến năm 2030 góp phần hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Các nhà máy sản xuất điện than thuộc đối tượng thực thi của kế hoạch. Ảnh: Thu Hường |
Theo đó, đến năm 2025, bằng nguồn lực trong nước giảm ít nhất 8,2% phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU - Business as usual), tương ứng với 36,2 triệu tấn CO, tương đương (CO₂td) trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp.
Khi có hỗ trợ của quốc tế giảm ít nhất 36,4% phát thải khí nhà kinh so với Kịch bản phát triển thông thường, tương ứng với 160,5 triệu tấn CO₂td trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp.
Mục tiêu đến năm 2030: Bằng nguồn lực trong nước giảm ít nhất 9,0% phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường, tương ứng với 55,5 triệu tấn CO₂td trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp.
Khi có hỗ trợ thêm của quốc tế giảm khoảng 34,8% phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường, tương ứng với 213,7 triệu tấn CO₂td trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp.
Phát thải khí nhà kính theo kịch bản phát triển thông thường
Phát thải khí nhà kính theo kịch bản phát triển thông thường của lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp đến năm 2030 được tính toán theo Hướng dẫn về kiểm kê quốc gia KNK phiên bản năm 2006 (IPCC 2006) và Hướng dẫn thực hành tốt và quản lý độ không chắc chắn trong kiểm kê quốc gia KNK năm 2000 (GPG 2000).
Trong Kịch bản phát triển thông thường (BAU) theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định cập nhật năm 2022, phát thải khí nhà kính cho lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đến năm 2025 là 441,1 triệu tấn CO₂td, đến năm 2030 là 614,9 triệu tấn CO₂td.
Biện pháp giảm phát thải khí nhà kính
Đối với các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030 theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định cập nhật năm 2022 và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, bao gồm các biện pháp sau:
Các biện pháp đối với sản xuất công nghiệp: Thu hồi năng lượng từ nhiệt thải, tối ưu hóa quá trình đốt, sử dụng các thiết bị hiệu suất cao như lò hơi, lò hung, đèn chiếu sáng, máy nén khí, động cơ điện, hệ thống bơm, lắp đặt biến tần cho dây chuyền sản xuất, triển khai hệ thống quản lý năng lượng.
Nhóm biện pháp đối với khu vực gia dụng, thương mại dịch vụ: Sử dụng các trang thiết bị điện hiệu suất cao như điều hòa nhiệt độ, thiết bị làm lạnh, sử dụng đèn thắp sáng tiết kiệm điện, áp dụng thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời, sử dụng nhiên liệu sạch hơn cho đun nấu.
Nhóm biện pháp đối với công nghiệp năng lượng: Phát triển phát triển phát triển các nhà máy điện năng lượng tái tạo như hệ thống điện mặt trời tập trung, điện mặt trời mái nhà, điện gió trên bờ và gần bờ, điện gió ngoài khơi, thủy điện, điện sinh khối, điện rác; Phát triển tuabin khí hỗn hợp sử dụng khí tự nhiên trong nước, phát triển tuabin khi hỗn hợp sử dụng khí hóa lỏng, phát triển công nghệ nhiệt điện siêu tới hạn và trên siêu tới hạn.
Nhóm biện pháp đối với quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm: Áp dụng công nghệ tốt nhất để giảm phát thải trong quy trình sản xuất các ngành lĩnh vực như sản xuất hóa chất, thép, sử dụng môi chất lạnh thân thiện với khí hậu.
Các biện pháp kỹ thuật và quản lý khác giúp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và các quá trình công nghiệp.
Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính của lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp
Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương giai đoạn 2021 - 2030 triển khai có hiệu quả, đầy đủ các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính do quốc gia tự thực hiện dự kiến đạt 358,7 triệu tấn CO₂td và khi có hỗ trợ quốc tế là 1462,7 triệu tấn CO₂td.
Giải pháp thực hiện
Theo đó, các giải pháp được Bộ Công Thương ưu tiên triển khai tới năm 2030 gồm: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách gồm: Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, kiểm kê khí nhà kính cấp kĩnh vực, cấp cơ sở của ngành Công Thương.
Ngành thép là một trong những lĩnh vực sản xuất công nghiệp có phát thải lớn Ảnh: TCT Thép |
Lồng ghép nội dung giảm phát thải khí nhà kính và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan của ngành Công Thương và tăng cường các biện pháp giảm phát thải khí mêtan ở các lĩnh vực có tiềm năng như khai thác khoáng sản, dầu, khí và than…
Thực hiện các hoạt động, biện pháp kỹ thuật và quản lý giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp.
Nghiên cứu ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ; Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực, nhận thức; tăng cường hợp tác song phương, đa phương và huy động nguồn lực.
Chi tiết kế hoạch xem tại đây!