Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn
Văn bản chỉ đạo - điều hành 04/12/2024 10:22
Diễn đàn 'Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn' Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn |
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-BCT về việc thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn trong ngành Công Thương.
Chỉ thị nêu rõ, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Kinh tế tuần hoàn hiện đang là xu thế chủ đạo và là mô hình được nhiều quốc gia ưu tiên lựa chọn.
Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn được xác định là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất lao động. Ảnh: ST |
Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn được xác định là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất lao động, tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng mới, hiệu quả cao, hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Vì vậy, kinh tế tuần hoàn được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm, chỉ đạo thực hiện tại các văn bản cụ thể, như: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đưa ra một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là “Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”; Nghị quyết số 55/NQ-TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển ngành năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 xác định: “Thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững”…
Quyết định số 687/QĐ-CP ngày 7/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đã xác định rõ quan điểm “Chủ động phát triển kinh tế tuần hoàn là tất yếu, phù hợp với xu hướng, yêu cầu tạo đột phá trong phục hồi kinh tế và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG); góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chủ động thích ứng, chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, bảo đảm quốc phòng, an ninh” và giao Bộ Công Thương nhiệm vụ “Xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn thúc đẩy sản xuất tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả”.
Thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao, nhằm đẩy mạnh thực hiện kinh tế tuần hoàn trong ngành Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương và thuộc ngành Công Thương căn cứ chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất và thực hiện các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trên cơ sở nghiên cứu, rà soát, gắn kết kinh tế tuần hoàn vào chính sách phát triển các lĩnh vực ngành Công Thương, xây dựng, hoàn thiện và ban hành các chính sách, kế hoạch hành động thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Công Thương phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành Công Thương, ưu tiên các mô hình kinh tế tuần hoàn có tiềm năng trong các lĩnh vực, ngành, ưu tiên đáp ứng xu hướng và yêu cầu thực tiễn, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp và ngành Công Thương.
Xem chi tiết Chỉ thị tại đây!