Thứ sáu 09/05/2025 16:52

Bộ Chính trị cho ý kiến về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW về chính sách xã hội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW.

Ngày 30/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 10/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án trình bày nội dung tờ trình.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp, sáng 30/3

Bộ Chính trị thảo luận và cho rằng, trong hơn 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa XI, đổi mới và phát triển chính sách xã hội là chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta với tinh thần tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Việc triển khai có hiệu quả các chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; mang lại những thành tựu to lớn trong thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, chính sách xã hội còn thiếu tính bao trùm, thiếu liên kết giữa các chính sách trong tổ chức thực hiện, tỉ lệ bao phủ thấp. Chênh lệch mức sống giữa các vùng, miền, nhóm đối tượng còn lớn. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, chuẩn nghèo và chuẩn trợ cấp còn thấp. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Bảo hiểm xã hộicòn thấp, chưa thật sự hấp dẫn người lao động. Chất lượng dịch vụ y tế cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu. Hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội phát triển chậm. Đầu tư chính sách xã hội còn có mặt chưa hiệu quả...

Bộ Chính trị khẳng định việc tiếp tục đổi mới, phát huy hiệu quả chính sách xã hội là nhiệm vụ chiến lược, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia, thụ hưởng ngày một tốt hơn thành quả của phát triển.

Toàn cảnh cuộc họp, sáng 30/3

Xây dựng và thực hiện chính sách xã hội phải đặt trong tổng thể quản lý phát triển xã hội bền vững; giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, bảo đảm tính bền vững trong các chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người. Đầu tư cho thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội phù hợp với khả năng nền kinh tế, trong đó nguồn lực Nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng các nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, xã hội, đóng góp của người dân; kết hợp nội lực với ngoại lực thông qua hợp tác quốc tế.

Bộ Chính trị nhấn mạnh, xây dựng và hoàn thiện chính sách xã hội toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững, lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực để phát triển. Thực hiện chính sách xã hội phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của Nhà nước, sự giám sát thường xuyên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp; khơi dậy khát vọng phát triển, phát huy truyền thống tương thân, tương ái; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường của nhân dân trong giải quyết các vấn đề xã hội.

Bộ Chính trị giao cho cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị và các cơ quan liên quan để hoàn thiện Đề án báo cáo Bộ Chính trị trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII.

Theo TTXVN
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Chính trị

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm gian lận xuất xứ, ép giá nông sản

Rượu, bia, thuốc lá được đề xuất tăng thuế từ năm 2027

Sửa Luật Quy hoạch: Cấp tỉnh sẽ làm quy hoạch thế nào?

Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Minh bạch để Việt Nam không lọt ‘sách Đen FATF’

Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Gỡ rào cản thủ tục, mở đường tăng trưởng

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Sẽ có ưu đãi riêng cho Trung tâm Tài chính quốc tế

Luật Hóa chất (sửa đổi): Thêm cơ chế ứng phó sự cố trên biển

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam - Azerbaijan đẩy mạnh hợp tác năng lượng, dầu khí

Thủ tướng đề nghị Singapore đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Đại tá Đỗ Văn Hậu làm Cục trưởng Cục Quân nhu

Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung: Chỉ thanh tra khi có bằng chứng vi phạm rõ ràng

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Nên có chính sách ưu đãi nhập khẩu dược liệu để sản xuất thuốc

Duy trì cơ chế đối thoại quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ

Đại biểu Tạ Văn Hạ: Cần phát triển sản phẩm hóa chất Việt Nam có lợi thế

Đại biểu Võ Mạnh Sơn: Sửa Luật Hóa chất tạo công cụ mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Mường Lay xác lập kỷ lục Việt Nam về mật độ nhà sàn truyền thống

Đại biểu Quốc hội kỳ vọng và đánh giá cao việc soạn thảo sửa đổi Luật Hóa chất

Ký ức sống mãi trong ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi sau chỉnh lý đã rút gọn, tập trung nhiều vấn đề quan trọng