Thứ hai 28/04/2025 07:16

Bình Dương: Khởi tố 46 vụ việc, hơn 60 đối tượng liên quan đến buôn lậu, hàng giả

Trong năm 2023, các đơn vị tại Bình Dương đã khởi tố 46 vụ việc và 61 đối tượng liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Dươngđã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả năm 2023 và sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử của Ban Chỉ đạo 389 Bình Dương

Tại Hội nghị, các sở, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận về tình hình và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung cũng như trong hoạt động thương mại điện tử nói riêng. Đồng thời kiến nghị, đề xuất liên quan đến công tác phối kết hợp với các cơ quan chức năng, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách pháp luật cho phù hợp với yêu cầu thực tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Đại diện Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương phát biểu tại hội nghị.

Kết quả, trong năm 2023, các sở, ngành tại tỉnh Bình Dương đã tiến hành kiểm tra 10.191 vụ việc, phát hiện 6.977 vụ vi phạm, xử lý 6.631 vụ. Tổng số tiền phạt và truy thu hơn 1.147 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu ước tính khoảng 24 tỷ đồng, trị giá hàng buộc tiêu hủy ước tính khoảng 620 triệu đồng. Đặc biệt, đã khởi tố 46 vụ việc và 61 đối tượng liên quan đến những vụ việc trên.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nói chung và buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong thương mại điện tử nói riêng sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ ngày càng khó khăn hơn, nếu không có giải pháp cụ thể sẽ khó quản lý, kiểm soát được.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đề nghị các đơn vị, địa phương cần kiện toàn lại Ban Chỉ đạo, đảm bảo xuyên suốt từ tỉnh đến địa phương nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thông tin, phối hợp xử lý kịp thời.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cũng nhấn mạnh, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, các ngành cần chủ động tham mưu, kiến nghị giải pháp khắc phục các kẽ hở, tiếp tục nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật, không bao che, tránh tiêu cực, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại.

Diệu Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bình Dương

Tin cùng chuyên mục

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng

Hải Phòng: Tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận lực lượng quản lý thị trường từ Bộ Công Thương

Hải quan Việt Nam đẩy mạnh chống buôn lậu rác thải nguy hại

Hải quan lật tẩy loạt thủ đoạn buôn lậu nổi cộm

Tạm đình chỉ hai nhãn hiệu bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU

Hà Nội: Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Long Biên

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu