Bình Định cần phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế then chốt

Bình Định phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế then chốt, khuyến khích công nghệ cao, công nghiệp xanh, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo...
Phát triển công nghiệp nhìn từ nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: Định hướng và thành tựu Cần chú trọng phát triển công nghiệp điện trong Quy hoạch tổng thể quốc gia

Trong chương trình công tác tại tỉnh Bình Định, chiều 5/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định về tình hình phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, các đề xuất, kiến nghị của tỉnh.

Tham dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Bình Định.

Kinh tế Bình Định đạt nhiều kết quả tích cực

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Phạm Anh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, trong năm 2022, GRDP của tỉnh tăng 8,57%, đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay và cao hơn mức tăng 8,02% GDP của cả nước. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,26%, công nghiệp và xây dựng tăng 8,55%, dịch vụ tăng 12,61%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6%. GRDP bình quân đầu người đạt 70,7 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 27,37%; công nghiệp và xây dựng chiếm 30,05%; dịch vụ chiếm 38,16%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,42%.

Thu ngân sách trên 15,6 nghìn tỷ, tăng 7,5%. An sinh xã hội được quan tâm. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả.

Bình Định cần phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế then chốt
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định về tình hình phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới... - Ảnh: VGP

Tỉnh Bình Định định hướng đến năm 2030, trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2030 bình quân từ 8,5% trở lên, GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 là 204 - 213 triệu đồng/người, tương đương 7.500 - 7.900 USD… Đến năm 2050, Bình Định tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung với GRDP bình quân đầu người và tỷ lệ đô thị hóa cao hơn mức bình quân chung của cả nước…

Tỉnh Bình Định đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành xem xét cho phép nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát; tuyến Quốc lội 19 nối cảng Quy Nhơn với khu vực Bắc Tây nguyên, Nam Lào – Đông Bắc Campuchia và Thái Lan; xem xét các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ kinh phí để Bình Định tu bổ, tôn tạo các công trình văn hóa lịch sử, nhất là các tháp Chăm, di tích Đề thời Tây Sơn tam kiệt...

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành phát biểu đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Định; phân tích các tiềm năng, thế mạnh và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển tỉnh Bình Định; giải đáp các đề xuất, kiến nghị của tỉnh.

Các đại biểu cho rằng điểm quan trọng nhất để Bình Định phát triển là phải phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông để kết nối, khơi dậy các cực tăng trưởng và mở ra không gian phát triển mới, nhất là kinh tế biển, du lịch, logistics...

Khuyến khích phát triển công nghệ cao, công nghiệp xanh, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Định đã đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu và đạt được kết quả tích cực về kinh tế-xã hội, góp phần vào thành tựu chung của cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ ấn tượng về việc Bình Định chủ động, tích cực phát triển hạ tầng giao thông, từ đó phát triển không gian mới; tích cực thúc đẩy hợp tác đối tác công tư; tích cực đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho người lao động, công nhân, người nghèo; từ đây nhân rộng mô hình này.

Bình Định cần phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế then chốt
Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực và những kết quả, thành tựu mà tỉnh Bình Định đạt được trong thời gian qua - Ảnh: VGP

Thủ tướng khẳng định, với nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh và cơ hội nổi trội, nguồn lực phong phú là điều kiện, tiền đề để Bình Định bước vào thời kỳ phát triển mới, tạo sự bứt phá vươn lên trở thành tỉnh phát triển hàng đầu vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Để phát triển nhanh, bền vững, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bình Định tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển vùng và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh. Trong đó phải chú trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gồm thể chế, hạ tầng chiến lược và đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính. Về hạ tầng chiến lược phải chú ý phát triển hàng không, đầu tư Cảng hàng không Phù Cát, các tuyến cao tốc kết nối, hệ thống cảng biển…

Thủ tướng cũng đề nghị Bình Định cần bám sát tình hình thực tiễn để phản ứng chính sách tốt hơn; phát huy tinh thần tự lực, tự cường với khí thế Tây Sơn; tiếp tục thực hiện phân cấp, phân quyền; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; chú trọng công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị.

Đồng thời, tập trung xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch; tiếp tục thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và các Chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, nhất là các ngành kinh tế biển; thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị, phát triển xanh, bền vững, công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao; đẩy mạnh liên kết vùng để khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh, tạo không gian và nguồn lực cho phát triển...

Trong đó, phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế then chốt, khuyến khích công nghệ cao, công nghiệp xanh, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, công nghiệp - đô thị ven biển...; xây dựng hạ tầng đồng bộ, kết nối và nâng cao hiệu quả hoạt động khi kinh tế Nhơn Hội, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến gắn với sản phẩm nông, lâm, thủy sản địa phương.

Bình Định cần phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế then chốt
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự buổi làm việc. Ảnh: Báo Bình Định

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, xây dựng thương hiệu và chuỗi giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh các sản phẩm OCOP với thương hiệu, vùng nguyên liệu, sự hỗ trợ của ngân hàng, phát triển thị trường và ứng dụng khoa học công nghệ; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ, thương mại thế mạnh (vận tải biển, logistics, kho bãi, tài chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông...). Tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút nguồn lực đầu tư hạ tầng du lịch, dịch vụ; phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo gắn với lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hóa, điều kiện tự nhiên; hình thành các tuyến, cụm du lịch. Huy động mọi nguồn lực cho phát triển, gồm nguồn lực Nhà nước, nguồn lực xã hội, nguồn vốn vay… Đẩy mạnh hợp tác công tư để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhất là hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối vùng, đặc biệt là sân bay, đường cao tốc; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; chú trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm các sai phạm.

Thủ tướng yêu cầu Bình Định chủ động xây dựng đề án xã hội hóa, huy động nguồn lực cải tạo, nâng cấp sân bay Phù Cát. Đồng thời cùng các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chuẩn bị, lập dự án, triển khai dự án tuyến cao tốc Pleiku - Quy Nhơn, đoạn qua tỉnh nào thì tỉnh đó làm, theo hình thức hợp tác công tư, dưới sự quản lý, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải, kết nối 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Bình Định, kết nối Tây Nguyên và duyên hải Trung Bộ, kết nối với các tuyến cao tốc dọc (đường cao tốc Bắc - Nam), tạo bước đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng.

Đối với các đề xuất, kiến nghị của Bình Định, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, đây đều là những đề xuất chính đáng; cơ bản đồng tình xem xét; giao các bộ, ngành phối hợp với tỉnh Bình Định giải quyết. Tuy nhiên việc giải quyết các đề xuất phải trên cơ sở bối cảnh chung của cả khu vực và toàn quốc và đúng quy định; nếu khó khăn, vướng mắc do quy định thì các bộ, ngành xem xét, tháo gỡ, vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.

Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bình Định

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Một số nội dung tại Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến sẽ khắc phục được tình trạng nhập khẩu và sử dụng hoá chất sai mục đích.

Tin cùng chuyên mục

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới mà các doanh nghiệp ngành hoá chất cần lưu ý.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Nghị định 33/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học có nhiều thay đổi so với Nghị định cũ.
Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam 2024 và EL Vietnam 2024 là cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, công nghiệp mỏ, giao thông và năng lượng điện.
Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Theo tính toán, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư vào năm 2030, gấp 10 lần con số hiện nay, để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới.
Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Ngày 16/4/2024, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và UNIDO đã khai giảng Chương trình đào tạo về chính sách chuyển đổi số trong ngành công nghiệp.
TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Vừa qua, TKV có Báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bauxite thời kỳ 2021–2023 và tầm nhìn 2050.
Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức đã thu hút gần 30 đơn vị tham dự.
Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Sự phát triển của cụm công nghiệp trung hòa carbon không chỉ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu mà còn mở ra cơ hội hợp tác kinh tế với tất cả các nhà đầu tư.
Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2024 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần có biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.
Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Báo Công Thương có buổi phỏng vấn độc quyền với chuyên gia về những cơ hội và các khuyến nghị khi TP. Đà Nẵng thúc đẩy phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn.
Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Sáng ngày 23/4, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất, quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may đang "bắt nhịp" phát triển bền vững.
Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Ứng dụng công nghệ, cải tiến sản xuất và áp dụng sản phẩm xanh hóa là bước đi tất yếu để dệt may Việt Nam phát triển bền vững.
Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Kiểm điểm tiến độ về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đánh giá, còn chậm triển khai và sơ suất khi quy hoạch.
Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Việt Nam chỉ mới đáp ứng 35-40% nhu cầu sữa trong nước, dư địa tăng trưởng thị trường sữa trong nước vẫn còn lớn.
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy tính tuần hoàn trong các khu công nghiệp có thể giúp Việt Nam không chỉ giảm tác động môi trường mà còn tạo cơ hội đổi mới và tăng trưởng xanh.
Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tài chính được xem là trở ngại lớn cho doanh nghiệp dệt may thực hành ESG khi vẫn phải “ăn đong” vốn để duy trì sản xuất.
Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” đã diễn ra vào sáng nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động