Bí quyết và bài học phát triển công nghiệp của Lênin

Chính sách kinh tế mới (NEP) do Lênin đề ra cách đây hơn 100 năm có nhiều bí quyết và bài học quý về phát triển công nghiệp đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Chính sách kinh tế mới (còn được gọi tắt là NEP) do Lênin đề ra cách đây hơn 100 năm có nhiều bí quyết và bài học quý về phát triển công nghiệp đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Sáng tạo là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đặc trưng đó được thể hiện trong toàn bộ hoạt động cách mạng của những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó chính sách kinh tế mới do Lênin đề ra cách đây hơn 100 năm là một trong những biểu hiện của sự sáng tạo.

Sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công, nước Nga Xô - viết ở trong tình trạng kinh tế kiệt quệ, nạn đói và dịch bệnh diễn ra ở nhiều nơi, lại phải đối phó cuộc nội chiến chống lực lượng Bạch vệ được liên minh 14 nước phương Tây hậu thuẫn. Trong tình thế đó, Chính phủ Xô - viết buộc phải thực hiện chính sách cộng sản thời chiến mà thực chất là sử dụng toàn bộ hoạt động kinh tế phục vụ mục tiêu chiến thắng trong cuộc nội chiến. Chính sách cộng sản thời chiến theo Lênin "là một biện pháp không phải do những điều kiện kinh tế đề ra, mà phần lớn là do những điều kiện quân sự bắt buộc phải thi hành".

Bí quyết và bài học phát triển công nghiệp của Lênin
Ảnh minh họa

Theo đó, trong nông nghiệp, người nông dân chỉ được để lại cho mình một số lượng tối thiểu các sản phẩm nông nghiệp do mình làm ra, Nhà nước trưng thu số sản phẩm còn lại; trong công nghiệp, quốc hữu hoá toàn bộ tư liệu sản xuất, xoá bỏ kinh tế tư nhân, quản lý kinh tế theo phương thức tập trung, trao đổi bằng hiện vật, phân phối bình quân; trong ngoại thương, thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, hoàn toàn không có quan hệ kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa.

Chính sách cộng sản thời chiến có tác dụng nhất định trong những hoàn cảnh nhất định, giúp cho Nhà nước Xô- viết tập trung nguồn lực phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Nhưng sau khi cuộc nội chiến kết thúc về cơ bản vào cuối năm 1920 thì chính sách đó ngày càng bộc lộ những bất cập. Nông dân Nga (chiếm hơn 80% dân số nước Nga lúc bấy giờ) không được thụ hưởng tương xứng thành quả lao động của mình nên không hứng thú với sản xuất; thậm chí còn bất mãn với chính quyền Xô -viết. Do đó, sản lượng lương thực của nước Nga sụt giảm đáng kể và ở một số nơi đã xảy ra biểu tình và nổi loạn.

Trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, năng suất lao động thấp, sản lượng công nghiệp giảm dần. Thành tựu của công nghiệp và khoa học - kỹ thuật nước ngoài không được tiếp thu. Để khắc phục thực trạng đó, Lênin đã kịp thời đề ra chính sách kinh tế mới và đã được Đại hội lần thứ X của Đảng Bôn - sê - vich Nga họp vào tháng 3/1921 thông qua. Về nông nghiệp, ngày 21/3/1921 Lênin đã ký sắc lệnh về việc thay thế việc trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực. Theo đó, người nông dân sau khi nộp thuế lương thực sẽ được hưởng toàn bộ sản phẩm còn lại và được tự do trao đổi số sản phẩm này, từ đó phát triển nhanh chóng việc trao đổi hàng hoá. Những thay đổi đó đã tạo động lực cho người nông dân phát triển sản xuất.

Nhờ đó sản lượng lương thực năm 1925 tăng 87% so với năm 1913 là năm có sản lượng cao nhất trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Cũng từ đó quan hệ giữa nông dân và chính quyền Xô - viết được củng cố vững chắc hơn, quan hệ giữa công nhân và nông dân ngày càng chặt chẽ, quan hệ giữa thành thị và nông thôn ngày càng được mở rộng. Về công nghiệp, Lênin chủ trương "phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản...làm con đường, phương tiện, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất". Theo đó, Nhà nước Xô-viết chỉ nắm các ngành kinh tế then chốt như công nghiệp nặng, giao thông - vận tải, ngân hàng, ngoại thương; còn các ngành kinh tế còn lại để cho các thành phần kinh tế khác tham gia; cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân); việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế tại hầu hết các xí nghiệp...

Nhờ đó, đến năm 1925 sản lượng công nghiệp của Nga đạt 75% ngang bằng năm 1913 là năm có sản lượng cao nhất trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Về ngoại thương, Lênin yêu cầu phải dùng "cả hai tay mà lấy những cái tốt đẹp của nước ngoài như trật tự đường sắt ở Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các Tờrớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ". Với tinh thần đó, chính sách kinh tế mới khuyến khích chủ nghĩa tư bản nhà nước với các hình thức thích hợp như tô nhượng, hợp tác xã, đại lý, mua lại hoặc thuê nhà máy, đất đai cũng như xây dựng nhà máy tại nước Nga. Nhờ đó, nước Nga Xô- viết đã từng bước thoát khỏi sự cô lập, thiết lập quan hệ với nhiều đối tác nước ngoài.

Chính sách kinh tế mới là một chính sách kinh tế đã thành công trong thời kỳ đầu của công cuộc xây dựng nước Nga xô -viết. Mặc dù ngày nay một số nội dung của chính sách kinh tế mới không còn phù hợp song chính sách kinh tế mới đã để lại những bài học có giá trị về sự sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có hai bài học lớn. Một là, bài học tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh từ thực tiễn để từ đó có những biện pháp xử lý thích hợp. Hai là, bài học luôn luôn xem xét các chính sách trong sự vận động và phát triển không ngừng để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, đổi mới những chính sách không phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn, với sự biến động của đời sống kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.

Chính sách kinh tế mới còn là một bằng chứng bác bỏ những ý kiến cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là giáo điều, là khô cứng, là không phù hợp với thời đại.

PGS.TS Phạm Hữu Tiến - nguyên Viện trưởng Viện Thông tin khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tin giả - sự nguy hại và phương cách ngăn chặn

Tin giả - sự nguy hại và phương cách ngăn chặn

Tin giả đang nổi lên thành vấn nạn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn nạn tin giả diễn ra tràn lan, gây thiệt hại lớn trên nhiều lĩnh vực.
Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc trong tư tưởng Hồ Chí Minh dành cho nhân dân.
Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Ngoại giao cây tre”

Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Ngoại giao cây tre”

Đây là dịp quan trọng để toàn ngành ngoại giao, ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cùng nhìn lại kết quả thực hiện đường lối đối ngoại thời gian qua.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng đảng viên trẻ ngành than

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng đảng viên trẻ ngành than

Khi có nhiều đảng viên trẻ với tư tưởng chính trị vững vàng sẽ góp phần xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thêm phần vững chắc.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy sức mạnh tổng hợp của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời gian qua báo chí đã phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng.

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông - công cụ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lực lượng Quản lý thị trường

Truyền thông - công cụ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lực lượng Quản lý thị trường

Các cơ quan báo chí, truyền thông là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, có vai trò quan trọng trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Nhận diện, phân biệt “quan điểm sai trái, thù địch” và “ý kiến khác với quan điểm của Đảng”

Nhận diện, phân biệt “quan điểm sai trái, thù địch” và “ý kiến khác với quan điểm của Đảng”

Cán bộ, đảng viên cần nhận diện, phân biệt rõ các “quan điểm sai trái, thù địch” và “ý kiến khác với quan điểm của Đảng”, tránh “vơ đũa cả nắm”.
Trí thức trẻ trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Trí thức trẻ trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bản thân các cán bộ, đảng viên, nhất là những người trẻ cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương Việt Nam

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương Việt Nam

Đảng bộ Bộ phận Công ty CP Tập đoàn Taseco đã và đang thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cán bộ, đảng viên không tranh công, không đổ lỗi

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cán bộ, đảng viên không tranh công, không đổ lỗi

Trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cán bộ, đảng viên phải trung thực trong nhiệm vụ, không tranh công, không đổ lỗi; cầu thị, có chí tiến thủ,...
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có ý nghĩa "sống còn" với Nhà nước chế độ xã hội chủ nghĩa

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có ý nghĩa "sống còn" với Nhà nước chế độ xã hội chủ nghĩa

Việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa sống còn.
Đảng viên là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng viên là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Trước những diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi của các thế lực thù địch, Đảng viên là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên “mặt trận” không gian mạng

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên “mặt trận” không gian mạng

Công cuộc nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên “mặt trận” không gian mạng là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Đẩy mạnh “nêu gương” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên

Đẩy mạnh “nêu gương” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên

Đẩy mạnh “nêu gương” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên - vấn đề không mới nhưng là yêu cầu bức thiết nhằm xây dựng Đảng luôn trong sạch, vững mạnh.
Bác bỏ luận điệu "đường lối của Đảng chỉ là ý chí chủ quan của một bộ phận tinh hoa cầm quyền"

Bác bỏ luận điệu "đường lối của Đảng chỉ là ý chí chủ quan của một bộ phận tinh hoa cầm quyền"

Những năm gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều luận điệu xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta với nhiều loại và giọng điệu khác nhau.
Chiêu trò  xuyên tạc, chống phá qua các vụ án "chuyến bay giải cứu" và kit test Việt Á: Bổn cũ soạn lại

Chiêu trò xuyên tạc, chống phá qua các vụ án "chuyến bay giải cứu" và kit test Việt Á: Bổn cũ soạn lại

Khi Việt Nam đưa vụ “chuyến bay giải cứu” ra xét xử, các thế lực thù địch đã sử dụng các thủ đoạn quy chụp, vu cáo để phủ nhận thành tích chống dịch Covid-19.
Longform | Bài 2: Xử lý "đại án nhận quà" và kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trên thế giới

Longform | Bài 2: Xử lý "đại án nhận quà" và kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trên thế giới

"Đại án nhận quà" khiến nhiều cán bộ nhúng chàm, dù đã có những quy định nghiêm khắc. Nước ta cũng như một số quốc gia đang phải chống lại “vi rút” trầm kha này
Longform | Bài 1: Văn hóa biếu quà hay là liều “thuốc thử” cho sự liêm chính?

Longform | Bài 1: Văn hóa biếu quà hay là liều “thuốc thử” cho sự liêm chính?

Quà biếu vốn là văn hóa đẹp của người Việt Nam, song khi bị biến tướng trở thành thứ hàng “cảm ơn” xa xỉ thì quà biếu trở thành công cụ cho hành vi tham nhũng.
Bài 1: Văn hóa biếu quà hay là liều “thuốc thử” cho sự liêm chính?

Bài 1: Văn hóa biếu quà hay là liều “thuốc thử” cho sự liêm chính?

Quà biếu vốn là văn hóa đẹp của người Việt Nam, song khi bị biến tướng trở thành thứ hàng “cảm ơn” xa xỉ thì quà biếu trở thành công cụ cho hành vi tham nhũng.
Ca ngợi quân nhân vi phạm, đào ngũ là có lỗi với các bậc tiền nhân!

Ca ngợi quân nhân vi phạm, đào ngũ là có lỗi với các bậc tiền nhân!

Ca ngợi một số quân nhân vi phạm thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vô kỷ luật, tự ý bỏ trốn khỏi đơn vị là hành vi coi thường kỷ cương cần phải lên án.
Báo cáo của tổ chức HRMI về quyền con người và lý lẽ của kẻ “ngậm máu phun người”

Báo cáo của tổ chức HRMI về quyền con người và lý lẽ của kẻ “ngậm máu phun người”

Báo cáo mới đây của tổ chức HRMI về quyền con người ở Việt Nam cho thấy những kẻ “ngậm máu phun người” vẫn chưa bỏ dã tâm đi ngược lại đạo lý phát triển chung.
Vụ án chuyến bay giải cứu: Nỗi đau mất cán bộ và lời Bác Hồ năm xưa về “đạn bọc đường”

Vụ án chuyến bay giải cứu: Nỗi đau mất cán bộ và lời Bác Hồ năm xưa về “đạn bọc đường”

Vụ án chuyến bay giải cứu đã để lại những bài học sâu sắc về công tác quản lý cán bộ.
Từ vụ việc cựu Phó Chủ tịch Quảng Nam, nghĩ về bản lĩnh cán bộ trước cám dỗ vật chất

Từ vụ việc cựu Phó Chủ tịch Quảng Nam, nghĩ về bản lĩnh cán bộ trước cám dỗ vật chất

Thiếu bản lĩnh trước cám dỗ vật chất là sự suy thoái về đạo đức, lối sống. Người cán bộ ngoài tu dưỡng bản thân thì học “đạo đức” ở đâu, hãy học ở dân!
Những lời nói sau cùng tại phiên tòa “chuyến bay giải cứu” và bài học vô cùng đắt giá

Những lời nói sau cùng tại phiên tòa “chuyến bay giải cứu” và bài học vô cùng đắt giá

Các bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu” tỏ ra sám hối, đó là bài học không chỉ cho bị cáo mà còn là lời cảnh tỉnh cho những ai muốn trục lợi của Nhà nước, Nhân dân.
Tô vẽ hào quang cho những kẻ trục lợi trên nỗi đau đồng bào là xúc phạm cuộc chiến chống tham nhũng

Tô vẽ hào quang cho những kẻ trục lợi trên nỗi đau đồng bào là xúc phạm cuộc chiến chống tham nhũng

Giữa tâm dịch, những kẻ trục lợi từ chính sách nhân đạo của Nhà nước qua "chuyến bay giải cứu", lại đang trở thành “hiện tượng mạng” được đánh bóng, ca ngợi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động