Thứ bảy 19/04/2025 12:01

Bị lừa hơn nửa tỷ đồng khi cài đặt phần mềm giả mạo dịch vụ công

Hai người phụ nữ ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã bị mất hơn nửa tỷ đồng khi cài đặt phần mềm giả mạo dịch vụ công.

Ngày 4/4, Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an quận Cầu Giấy đang điều tra 2 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn.

Theo đó, ngày 22/3, chị H. (SN 1993) đến Công an phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy trình báo việc bị mất hơn 300 triệu đồng khi khi cài đặt phần mềm giả mạo Dịch vụ công.

Chị H. cho biết, có nhận được cuộc gọi của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an phường yêu cầu chị cài đặt định danh cá nhân. Sau đó, đối tượng hướng dẫn chị cài đặt và đăng nhập phần mềm giả mạo Dịch vụ công. Một lúc sau chị phát hiện tài khoản bị mất hơn 320 triệu đồng.

Cảnh giác không cài đặt phần mềm giả mạo. (Ảnh: Công an cung cấp)

Cùng ngày, Công an phường Trung Hòa tiếp tục nhận tin trình báo của chị T. (SN 1984) về việc bị mất hơn 200 triệu đồng với thủ đoạn tương tự.

Đối tượng tự xưng Công an phường hướng dẫn chị cài đặt và đăng nhập phần mềm giả mạo Dịch vụ công. Sau đó chị phát hiện tài khoản bị mất hơn 200 triệu đồng nên đã đến cơ quan công an trình báo.

Từ hai vụ việc nêu trên, Công an TP. Hà Nội cảnh báo, người dân cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ tự xưng là cán bộ công an để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin dữ liệu dân cư qua điện thoại.

Để phòng tránh lừa đảo, Công an Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác khi nhận các cuộc gọi từ người lạ, tự xưng là cán bộ công an để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin dữ liệu dân cư qua điện thoại.

Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng. Nếu cài đặt phần mềm giả mạo sẽ có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân.

Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.

"Trường hợp nhận được các tin nhắn và cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật", Công an Hà Nội khuyến cáo.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Công an Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất thuốc chuột quy mô 'khủng' làm từ gạo, vỏ trấu

Hiệp hội Sữa Việt Nam cảnh báo thông tin sai lệch về vụ án sữa giả 500 tỷ đồng

Thành phố Huế: Cháy bùng phát ở chợ An Lỗ

Nợ hơn 20 tỷ đồng, Công ty Hoàng Nhâm tại Lai Châu bị cưỡng chế thuế

Công ty Cổ phần IBS tại Long An bị cưỡng chế thuế

Phát hiện 2 doanh nghiệp sử dụng bằng giả để đấu thầu tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty Thanh Hoa tại Tuyên Quang

Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Thạch Anh tại Đắk Lắk

Phú Thọ: Bắt khẩn đối tượng 'làm khống' chứng nhận hợp quy

Cưỡng chế thuế Công ty Giấc Mơ Tây Bắc tại Lai Châu

Thanh Hóa: Phạt nặng doanh nghiệp sản xuất hơn 67 tấn phân bón giả

Quảng Ninh: Thượng úy Nguyễn Đăng Khải anh dũng hy sinh khi truy bắt đối tượng ma túy

Đắk Nông: Cưỡng chế thuế Công ty Highland và Công ty Hưng Thịnh

Thanh Hóa: Chủ mỏ đất 'xẻ thịt' đồi Cánh Chim 'đút túi' hơn 13 tỷ

Tuyên Quang: Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng Phú Tuấn

Quảng Trị: Công ty HT Minh Nhật bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bắt nhóm giang hồ bảo kê chợ Bình Tây, thủ đoạn như Khánh 'trắng'

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng lừa đảo bằng hình thức ôn thi IELTS

Đồng Nai: Công ty hóa chất Dong Lim Vina Chemical bị phạt nặng

Những loại thuốc nào bị làm giả tại 'ổ' thuốc giả 200 tỷ vừa bị triệt phá?