Công nghệ giải mã gen: Hướng đi mới cho chữa bệnh đột quỵ ở Việt Nam |
Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, chỉ trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong.
Đột quỵ nguy hiểm như thế nào đến tính mạng? (Ảnh minh họa) |
Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.
Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời.
Đột quỵ thường được phát hiện với các dấu hiệu đặc trưng như: Người bệnh có hiện tượng tê hoặc yếu cơ, đặc biệt là thường xảy ra ở một bên cơ thể; người bệnh có dấu hiệu thay đổi thị lực ở một hoặc cả hai mắt; xuất hiện cảm giác khó nuốt; người bệnh bị nhức đầu nghiêm trọng không rõ nguyên nhân; chóng mặt, đi lại khó khăn, khó cử động; xuất hiện hiện tượng nói ngọng, khó nói, lưỡi bị tê cứng; rối loạn trí nhớ.
Các triệu chứng báo hiệu đột quỵ thường không kéo dài vì thế khi phát hiện bất kể một biểu hiện bất thường nào của người bệnh thì không nên chủ quan, mà hãy thực hiện việc cấp cứu kịp thời.
Việc điều trị khẩn cấp đối với đột quỵ do thiếu máu cục bộ cần sử dụng thuốc để khôi phục lại lưu lượng máu. Sử dụng thuốc làm tan cục máu đông sẽ giúp bệnh nhân đột quỵ giảm nguy cơ đối mặt với sự nguy hiểm một cách kịp thời.
Đối với đột quỵ xuất huyết não, tùy thuộc vào tình trạng xuất huyết hoặc máu tụ của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp. Việc điều trị thường nhằm cố gắng kiểm soát huyết áp cao và tình trạng chảy máu não.
Đáng lo ngại, những năm gần đây, căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ do thiếu máu lên não. Ngoài ra, còn có những yếu tố như mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… đều làm tăng quá trình hình thành cục máu đông, mảng xơ vữa gây tắc mạch máu; tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ thì nguy cơ cũng rất cao.
Đồ ăn nhanh là món ăn quen thuộc của giới trẻ, bên cạnh sự tiện lợi thì chúng chứa nhiều chất bảo quản và dầu mỡ.
Làm việc quá sức: Người trẻ hiện nay rất chú trọng đến sự nghiệp, họ luôn bị stress, áp lực căng thẳng trong công việc. Điều này dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, huyết áp tăng cao, tim co bóp mạnh, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, nhất là đột quỵ.
Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá cũng sẽ làm tổn thương thành mạch máu, tăng nguy cơ xơ cứng động mạch.