Bí ẩn về Tu-160M trong câu chuyện “tam quốc” Nga - Ukraine - Trung Quốc

Để có thể sở hữu Tu-160M, Nga có thể sẽ phải “muối mặt” vay mượn công nghệ từ Trung Quốc, loại công nghệ được phát triển từ hợp tác với Ukraine.
Chiến sự Nga - Ukraine 5/1: Ông Zelensky nói Nga lên kế hoạch cho đợt động viên mới

Tạp chí National Interest của Mỹ ngày 3/1/2023 đăng một bài viết có tiêu đề “Nga tăng cường sản xuất máy bay ném bom chiến lược Tu-160M: Dự kiến ​​​​sẽ có 70 chiếc, một phi đội hàng không hùng hậu”. Theo đó, bài viết chú ý đến tình hình trong lĩnh vực máy bay ném bom chiến lược của Nga, cho rằng 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-160M ​​mới đã được chuyển giao để bay thử nghiệm; cũng trong kế hoạch này, Nga sẽ sản xuất hàng loạt máy bay ném bom chiến lược Tu-160M, đồng thời nâng cấp máy bay ném bom chiến lược Tu-160 hiện có.

Thiên Nga trắng Tu-160M của Nga.
Thiên Nga trắng Tu-160M của Nga.

Tuy nhiên, Nga cũng bộc lộ điểm yếu khi Tu-160M ​​thiếu khả năng tàng hình như B-21 của Mỹ và H-20 của Trung Quốc, hơn nữa nó vẫn là máy bay ném bom thế hệ trước, chưa đáp ứng được yêu cầu tác chiến trong tương lai.

Vốn dĩ Tu-160 không phù hợp để tái khởi động dây chuyền sản xuất hàng loạt, nhưng dự án phát triển máy bay ném bom thế hệ tiếp theo PAK DA của Nga lại tiến triển chậm chạp, đây chính là yếu tố then chốt thúc đẩy Nga nối lại sản xuất Tu-160.

Dự án PAK DA có thể phải đến cuối những năm 2030 mới có thể kích hoạt lại, về mặt kỹ thuật điều này tụt hậu nghiêm trọng so với Trung Quốc và Mỹ. Lịch sử của dự án PAK DA cũng không ngắn, những tin tức liên quan đã xuất hiện cách đây hơn chục năm, Nga đã tiến hành rầm rộ nhưng vẫn còn quá bí ẩn, cho đến nay vẫn chưa có thông tin rõ ràng của dự án.

Máy bay ném bom tàng hình PAK-DA của Nga se thành sự thật?
Máy bay ném bom tàng hình PAK-DA của Nga se thành sự thật?

Chỉ có tin đồn rằng, một mẫu thử nghiệm đang được sản xuất, nhưng không có tin tức đáng tin cậy nào về thời điểm chuyến bay đầu tiên diễn ra, vì vậy thực sự không thể đoán trước được. Khi nói về tình hình liên quan hiện nay, nhiều người bày tỏ sự nghi ngờ về năng lực của Nga, nhất là liệu Nga có thể sản xuất máy bay ném bom chiến lược tàng hình trong tình trạng hiện nay hay không.

Hiện nay, việc khởi động lại việc sản xuất máy bay ném bom chiến lược Tu-160 là điều khá khó khăn đối với Nga. Nga đã rục rịch khởi động lại dây chuyền sản xuất máy bay ném bom chiến lược Tu-160 cách đây 20 năm nhưng tiến độ rất chậm, thành quả bước đầu là tận dụng phần thân cũ của máy bay ném bom chiến lược Tu-160 còn sót lại từ quá khứ.

Có một điều ngạc nhiên là, National Interest cho rằng, dự án máy bay ném bom tàng hình thế hệ tiếp theo PAK DA của Không quân Nga sẽ sử dụng công nghệ của máy bay ném bom chiến lược H-20 Trung Quốc và có thể phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ, chuyển giao công nghệ cũng như linh kiện từ Trung Quốc.

Nguyên nhân rất đơn giản, dự án máy bay ném bom tàng hình thế hệ tiếp theo PAK DA của Không quân Nga và máy bay ném bom tàng hình H-20 của Trung Quốc ban đầu được thiết kế để cạnh tranh với Mỹ, đồng thời có thể tấn công hạt nhân thông thường trên không. National Interest cho rằng “Trung Quốc có thể sẵn sàng hỗ trợ Nga phát triển”.

Trong bối cảnh hiện nay, việc Nga và Trung Quốc hợp tác chế tạo máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới cũng không phải là không có khả năng, nhất là hợp tác này lại nhằm vào sự thống trị của Mỹ.

Quan điểm của National Interest là ngành công nghiệp hàng không của Nga không thể tự mình chế tạo máy bay ném bom thế hệ tiếp theo, thậm chí việc tái khởi động máy bay ném bom chiến lược Tu-160 cũng là một vấn đề.

Máy bay ném bom chiến lược H-20 của Trung Quốc.
Máy bay ném bom chiến lược H-20 của Trung Quốc.

Chuyến bay đầu tiên của Tu-160 là vào tháng 1/2022, tuy nhiên sau đó không có thông tin chính thức nào về việc Nga chế tạo hàng loạt máy bay này, mặc dù Không quân Nga thông báo, sẽ mua 50 máy bay ném bom Tu-160M, nâng tổng số phi đội lên gần 70 chiếc. Người Mỹ tin rằng, cách khả thi nhất đối với Nga là sử dụng máy bay ném bom tàng hình H-20 của Trung Quốc làm bản thiết kế chứ không còn tự thiết kế hoàn toàn nữa, và chỉ bằng cách này, tiến độ mới có thể được đảm bảo.

Tuy nhiên, một vấn đề khá “oái oăm” đặt ra là, Trung Quốc bằng cách nào đó, trước đây đã mua được máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Ukraine, bởi vì Ukraine đã thừa hưởng hầu hết các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 từ những năm 1990. Tuy nhiên, sau đó, do có sự can thiệp của “bên thứ 3”, một thỏa thuận có thể trị giá hàng tỷ đô la đã bị phá hủy, Ukraine từ bỏ xuất khẩu máy bay ném bom chiến lược Tu-160 sang Trung Quốc, và cũng khiến Ukraine phải tiêu hủy một số lượng lớn máy bay ném bom chiến lược Tu-160, Tu-95 và Tu -22.

Trên cơ sở chiếc Tu-160 đó và các kỹ thuật then chốt khác, máy bay ném bom H-20 đã ra đời, và có thể nói là về đích trước Nga. Liệu người Nga có chấp nhận vấn đề sử dụng một phiên bản “nhái” của Tu-160 để chế tạo Tu-160 “xịn” hoặc thậm chí là máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới hay không?

Theo báo cáo của EurAsian Times, H-20 của Trung Quốc được cho là có khả năng mang 4 tên lửa “tàng hình hoặc siêu thanh”.

Bình Nguyên (theo National Interest)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp quốc phòng

Tin mới nhất

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Chiều 24/11, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Đề nghị làm rõ quy định về phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng

Đề nghị làm rõ quy định về phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng

Chiều 24/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
AK-19 của Nga tạo sức hút lớn trong diễn đàn quân sự Army-2023

AK-19 của Nga tạo sức hút lớn trong diễn đàn quân sự Army-2023

Không cháy trong lửa, không chìm trong nước là những tính năng nổi bật nhất của khẩu súng hiện đại này, ngoài ra súng còn sử dụng đạn tiêu chuẩn NATO.
Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ: Còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ

Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ: Còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ

Sáng 9/6, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và tiền chất thuốc nổ.
Bài 5: Quản lý tiên tiến để thúc đẩy tốc độ hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng

Bài 5: Quản lý tiên tiến để thúc đẩy tốc độ hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng

Những sản phẩm của ngành công nghiệp quốc phòng có được chính là nhờ việc đầu tư đúng hướng cho đội ngũ làm công tác khoa học; công tác nghiên cứu khoa học.

Tin cùng chuyên mục

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Chiều 8/11 Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và tiến hành thảo luận tại tổ.
Gian hàng quốc gia Việt Nam tại triển lãm quốc phòng và an ninh 2023

Gian hàng quốc gia Việt Nam tại triển lãm quốc phòng và an ninh 2023

Từ ngày 6-9/11/2023, triển lãm Quốc phòng và An ninh 2023 chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm IMPACT ở Bangkok, Thái Lan.
Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh và Viện Nghiên cứu lập pháp đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghiệp quốc phòng tự chủ hiện đại

Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghiệp quốc phòng tự chủ hiện đại

Với công nghiệp quốc phòng (CNQP), con người đặc biệt quan trọng, bởi đây là lĩnh vực khó nhất trong tất cả các ngành công nghiệp. Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng.
Bài 4: Mở rộng liên kết công nghiệp quốc phòng với công nghiệp quốc gia

Bài 4: Mở rộng liên kết công nghiệp quốc phòng với công nghiệp quốc gia

Sản phẩm công nghiệp quốc phòng ngày càng đa dạng, lưỡng dụng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bài 3: Nhận diện các luận điệu chống phá quá trình hiện đại hóa lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Bài 3: Nhận diện các luận điệu chống phá quá trình hiện đại hóa lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Thời gian qua, năng lực của công nghiệp quốc phòng của chúng ta đã được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm.
Bài 2: Làm chủ công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa vũ khí trong điều kiện mới

Bài 2: Làm chủ công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa vũ khí trong điều kiện mới

Công nghiệp quốc phòng là một bộ phận của công nghiệp quốc gia, một phần quan trọng của thực lực và tiềm lực quốc phòng - an ninh của một quốc gia.
Bài 1: Nên "sửa sang giáo mác" để phòng việc bất ngờ

Bài 1: Nên "sửa sang giáo mác" để phòng việc bất ngờ

Phát triển nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội.
Đại tướng Phan Văn Giang nói gì về lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Đại tướng Phan Văn Giang nói gì về lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Theo Đại tướng Phan Văn Giang, việc chuẩn bị từ sớm, từ xa để ứng phó sự cố rất quan trọng. Vì vậy, đề nghị các ĐBQH ủng hộ vấn đề lập Quỹ phòng thủ dân sự.
Bí ẩn về siêu pháo bắn đạn hạt nhân của quân đội Mỹ

Bí ẩn về siêu pháo bắn đạn hạt nhân của quân đội Mỹ

Pháo M65 là vũ khí do Mỹ chế tạo và có đủ sức mạnh san phẳng cả thành phố chỉ với một phát bắn.
Phấn đấu làm chủ công nghệ lõi chế tạo vũ khí công nghệ cao

Phấn đấu làm chủ công nghệ lõi chế tạo vũ khí công nghệ cao

Thời gian tới, công tác khoa học quân sự phấn đấu từng bước làm chủ những công nghệ lõi trong nghiên cứu thiết kế, chế tạo các chủng loại vũ khí, thiết bị kỹ thuật, nhất là vũ khí công nghệ cao,...
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn kết trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn kết trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng gắn kết chặt chẽ và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia
GS. VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng

GS. VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng

GS. VS Trần Đại Nghĩa là nhà khoa học lớn và là người đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự, công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Thực hư bí mật về “Thiên nga trắng” Tu-160 của Nga có nguy cơ rơi vào tay Mỹ

Thực hư bí mật về “Thiên nga trắng” Tu-160 của Nga có nguy cơ rơi vào tay Mỹ

Mới đây, 1 kỹ sư hàng không người Nga đã bí mật trốn sang Mỹ, người này sẵn sàng tiết lộ bí mật về mẫu oanh tạc cơ siêu thanh lớn nhất thế giới Tu-160 của Nga.
Quân sự thế giới hôm nay (15-2): Malaysia cảnh báo hậu quả từ cắt giảm ngân sách quốc phòng

Quân sự thế giới hôm nay (15-2): Malaysia cảnh báo hậu quả từ cắt giảm ngân sách quốc phòng

Quân sự thế giới hôm nay (15-2) gồm những thông tin quan trọng: Malaysia cảnh báo hậu quả từ việc cắt giảm ngân sách quốc phòng...
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nói gì về việc lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nói gì về việc lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Chiều 14/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án Luật Phòng thủ dân sự.
Xe tăng T-90M là một “con thú”, không phải là một cỗ máy ở Ukraine!

Xe tăng T-90M là một “con thú”, không phải là một cỗ máy ở Ukraine!

Bất chấp phương Tây liên tục hỗ trợ Ukraine vũ khí chiến đấu hạng nặng, xe tăng T-90M của Nga vẫn được đánh giá là “cơn ác mộng” của quân đội Ukraine.
Đề xuất 5 chính sách cốt lõi phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Đề xuất 5 chính sách cốt lõi phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Công nghiệp quốc phòng, an ninh là ngành đặc thù, phải được chăm lo xây dựng và phát triển theo một cơ chế đặc thù và được ưu tiên trong đầu tư phát triển.
Đại tướng Phan Văn Giang: Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chế tạo một số loại vũ khí mới, hiện đại

Đại tướng Phan Văn Giang: Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chế tạo một số loại vũ khí mới, hiện đại

Đại tướng Phan Văn Giang chỉ đạo Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chế tạo một số loại vũ khí trang bị mới, hiện đại.
Công nghiệp vũ khí Mỹ và châu Âu năm 2022 thu lợi “khủng” từ xung đột Nga - Ukraine

Công nghiệp vũ khí Mỹ và châu Âu năm 2022 thu lợi “khủng” từ xung đột Nga - Ukraine

Nhiều số liệu cho thấy, hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc xung đột Nga - Ukraine chính là các tổ hợp công nghiệp chế tạo vũ khí của Mỹ và châu Âu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động