Thứ ba 22/04/2025 21:53

Bệnh đau mắt đỏ và biến chứng nguy hiểm

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan ra cộng đồng. Nếu điều trị không đúng cách sẽ để lại biến chứng nguy hiểm.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời điểm đau mắt đỏ xuất hiện thường vào lúc mùa mưa hoặc giao mùa như hiện nay, vì vào thời điểm này thường là cơ hội cho vi khuẩn vi sinh dễ sinh sôi phát triển. Bệnh đau mắt đỏ dễ gây thành dịch do bệnh lây qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với rỉ mắt của người bệnh.

Biểu hiện đau mắt đỏ là: Đỏ mắt; ngứa cộm, chảy nước mắt; viêm kết mạc do vi khuẩn kèm theo đổ ghèn (rỉ mắt xanh, vàng); viêm kết mạc do virus: Chảy nước mắt nhiều, rỉ mắt trong, rất nhạy cảm ánh sáng; viêm kết mạc do dị ứng: Mắt ngứa nhiều kèm theo rỉ mắt; thị lực thường ít thay đổi.

Khi có các dấu hiệu đau mắt đỏ, người bệnh cần tới khám và điều trị tại các phòng khám chuyên khoa mắt

Chú ý, nếu không được điều trị kịp thời, điều trị đúng chỉ định có thể gây nhiều biến chứng như viêm giác mạc, thời gian điều trị dài ngày, dẫn tới suy giảm thị lực sau này. Do đó, không nên tự điều trị đau mắt đỏ bằng việc mua thuốc nhỏ mắt tại các tiệm thuốc tây sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bệnh nhân tự ý dùng thuốc sẽ gây giảm thị lực, sẹo giác mạc, nhất là thuốc chứa corticoid sử dụng lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí mù lòa. Do đó, khi bị đau mắt đỏ phải đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để xác định nguyên nhân gây bệnh do đâu.

Nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn thì sẽ được chỉ định điều trị kháng sinh, chống viêm, vệ sinh mắt. Nếu đau mắt đỏ do vi sinh, bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày, tăng cường thể trạng vitamin C, chườm lạnh giảm sưng phù. Nếu đau mắt đỏ do dị ứng sẽ được chỉ định dùng kháng sinh, chống dị ứng (thuốc nhỏ, thuốc uống toàn thân). Khi nhỏ thuốc vào mắt nên để cao vừa phải, tránh đầu lọ thuốc chạm vào lông mi hay mi mắt gây nhiễm khuẩn lọ thuốc. Đặc biệt, không sử dụng chung chai thuốc với người bệnh. Với trẻ em điều trị thuốc sau 3 ngày không thấy đáp ứng phải đưa đến tái khám.

Để phòng ngừa lây lan thành dịch đau mắt đỏ, bệnh nhân viêm kết mạc nên giữ vệ sinh để tránh không lây truyền cho những người xung quanh bằng cách: Vệ sinh mắt, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trước và sau khi chạm vào mắt, đeo khẩu trang hoặc che miệng che mũi khi hắt hơi. Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân nên nghỉ học hoặc nghỉ làm vài ngày để tránh lây bệnh. Bệnh nhân đeo kính áp tròng: Nên ngưng sử dụng ngay. Nên sử dụng đồ vệ sinh cá nhân riêng (khăn mặt) sau khi sử dụng vệ sinh đồ dùng sạch sẽ (phơi nắng...).

Minh Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Nơi thức tỉnh vẻ đẹp và tâm hồn bắt đầu từ sự thư giãn: Éclat toả sáng từ bên trong

Giải mã lý do người trẻ vẫn chưa muốn mua nhà

Tra cứu 'phạt nguội' tại chỗ: Giải pháp tránh ùn ứ

Hành khách khổ vì delay, Cục Hàng không đề xuất sửa luật, tăng mức bồi thường

Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Vietcombank tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 4 cầu giao thông nông thôn tại Bến Tre

Vé máy bay đang đắt, đừng bị lừa bởi bẫy giá rẻ

Hà Nội: Cháy nhà cao tầng cạnh trường học, phải sơ tán nhiều học sinh

Agribank tri ân các cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975

Thời tiết hôm nay 22/4: Bắc Bộ nắng nóng gay gắt

Thời tiết biển hôm nay 22/4/2025: Bắc Biển Đông không mưa

TP. Hồ Chí Minh cờ hoa rực rỡ mừng đại lễ 30/4

Quy trình cung cấp và quản lý viện trợ cho nước ngoài

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chuẩn bị đón đại lễ 30/4

'Tinh hoa trái cây Việt' sắp được trưng bày tại Hà Nội

Đảng bộ Lữ đoàn 126 dẫn dắt xây dựng lực lượng tinh nhuệ

Đăng ký thi tốt nghiệp: Cuộc 'cân não' trước ngưỡng cửa đại học

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

BOT thua lỗ: Bộ Xây dựng đề xuất rót vốn gỡ khó