Bế mạc hội nghị TƯ 11: Cả nước còn 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Trung ương thống nhất tổ chức lại chính quyền theo mô hình hai cấp, sáp nhập còn 34 tỉnh, thành, tạo nền tảng pháp lý cho bộ máy tinh gọn, hiệu lực.
Sáp nhập tỉnh, Đà Nẵng có tiếp tục dự án lấn biển? Đà Nẵng chuẩn bị nhà công vụ cho cán bộ sau sáp nhập tỉnh Bất động sản vùng nào tăng vọt sau tin sáp nhập tỉnh?

Tổ chức hệ thống chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp

Chiều 12/4, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất rất cao với các chủ trương lớn, mang tính cải cách sâu rộng, đặc biệt trong tổ chức chính quyền địa phương.

Theo đó, hệ thống chính quyền sẽ được tổ chức lại theo mô hình hai cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố), chấm dứt cấp huyện sau khi Quốc hội sửa đổi Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025.

Bế mạc hội nghị TƯ 11: Cả nước còn 34 tỉnh thành sau sáp nhập
Toàn cảnh phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII. Ảnh: TTXVN

Số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập sẽ còn 34, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Với cấp xã, dự kiến sau sáp nhập sẽ giảm 60 - 70% số lượng hiện hành, góp phần tinh gọn bộ máy, giảm tầng nấc trung gian, đồng thời tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Theo mô hình mới, cấp tỉnh sẽ vừa thực hiện chủ trương của Trung ương, vừa ban hành chính sách trên địa bàn và chỉ đạo trực tiếp cấp xã. Trong khi đó, cấp xã được trao thêm thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chủ động tổ chức thi hành và quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.

Song hành với tái cấu trúc bộ máy hành chính, Trung ương cũng thống nhất chủ trương xây dựng lại tổ chức Đảng theo mô hình tương ứng – chỉ còn tổ chức Đảng ở cấp tỉnh và cấp xã, chấm dứt hoạt động của các đảng bộ cấp huyện. Việc sắp xếp này sẽ tuân thủ Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương, đảm bảo giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong toàn hệ thống chính trị.

Bế mạc hội nghị TƯ 11: Cả nước còn 34 tỉnh thành sau sáp nhập
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII. Ảnh: TTXVN

Đáng chú ý, hội nghị lần này cũng đi đến thống nhất cao về chủ trương sáp nhập, tinh gọn các cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng từ cấp Trung ương đến cấp xã.

Mục tiêu là tổ chức lại bộ máy theo hướng gần dân, sát dân, chú trọng thực hành dân làm gốc, thực sự trở thành “cánh tay nối dài” của Đảng đến từng hộ gia đình. Các tổ chức này phải bảo đảm không trùng lặp chức năng, không hành chính hóa hoạt động, chăm lo thiết thực quyền và lợi ích của đoàn viên, hội viên và nhân dân.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy các cơ quan tư pháp

Một trong những nội dung quan trọng khác được bàn thảo và thống nhất tại Hội nghị Trung ương 11 là chủ trương tiếp tục tinh gọn bộ máy các cơ quan tư pháp. Theo đó, hệ thống Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân sẽ tổ chức lại thành 3 cấp: Tối cao, cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và cấp khu vực.

Các Tòa án và Viện Kiểm sát cấp cao và cấp huyện sẽ chấm dứt hoạt động. Mô hình quân sự vẫn giữ nguyên. Đây là bước đi nhằm tinh giản đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động tư pháp, đồng thời phục vụ yêu cầu quản trị xã hội hiện đại, chuyên nghiệp.

Bế mạc hội nghị TƯ 11: Cả nước còn 34 tỉnh thành sau sáp nhập
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: TTXVN

Để tạo hành lang pháp lý cho các cải cách lớn, Trung ương thống nhất nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và hệ thống pháp luật liên quan đến chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Các sửa đổi phải hoàn tất trước ngày 30/6 và có hiệu lực từ 1/7. Trung ương cũng yêu cầu xây dựng quy định về thời gian chuyển tiếp để đảm bảo không gián đoạn hoạt động trong quá trình sáp nhập, tổ chức lại bộ máy.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu đổi mới mạnh mẽ tư duy và cách làm, tháo gỡ triệt để những rào cản về thể chế ngay trong năm 2025 để tạo nền tảng phát triển. Việc ban hành chính sách, pháp luật phải sát với thực tiễn, kịp thời, không để xảy ra tình trạng “chờ luật, chờ cơ chế”, gây lỡ nhịp phát triển.

Bên cạnh cải cách hành chính, Trung ương cũng nhất trí chủ trương sáp nhập, tinh gọn các tổ chức công đoàn, cụ thể là kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang, giảm mức đóng góp công đoàn phí. Đây là bước đi nhằm bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả trong chăm lo, bảo vệ người lao động, tránh hình thức, chồng chéo.

Bế mạc hội nghị TƯ 11: Cả nước còn 34 tỉnh thành sau sáp nhập
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư cũng quán triệt yêu cầu đảm bảo bộ máy sau sắp xếp phải thực sự tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, đảm bảo quốc phòng - an ninh, tạo đà phát triển kinh tế – nhất là khuyến khích kinh tế tư nhân, khoa học công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo. Đặc biệt, phải nhận diện, phòng ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi dụng việc sắp xếp để trục lợi, gây chia rẽ nội bộ, chạy chức chạy quyền.

Theo Tổng Bí thư, đây là quyết sách chiến lược chưa từng có tiền lệ, được xây dựng với tinh thần khoa học, đột phá, bám sát thực tiễn, hướng tới tầm nhìn ít nhất 100 năm. Mục tiêu cuối cùng là phát triển nhanh, ổn định, bền vững đất nước và phục vụ tốt hơn đời sống Nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.

Với mô hình tổ chức hành chính mới, cấp tỉnh vừa là cấp thực hiện chủ trương, chính sách từ Trung ương, vừa là cấp ban hành chính sách trên địa bàn tỉnh, thành phố và trực tiếp chỉ đạo, quản lý các hoạt động của cấp xã trên địa bàn.

Cấp xã chủ yếu là thực hiện chính sách từ cấp Trung ương và cấp tỉnh ban hành; được tăng cường phân cấp, phân quyền và có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật để quyết định việc tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn và quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp mình.

Minh Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Tô Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Theo Đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo bắt đầu từ 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Trung tướng Lê Hồng Nam chỉ đạo Công an TP.HCM sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại lễ Vesak 2025, diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025.
Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) quy định Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Bộ Quốc phòng lấy ý kiến sửa đổi 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Bộ Quốc phòng lấy ý kiến sửa đổi 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Ngày 5/5, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả

Theo Tổng Bí thư, “đất nước phát triển thì người dân phải được thụ hưởng những thành quả đó”, đây là tiền đề quan trọng để bước vào giai đoạn phát triển.
Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Chiều 5/5, Quốc hội thống nhất tuyệt đối việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đặt nền pháp lý mới cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả, phát triển đất nước.
Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Có đường bờ biển dài, Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế hướng đến mục tiêu đưa đất nước thành quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh tế bền vững dựa vào biển.
Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Sri Lanka nhất trí thúc đẩy ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế, phấn đấu đạt kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD.
Nghị quyết 68:

Nghị quyết 68: 'Kim chỉ nam' tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 xác định kinh tế tư nhân là động lực chiến lược, tiên phong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập quốc tế.
Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là hai nhóm nội dung.
Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri và nhân dân băn khoăn, lo lắng, bức xúc về tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả: Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm kém chất lượng...
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Sáng ngày 5/5, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội chỉ rõ, nền kinh tế đã khởi sắc, song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đầu tư công... để tạo đà bứt phá năm 2025.
Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, công nghiệp khởi sắc, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng ở mức 2 con số (10,1%).
Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm Liên bang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm Liên bang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus

Ngày 5/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm Liên bang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus.
Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Thủ tướng yêu cầu 8 bộ, 11 địa phương công khai đầy đủ thủ tục hành chính nội bộ theo đúng yêu cầu của Chính phủ, khẩn trương hoàn thành trước ngày 8/5.
Quốc hội khai mạc kỳ họp lịch sử, tạo đột phá thể chế, dẫn lối kỷ nguyên số hóa

Quốc hội khai mạc kỳ họp lịch sử, tạo đột phá thể chế, dẫn lối kỷ nguyên số hóa

Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nhân dân ta, đất nước.
Tổng Bí thư chỉ đạo đổi mới: Ca sĩ, họa sĩ lên bục giảng

Tổng Bí thư chỉ đạo đổi mới: Ca sĩ, họa sĩ lên bục giảng

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm nói “dạy nhạc thì mời luôn ca sĩ, dạy vẽ thì mời họa sĩ”, đó không chỉ là lời gợi mở, mà là một chỉ đạo đổi mới giáo dục mạnh mẽ.
Đoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 5/5, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng Đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sáng 5/5, khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sáng 5/5, khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sáng 5/5/2025, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể.
Việt Nam và Sri Lanka: Tăng cường gắn kết, tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại

Việt Nam và Sri Lanka: Tăng cường gắn kết, tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Anura Kumara Dissanayaka nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa hai quốc gia Việt Nam và Sri Lanka.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa

Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa. Bảo đảm điện năng, không để thiếu điện trong mọi tình huống.
Sửa Hiến pháp: Có thể lấy ý kiến người dân qua VNeID

Sửa Hiến pháp: Có thể lấy ý kiến người dân qua VNeID

Trong việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này, Chính phủ đề xuất ngoài hình thức truyền thống, có thể lấy ý kiến thông qua app VNeID.
Mobile VerionPhiên bản di động