Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất bắt giữ gần 13kg ma túy Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất bắt giữ ngăn chặn đối tượng mang 1 triệu USD nhuộm đen ra nước ngoài |
Cụ thể, vào 15h30 ngày 30/1, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) - Bộ Công an phối hợp với Công an cửa khẩu và Đội Thủ tục hành lý nhập khẩu, Chi cục Hải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất bắt giữ một đối tượng hành khách tên Autchara Pimpawa - người Thái Lan vận chuyển 2,9 kg cocain từ Ethiopia nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Đối tượng Autchara Pimpawa - người Thái Lan vận chuyển 2,9 kg cocain từ Ethiopia nhập cảnh vào Việt Nam |
Hiện vụ việc đang tiếp tục được các lực lượng chức năng điều tra, làm rõ.
Trước đó, trong năm 2022, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã phát hiện 46 vụ vận chuyển ma túy, tiền chất, với tang vật tạm giữ trên 120 kg ma túy, cần sa và tiền chất.
Trước tình hình mua bán, vận chuyển các chất ma tuý, tiền chất trái phép qua đường hàng không với nhiều thủ đoạn tinh vi, táo bạo, luôn thay đổi phương thức, thủ đoạn nhằm trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng, nhất là các đối tượng lợi hàng hàng xuất khẩu, cất giấu ma túy để xuất trái phép, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã chủ động xây dựng, triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp kiểm tra, kiểm soát, đồng thời phối hợp với lực lượng chức năng ngăn chặn kịp thời.
Theo Tổng cục Hải quan, trong thời gian qua, tình hình tội phạm ma túy, hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, tiền chất qua biên giới vẫn hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Đặc biệt tuyến bưu điện, chuyển phát nhanh, hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, số lượng, tính chất phức tạp.
Các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức vận chuyển và thủ đoạn cất giấu tinh vi; tính chất vụ việc phức tạp. Đặc biệt, là việc lợi dụng kẽ hở trong quy định về gửi hàng quà biếu, quà tặng để vận chuyển trái phép các chất ma túy như: Các loại tân dược có chứa chất gây nghiện, hướng thần, cần sa và ma túy tổng hợp… từ Việt Nam đi các nước châu Âu, Mỹ… và ngược lại.
Trên tuyến đường bộ, đường biển tội phạm ma túy thường lợi dụng kẽ hở, sự thông thoáng trong cơ chế, chính sách tạo thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quy trình thủ tục hải quan để trà trộn, cất giấu, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào, Campuchia vào Việt Nam qua các tỉnh Tây Bắc Bộ, miền Trung và Tây Nam Bộ bằng cách ngụy trang, cất giấu trong phương tiện, hàng hóa, hành lý, trong các đồ dùng cá nhân và trong người…
Đáng chú ý, trên tuyến hàng không, bưu điện, chuyển phát nhanh, các đối tượng lợi dụng chính sách đơn giản hóa các thủ tục hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, các đối tượng đã sử dụng phương thức ngụy trang, cất giấu ma túy trong túi xách cá nhân, thuốc, thực phẩm chức năng, hộp bánh kẹo, sữa, chè khô, thức ăn cho thú nuôi, trong các gói bột ngũ cốc, mỹ phẩm, sáp thơm, vật dụng gia đình, thậm chí nuốt ma túy trong người…
Ma tuý được trộn lẫn trong hàng hóa ký gửi, chuyển phát nhanh, hàng thuộc diện quà biếu phi mậu dịch gửi từ các quốc gia về Việt Nam theo đường hàng không, tiếp đó tiêu thụ trong nội địa hoặc trung truyển đi nước thứ ba hoặc ngược lại.
Trong năm 2022, ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng phát hiện, bắt giữ: 303 vụ/270 đối tượng, trong đó cơ quan hải quan chủ trì 163 vụ. Tang vật thu được gồm: 165 kg Heroin và 20 bánh heroin; 162 kg Cần sa; 51 kg thuốc phiện; ma tuý tổng hợp 668 kg và 6.624 viên...