Bắt giữ lô đông trùng hạ thảo Tây Tạng không rõ nguồn gốc lớn nhất từ trước đến nay

480 con đông trùng hạ thảo đựng trong 36 vỉ hút chân không vừa bị Tổ công tác 368 (Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Nghiệp vụ QLTT và Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Hà Nội) đột xuất kiểm tra và thu giữ sáng ngày 17/6, tại Hà Nội.
Sản xuất đông trùng hạ thảo bán tự nhiên: Mở hướng làm giàu nơi vùng biên Đông trùng hạ thảo thật giả tràn lan

Sau thời gian dài trinh sát, sáng ngày 17/6, Tổ công tác 368 (Tổng cục QLTT) phối hợp với Cục Nghiệp vụ QLTT và Đội QLTT số 1, Cục QLTT Hà Nội đã bất ngờ ập vào cơ sở kinh doanh đông trùng hạ thảo ở căn hộ 16-5A thuộc khu đô thị Vinhomes Symphony, Long Biên, Hà Nội.

Bắt giữ lô đông trùng hạ thảo Tây Tạng không rõ nguồn gốc lớn nhất từ trước đến nay
Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra cơ sở kinh doanh đông trùng hạ thảo

Chủ cơ sở là bà Phạm Thanh Thủy, sinh năm 1988, hộ khẩu thường trú số 9 ngách 7, ngõ 300 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 36 vỉ đông trùng hạ thảo. Mỗi vỉ chứa 10 con đông trùng hạ thảo được hút chân không, cùng một lượng lớn đựng trong hộp nhựa và túi bóng với tổng số lượng 480 con. Tất cả đều không có nhãn mác, bao bì sản phẩm, công dụng cũng như hướng dẫn sử dụng. Cách phân biệt duy nhất chỉ có dòng chữ được viết tay trên các vỉ hút chân không với nội dung "VIP" để phân biệt với các sản phẩm còn lại.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được bất cứ giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh cũng như hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Bắt giữ lô đông trùng hạ thảo Tây Tạng không rõ nguồn gốc lớn nhất từ trước đến nay
Tang vật thu giữ tại hiện trường

Làm việc với Đoàn kiểm tra, chủ cơ sở cho biết toàn bộ số hàng hóa được nhập qua mạng từ một người không quen biết. Sau đó được bảo quản trong tủ lạnh và đăng bán trên nền tảng thương mại điện tử, chủ yếu qua facebook dưới tài khoản “Thủy Phạm”. Tại cơ sở kinh doanh, chủ cơ sở dành một khoảng rộng để dựng biển hiệu với nội dung “Đông trùng VIP Đông trùng hạ thảo Tây Tạng” phục vụ quá trình livetreams bán hàng.

Theo lãnh đạo Đội QLTT số 1, Cục QLTT Hà Nội, đây là một trong những vụ kinh doanh đông trùng hạ thảo không rõ nguồn gốc trên nền tảng thương mại điện tử lớn nhất từ trước đến nay được Cục QLTT Hà Nội kiểm tra, phát hiện và xử lý. Đến thời điểm hiện tại, chưa xác định được giá trị lô hàng.

Đội QLTT số 1 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa để xử lý theo quy định.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bắt giữ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ, xử lý 41.725 vụ vi phạm. Trong đó, các vi phạm về thương mại điện tử gia tăng.
Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Lực lượng Quản lý thị trường Tuyên Quang phát hiện và tạm giữ gần 20 sản phẩm giầy thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng Quản lý thị trường vừa phát hiện một cơ sở tại Hà Nội có dấu hiệu sản xuất thực phẩm làm giả nhãn hiệu của một số doanh nghiệp có uy tín.
Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Ngày 13/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An thông tin về việc phối hợp ngăn chặn 16,2 kg pháo vận chuyển trái phép do nước ngoài sản xuất trên địa bàn.
Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Tính đến thời điểm hiện tại, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu đã triển khai 288 cuộc kiểm tra định kỳ, hoàn thành kế hoạch năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Thông tin từ Cục QLTT Tuyên Quang cho biết, đơn vị đã hoàn thành nội dung kế hoạch với 200/200 vụ việc kiểm tra định kỳ năm 2024.
Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Ngày 12/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng thông tin về việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thực hiện ký cam kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa vừa phát hiện gần 3.000 sản phẩm là quần áo, giày dép, mỹ phẩm… có dấu hiệu hàng hóa nhập lậu với tổng giá trị gần 400 triệu.
Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng đã hoàn thành 98 cuộc kiểm tra định kỳ, qua đó phát hiện 22 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 21 vụ.
Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hộ kinh doanh do bà Mạc Thị Yến làm chủ (huyện Nam Sách) vừa bị quản lý thị trường tỉnh Hải Dương xử phạt và buộc tiêu hủy 97 đôi giày thể thao giả nhãn hiệu.
Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu, gian lận thương mại và xử phạt hành chính các tổ chức, cá nhân vi phạm với tổng số tiền 57,5 triệu đồng.
Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Trong 10 tháng năm 2024, lực lượng QLTT Thanh Hóa đã 'ghi điểm' với nhiều kết quả nổi bật, kiểm tra 1.267 vụ, xử lý 1.015 vụ, thu số tiền 7.639,904 triệu đồng.
Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 thuộc Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội phát hiện và thu giữ 10.000 đôi bít tất có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike...
Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024.
Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị, hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trong 10 tháng đầu năm 2024 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Cục Quản lý thị trường Ninh Bình vừa triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa vừa tổ chức lễ công bố, trao Quyết định về công tác cán bộ của Tổng cục Quản lý thị trường.
Hải Dương: Buộc tiêu hủy gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp không rõ nguồn gốc

Hải Dương: Buộc tiêu hủy gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp không rõ nguồn gốc

2 hộ kinh doanh Vũ Văn Thúy 1992 và Trần Trọng Phong bị Quản lý thị trường Hải Dương xử phạt, thu giữ 14.000 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm qua thương mại điện tử.
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 1 tấn bò khô ‘4 không’ của Công ty Thực phẩm Nhật Hưng

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 1 tấn bò khô ‘4 không’ của Công ty Thực phẩm Nhật Hưng

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện, tạm giữ hơn 1 tấn khô bò “4 không” do Công ty TNHH Thực phẩm Nhật Hưng chào bán trên mạng xã hội.
Buôn lậu, vận chuyển hàng cấm tăng trên tuyến hàng không

Buôn lậu, vận chuyển hàng cấm tăng trên tuyến hàng không

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 10, tình hình vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vàng qua biên giới có dấu hiệu gia tăng ở tuyến hàng không...
Quản lý thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu thu nộp ngân sách gần 5 tỷ đồng trong 10 tháng

Quản lý thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu thu nộp ngân sách gần 5 tỷ đồng trong 10 tháng

Từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu kiểm tra 991 vụ, phát hiện 546 vụ vi phạm, qua đó xử phạt, thu nộp ngân sách gần 5 tỷ đồng.
Cục Quản lý thị trường Khánh Hòa tiêu hủy hàng chục nghìn sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường Khánh Hòa tiêu hủy hàng chục nghìn sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiêu hủy hơn 11.500 đơn vị sản phẩm nhập lậu, giả mạo nhãn hiệu.
Sóc Trăng: Tăng cường kiểm tra, xử lý thuốc lá điếu nhập lậu dịp cuối năm

Sóc Trăng: Tăng cường kiểm tra, xử lý thuốc lá điếu nhập lậu dịp cuối năm

Qua kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính nhiều vụ buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu.
Bắc Giang: Tạm giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Bắc Giang: Tạm giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang phát hiện và tạm giữ gần 8.500 sản phẩm hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả

Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả

Tính đến năm 2021, số lượng bán hàng giả, vi phạm nhãn hiệu của các công ty Hàn Quốc lên tới 9,7 tỷ USD, chiếm 1,5% giá trị xuất khẩu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động