Điểm tin Công Thương – Pháp luật 23/9:

Bắt 2 tàu cá chở 120.000 lít dầu lậu; Công ty Thắng Lợi khai thác khoáng sản vượt giấy phép

Điểm tin Công Thương – Pháp luật 23/9: Bắt 2 tàu cá chở 120.000 lít dầu lậu; Phát hiện cơ sở tái chế nhớt thải quy mô lớn; Công ty Thắng Lợi bị xử phạt.
Điểm tin Công Thương – Pháp luật 20/9:Công ty TNHH xây dựng Minh Nguyệt bị xử phạt 200 triệu đồng về hành vi chiếm dụng đất Điểm tin Công Thương – Pháp luật 21/9: Thu giữ gần 2.000 lít dầu máy không rõ nguồn gốc Điểm tin Công Thương – Pháp luật 22/9: Cưỡng chế thuế Công ty BCG Land và xử phạt Nhựa Bình Minh

Kiên Giang: Bắt 2 tàu cá chở 120.000 lít dầu lậu

Báo Sài Gòn giải phóng ngày 23/9, có bài viết: Kiên Giang: Bắt 2 tàu cá chở 120.000 lít dầu lậu. Theo đó, ngày 23/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang cho hay, lực lượng chống buôn lậu Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng An Thới và tàu tuần tra BP.20-19-01 đã áp giải 2 tàu đánh cá cải hoán thành tàu vận chuyển dầu về đến cảng Vịnh Đầm (TP. Phú Quốc) để tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng An Thới trước đó nhận thông tin có 2 tàu cá vận chuyển số lượng lớn dầu lậu từ ngoài khơi vào vùng biển Kiên Giang, đang tìm cách đưa dầu vào TP. Phú Quốc tiêu thụ. Đơn vị lập tức báo cáo cấp trên, thành lập Tổ công tác, chủ động phối hợp tàu tuần tra BP.20-19-01 của Đồn Biên phòng Thổ Châu (xã đảo Thổ Châu, TP. Phú Quốc) mật phục, chặn bắt.

Bắt 2 tàu cá chở 120.000 lít dầu lậu; Công ty Thắng Lợi khai thác khoáng sản vượt giấy phép
Tàu cá đã cải hoán sửa chữa hầm để chở dầu lậu. Ảnh: BĐBP

Rạng sáng cùng ngày, Tổ công tác phát hiện tàu đánh cá biển số KG-91054T.TS đang từ ngoài khơi chạy vào vùng biển do Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng An Thới quản lý. Tổ công tác cho dừng tàu kiểm tra.

Tàu kể trên do ông Nguyễn Văn Ngọc (46 tuổi, ngụ phường Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) làm thuyền trưởng. Cùng đi có 4 thuyền viên làm thuê cho ông Ngọc. Trên tàu lúc này chứa khoảng hơn 50.000 lít dầu DO không hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Khoảng 3 tiếng đồng hồ sau, Tổ công tác tiếp tục kiểm tra tàu KG-94533.TS. Trên tàu có 5 người, do ông Lê Tấn Nhựt (47 tuổi, trú tại phường Vĩnh Hiệp, TP. Rạch Giá) làm thuyền trưởng. Trên tàu có chứa gần 70.000 lít dầu DO và cũng không có chứng từ hợp pháp về nguồn gốc.

Thuyền trưởng 2 tàu cá khai, do giá dầu trên biển rẻ nên chia nhau mua tổng cộng 120.000 lít dầu DO về bán lại kiếm lời.

Phát hiện cơ sở tái chế nhớt thải quy mô lớn tại Bình Thuận

Báo VietnamNet ngày 23/9, đưa tin: "Phát hiện cơ sở tái chế nhớt thải quy mô lớn tại Bình Thuận"

Cụ thể, ngày 23/9, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, các đơn vị nghiệp vụ đang phối hợp cùng Công an huyện Hàm Thuận Nam vừa phát hiện một cơ sở tái chế nhớt thải thành dầu diesel nằm sâu trong khu vực lâm trường, số dầu này sau đó được đưa vào TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ.

Bắt 2 tàu cá chở 120.000 lít dầu lậu; Công ty Thắng Lợi khai thác khoáng sản vượt giấy phép
Cơ sở tái chế dầu nhớt nằm sâu trong khu vực lâm trường thuộc thôn Lập Đức, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam. (Ảnh: Công an Bình Thuận)
Bắt 2 tàu cá chở 120.000 lít dầu lậu; Công ty Thắng Lợi khai thác khoáng sản vượt giấy phép
Khu vực nghi là lò nấu nhớt thải. (Ảnh: Công an Bình Thuận)

Tại cơ sở trên, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ hơn 10.000 lít dầu diesel thành phẩm được tái chế từ nhớt thải cùng nhiều máy móc, phương tiện liên quan.

Bắt 2 tàu cá chở 120.000 lít dầu lậu; Công ty Thắng Lợi khai thác khoáng sản vượt giấy phép
Dầu thành phẩm thu được sau khi tái chế từ nhớt thải. (Ảnh: Công an Bình Thuận)

Qua xác minh, cơ sở này do Tống Phương Bằng (31 tuổi, thường trú tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) làm chủ. Ngoài ra, Bằng cũng khai nhận đã tiêu thụ trót lọt 11.000 lít dầu diesel được tái chế từ nhớt thải này tại huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 21/9, khi đang vận chuyển 5.000 lít dầu đến quận 7, TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ thì bị cơ quan chức năng phát hiện. Vụ việc đang được cơ quan Công an tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ.

Công ty Thắng Lợi (Phú Thọ): Hàng loạt vi phạm trong khai thác khoáng sản

Báo Công Lý ngày 23/9, đăng tin: Công ty Thắng Lợi (Phú Thọ): "Hàng loạt vi phạm trong khai thác khoáng sản".

Ngày 22/9, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định số 1994 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty TNHH Thắng Lợi tại mỏ đá Mèo Gù, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, với số tiền 667 triệu đồng.

Bắt 2 tàu cá chở 120.000 lít dầu lậu; Công ty Thắng Lợi khai thác khoáng sản vượt giấy phép
Hàng loạt vi phạm của Công ty TNHH Thắng Lợi khi khai thác khoáng sản tại mỏ đá Mèo Gù. (Ảnh: Người dân cung cấp)

Công ty TNHH Thắng Lợi có địa chỉ trụ sở chính tại Khu Ba Mỏ (thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ), do bà Đỗ Thị Mai làm Giám đốc.

Theo Quyết định xử phạt của UBND tỉnh Phú Thọ, Công ty TNHH Thắng Lợi đã để xảy ra 6 hành vi vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản, cụ thể:

Hành vi 1: Công ty không xác định được vị trí các mốc đã giao; không cung cấp được biên bản giao mốc và hồ sơ mốc giới cho đoàn kiểm tra. Áp dụng phạt tiền mức trung bình là 7 triệu đồng.

Hành vi 2: Công ty khai thác không đúng theo hồ sơ thiết kế mỏ đã được Sở Xây dựng, Sở Công Thương thẩm định, áp dụng mức phạt tiền 80 triệu đồng.

Hành vi 3: Công ty không lập bản đồ hiện trạng khu vực khai thác, mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác, áp dụng mức phạt tiền 120 triệu đồng.

Hành vi 4: Công ty không lập báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản khu vực được phép khai thác gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường; không lập sổ sách, chứng từ, văn bản có liên quan để xác định sản lượng khai thác thực tế hàng năm, áp dụng mức phạt tiền 120 triệu đồng.

Hành vi 5: Công ty đã khai thác vượt công suất được phép khai thác 122.574,5m3 (tương đương 24,51%). Áp dụng mức phạt tiền 170 triệu đồng.

Hành vi 6: Công ty đã khai thác vượt ranh giới khu vực được phép khai thác 8.221,7m2. Áp dụng mức phạt tiền 170 triệu đồng.

Theo đó, tổng mức phạt tiền 6 hành vi vi phạm của Công ty TNHH Thắng Lợi là 667 triệu đồng. Công ty TNHH Thắng Lợi buộc phải thực hiện các biện pháp cải tạo các công trình bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác vượt công suất gây ra; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn. Thời hạn khắc phụ hậu quả là 45 ngày kể từ ngày quyết định này có hiệu lực thi hành.

Ngoài ra, Công ty TNHH Thắng Lợi phải nộp lại số lợi bất hợp pháp (thu được từ việc khai thác 259.005m3 đá làm VLXDTT) do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác vượt ra ngoài ranh giới quy định tại điểm b khoản 10 Điều 37 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP.

Như vậy, Công ty TNHH Thắng Lợi có trách nhiệm nộp đủ số tiền phạt 667 triệu đồng vào Ngân sách Nhà nước. Ngoài ra còn buộc phải chi trả kinh phí trưng cầu đo đạc hơn 49 triệu đồng cho Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, Công ty TNHH Thắng Lợi phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu quá thời hạn mà Công ty TNHH Thắng Lợi không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Vân An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: vi phạm pháp luật

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?

Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?

Các ứng dụng hẹn hò trực tuyến được ví như "bà mối" thời kỳ công nghệ số. Tuy nhiên, chỉ mang tới những mối tình thoáng qua, thiếu chiều sâu và sự bền chặt.
Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương

Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương

Sở Công Thương tỉnh Gia Lai trao tặng 5 nhà tình thương cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa).
Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh

Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh

Lần đầu tiên một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội khẳng định thêm quyết tâm hành động vì không gian mạng lành mạnh của Việt Nam.
Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chiều 28/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Hệ lụy khôn lường từ việc

Hệ lụy khôn lường từ việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong

Việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong sẽ để lại những hệ lụy khôn lường, gây hoang mang tâm lý và ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi, ứng xử của học sinh.

Tin cùng chuyên mục

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Tăng trưởng kinh tế 2024 phục hồi ấn tượng với nhiều điểm sáng về sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu; đây sẽ là nền tảng để nền kinh tế bứt phá.
Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tại Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức, ông Hoàng Văn Tâm đã nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương.
Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Về phương diện quản lý nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết sẽ tăng cường phát hiện những tin xấu ảnh hưởng đến sự lành mạnh tín ngưỡng.
Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản lý nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, Bộ Công Thương đã nghiêm túc triển khai thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đã đạt được kết quả bước đầu.
EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chính như đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội…
Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Thông tin về kết quả đạt được trong năm 2024, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội nêu ra nhiều vụ việc điển hình, trong đó có vụ Mailystyle.
Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt do vợ chồng anh Huỳnh Quang Khải thành lập đã giúp hàng chục em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với con chữ.
Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Mặc dù cơ quan chức năng thời gian qua đã liên tục cảnh báo chiêu thức lừa đảo qua không gian mạng, song nhiều người vẫn bị 'mắc bẫy', mất tiền tỷ.
Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế với những quy định phù hợp được cho là giải pháp quan trọng thúc đẩy công cuộc chống lãng phí, thực hành tiết kiệm hiệu quả.
Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển' tổ chức đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp ‘lên’ tinh thần trong triển khai hoạt động.
Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Tổng Giám đốc Công ty CP Vina Electric Corp chia sẻ, thực hiện chống lãng phí, doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách để phát huy nguồn lực.
Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Để xây dựng Chính phủ số, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh phát triển các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận diện xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí.
Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Từ 57 người ban đầu, đến nay, Chương trình Xuân tình nguyện 2025 đã huy động sự tham gia của 70.000 sinh viên, mang Tết ấm đến những mảnh đời kém may mắn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động