Bão Noru: Các tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh ban hành công điện khẩn, chủ động ứng phó

Các tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh đã có Công điện khẩn yêu cầu các ngành, địa phương triển khai các giải pháp chủ động ứng phó trước khi bão Noru vào đất liền.
Bão số 4 – bão NORU rất mạnh, cảnh báo giông lốc ở nhiều nơi Nghệ An: Thủy điện Châu Thắng, Bản Cốc và Hủa Na vận hành điều tiết hồ chứa

2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh đã ban hành công điện khẩn yêu cầu ngành chức năng cùng các địa phương lên phương án ứng phó với bão Noru và mưa lớn có thể gây ngập lụt, sạt lở đất.

Ngày 25/9, thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cho biết, các đơn vị này vừa ban hành công điện khẩn về việc tập trung ứng phó bão Noru.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An thông tin, địa phương này đã có văn bản chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra những nơi nguy cơ cao ngập lụt, cũng như công trình trọng yếu, hồ chứa nước. Ngay trong chiều nay tỉnh Nghệ An sẽ họp trực tuyến chỉ đạo cụ thể từng nội dung. Hiện nay các phương án ứng phó cơ bản được triển khai đồng bộ, chặt chẽ.

Bão Noru: Các tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh ban hành công điện khẩn, chủ động ứng phó
2 tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh kêu gọi tàu thuyền vào trách bão Noru.

Trước đó, tại Công điện số 08/CĐ-BC, tỉnh Nghệ An yêu cầu quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, theo dõi tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ phương tiện để kêu gọi, hướng dẫn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại bến đảm bảo an toàn cháy nổ, an ninh trật tự, xã hội. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.

Sẵn sàng triển khai công tác đảm bảo an toàn về người, tài sản trên các đảo và lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản; các tàu vận tải, tàu du lịch; công trình đang thi công. Khẩn trương tổ chức chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, các dự án đang thi công ven biển, các công trình cột tháp cao. Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các tuyến đê biển, đê cửa sông nhất là các vị trí xung yếu hoặc đang thi công; sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu đô thị và khu công nghiệp có nguy cơ ngập lụt.

Chủ động chỉ đạo thu hoạch lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản đến thời kỳ thu hoạch theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, đê điều, hồ đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hầm, lò khai thác khoáng sản, các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, nhất là các hồ chứa nhỏ; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Rà soát, sẵn sàng bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các ngầm tràn, khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính. Nghiêm cấm người dân vớt củi, đánh bắt cá... trên sông, suối, hạ lưu hồ đập khi đang có mưa lũ để tránh thiệt hại về người.

Theo báo cáo nhanh của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An, đến cuối ngày 24/9, đã có 2.836 phương tiện tàu thuyền và 12.601 lao động đang neo đậu tại bến. Số phương tiện đang hoạt động trên biển: 512 phương tiện/ 3.196 lao động. Không có phương tiện nằm trong khu vực nguy hiểm. Các phương tiện đang hoạt động trên biển đã được cơ quan thông tin duyên hải thông báo về vị trí, hướng đi của bão Noru và giữ thông tin liên lạc thường xuyên để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Bão Noru: Các tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh ban hành công điện khẩn, chủ động ứng phó
Tàu thuyền của ngư dân về neo đậu tránh bão.

Tại tỉnh Hà Tĩnh - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương này yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển và các địa phương tổ chức kiểm đếm theo dõi tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để kêu gọi, hướng dẫn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại bến đảm bảo an toàn cháy nổ, an ninh trật tự, xã hội. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, cảnh báo và thông báo kịp thời đến người dân để chủ động các biện pháp phòng, tránh. Sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn về người, tài sản tại các khu vực ven biển, thấp trũng, vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, đê điều, hồ đập… có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.

Nếu địa phương, đơn vị nào không tổ chức kiểm tra và triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai để xảy ra sự cố do thiếu trách nhiệm thì chủ tịch UBND cấp huyện và thủ trưởng đơn vị quản lý phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Theo số liệu từ cơ quan chức năng tinh Hà Tĩnh, đến thời điểm hiện tại, đa số các tàu thuyền của ngư dân địa phương đã vào các nơi neo đậu để tránh trú bão an toàn. Cụ thể, tại cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cảng Cửa Sót (H.Lộc Hà) có 185 tàu thuyền nội tỉnh và 38 tàu thuyền ngoại tỉnh; tại cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội (H.Nghi Xuân) có 57 tàu thuyền; khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng (H.Cẩm Xuyên) có 103 tàu thuyền.

Mặc dù tỉnh Hà Tĩnh được dự báo không nằm trong tâm bão Noru đi qua, tuy nhiên theo Đài Khí tượng thủy văn địa phương này, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão nên khoảng ngày 27 - 29.9, toàn khu vực trên địa bàn tiếp tục xảy ra 1 đợt mưa to đến rất to trên diện rộng. Nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất ở trung du và vùng núi, ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp và khu đô thị.

Tỉnh Nghệ An hiện có 1.061 hồ, đập lớn nhỏ, tính đến ngày 24/9, có 225 hồ đầy nước; số hồ, đập còn lại đạt từ 40% đến 70% dung tích. Các công trình hồ, đập đều đang được các địa phương, đơn vị triển khai vận hành theo phương án phòng, chống thiên tai được phê duyệt.

Cùng với đó tỉnh này có 22 hồ chứa thủy điện đang vận hành theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả và các hồ còn lại vận hành theo quy trình đơn hồ, tất cả đã được phê duyệt các phương án phòng chống thiên tai, phương án an toàn đập và hồ chứa.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nam Định: Vận tải hàng hóa, hành khách tháng 10 tiếp đà tăng

Nam Định: Vận tải hàng hóa, hành khách tháng 10 tiếp đà tăng

Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Thái Nguyên: Sau sáp nhập, xuất hiện hàng loạt tên xã, phường, thị trấn mới

Thái Nguyên: Sau sáp nhập, xuất hiện hàng loạt tên xã, phường, thị trấn mới

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 8 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 8 tỉnh, thành phố

Thừa Thiên Huế: Công điện ứng phó đợt mưa lũ lớn và sạt lở đất

Thừa Thiên Huế: Công điện ứng phó đợt mưa lũ lớn và sạt lở đất

Đề xuất cưỡng chế thu hồi khu đất Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco: Doanh nghiệp nói gì?

Đề xuất cưỡng chế thu hồi khu đất Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco: Doanh nghiệp nói gì?

Hà Nội – Viêng Chăn: Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai Thủ đô

Hà Nội – Viêng Chăn: Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai Thủ đô

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khám sức khỏe miễn phí cho 400 người dân xã đảo Long Sơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khám sức khỏe miễn phí cho 400 người dân xã đảo Long Sơn

Hàng chục ô tô bán tải, SUV

Hàng chục ô tô bán tải, SUV 'hầm hố' góp mặt Lễ khai mạc giải đua Ô tô Địa hình Việt Nam

Tuyên Quang: Quyết liệt đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Tuyên Quang: Quyết liệt đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên

Yên Bái: 35 hộ dân thiệt hại do bão số 3 được xây dựng nhà tái định cư

Yên Bái: 35 hộ dân thiệt hại do bão số 3 được xây dựng nhà tái định cư

Đông Triều chính thức trở thành thành phố thứ 5 của Quảng Ninh

Đông Triều chính thức trở thành thành phố thứ 5 của Quảng Ninh

Xem thêm