Bảo hộ sở hữu trí tuệ: Mở đường cho nông sản tiếp cận thị trường nước ngoài

Để tạo điều kiện thuận lợi, mở đường cho việc tiếp cận các thị trường nước ngoài, góp phần khẳng định uy tín, giá trị thương hiệu của các mặt hàng nông sản của Việt Nam trên bình diện quốc tế, nhiều hoạt động hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương đã được triển khai thực hiện.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Hiện nay, các địa phương rất quan tâm và có nhu cầu rất lớn về hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP. Xin ông cho biết một số kết quả hỗ trợ hoạt động này trong thời gian qua và định hướng trong giai đoạn tới của Cục Sở hữu trí tuệ?

Hỗ trợ các địa phương, nhà sản xuất bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP là một trong những hoạt động luôn được Cục Sở hữu trí tuệ chú trọng, thúc đẩy. Trong 5 năm qua, thông qua Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, có hơn 500 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù của địa phương được hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, quản lý chất lượng và nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ, kết nối thương mại sản phẩm…

Bảo hộ sở hữu trí tuệ: Mở đường cho nông sản tiếp cận thị trường nước ngoài
Ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ

Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi, mở đường cho việc tiếp cận các thị trường nước ngoài, góp phần khẳng định uy tín, giá trị thương hiệu của các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trên bình diện quốc tế, Cục Sở hữu trí tuệ đã và đang hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận và cà phê Buôn Ma Thuột.

Bên cạnh đó, Cục cũng hỗ trợ về chuyên môn, các địa phương chủ trì triển khai công tác hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, tiêu biểu như như chè Thái Nguyên (bảo hộ tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan), Mỳ Chũ - Bắc Giang (bảo hộ tại Australia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Campuchia).

Nhiều sản phẩm sau khi được bảo hộ sở hữu trí tuệ, người tiêu dùng đã biết đến rộng rãi, uy tín sản phẩm được nâng cao, giá trị sản phẩm gia tăng đáng kể. Ví dụ, sản phẩm cam Cao Phong Hòa Bình, nước mắm Phú Quốc, vải thiều Lục Ngạn, cam Hà Giang, bưởi da xanh Bến Tre. Thông qua hoạt động bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ đã kết nối được các hộ nông dân từ hoạt động sản xuất đơn lẻ thành mô hình sản xuất tập trung, chặt chẽ và chuyên canh sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tạo dụng được công cụ quản lý và các căn cứ khoa học để định hướng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm bảo đảm nguồn gốc, chất lượng.

Trong thời gian tới, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương, trong đó sẽ chú trọng tới việc xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể gắn với đăng ký mã số vùng trồng, an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng và xác thực, truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ; khai thác, phát triển các sản phẩm theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị; giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác nhằm khai thác, phát triển giá trị các tài sản trí tuệ.

Gần đây, câu chuyện vải thiều Lục Ngạn - sản phẩm đầu tiên của Việt Nam chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm lớn. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc đăng ký chỉ dẫn địa lý đã khó, nhưng để duy trì chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý còn khó hơn. Ông nhận định gì về vấn đề này?

Vốn nổi tiếng là một thị trường khó tính, cùng những quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý rất khắt khe, việc đăng ký chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn tại Nhật Bản vô cùng phức tạp. Ngoài lý do khác biệt về pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý giữa hai quốc gia, hồ sơ vải thiều Lục Ngạn vướng phải nhiều khó khăn về các thông số kĩ thuật của hồ sơ đơn và khó khăn về năng lực tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Song với sự vào cuộc của nhiều ban ngành, tổ chức, cá nhân, những khó khăn này đã từng bước được giải quyết, giúp hoàn thiện các quy trình đăng ký cần thiết theo quy định của pháp luật Nhật Bản, để đến ngày 12/3/2021, vải thiều Lục Ngạn trở thành sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ là chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc vải thiều Lục Ngạn được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý thành công tại Nhật Bản, mới chỉ là bước đầu tạo lợi thế cạnh tranh cho vải thiều Lục Ngạn đến với thị trường Nhật Bản. Đã, và sẽ cần rất nhiều nỗ lực từ nhiều phía, nhiều cấp, bộ, ngành, để vải thiều Lục Ngạn tiếp tục giữ vững được thị trường khó tính này, đồng thời mở rộng hơn nữa chỗ đứng của mình. Trong khuôn khổ câu trả lời của mình, tôi chỉ nhắc tới những khó khăn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, vốn được coi là công cụ hỗ trợ cho vải thiều Lục Ngạn có thêm lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu.

Các hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn sau bảo hộ sẽ tiếp tục là một thách thức lớn cho các cấp, các ngành, đặc biệt của tỉnh Bắc Giang. Khó khăn lớn nhất phải kể đến, là việc nhanh chóng kiện toàn năng lực của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Tiếp đó, nhận thức của người nông dân, nhằm tuân thủ một cách chặt chẽ quy trình trồng và sản xuất vải thiều, đảm bảo tính chất/chất lượng đặc thù của sản phẩm và tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu vải thiều sang Nhật, cũng cần được nâng cao và liên tục giám sát. Cuối cùng, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước và Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn, đảm bảo thông tin đầy đủ, xuyên suốt, hỗ trợ hiệu quả, kịp thời người trồng vải, nhằm góp phần đảm bảo sự vào cuộc đồng bộ, đảm bảo chất lượng quả vải, xúc tiến thương mại vải thiều ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

Việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn thành công tại Nhật Bản là một niềm tự hào của người dân và chính quyền các cấp của tỉnh Bắc Giang. Cục Sở hữu trí tuệ, cơ quan đầu ngành của Nhà nước về sở hữu trí tuệ, đã có nhiều nỗ lực đóng góp vào quá trình này trên mọi phương diện. Vẫn còn đó nhiều việc phải làm, nhiều khó khăn phải vượt qua, tuy nhiên, từ câu chuyện quả vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, chúng tôi tin rằng trong thời gian tới đây, nông sản Việt Nam sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm, để thêm nhiều sản phẩm đạt được thành công như quả vải thiều đã làm được, ở Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ, Australia và nhiều nước khác trên thế giới.

Năm nay, thông điệp Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) đó là “Sở hữu trí tuệ với doanh nghiệp nhỏ và vừa - mang ý tưởng đến với thị trường”. Vậy hiện nay, chúng ta đã có những kế hoạch, hành động gì nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong vấn đề sở hữu trí tuệ, thưa ông?

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm một cấu phần lớn trong nền kinh tế (90% tổng số doanh nghiệp trên toàn thế giới, đóng góp 40% GDP, tại Việt Nam, con số này lần lượt là 97% và 47%), đang đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế mỗi quốc gia, giúp các nền kinh tế phục hồi và trụ vững. Bên cạnh đó, cũng chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) là những doanh nghiệp có tiềm năng nắm bắt cơ hội mà sở hữu trí tuệ có thể đem lại tốt nhất trong bối cảnh này. Với sự khéo léo, sáng tạo và dũng cảm, các SMEs có thể biến các ý tưởng thành các tài sản trí tuệ, đưa các tài sản trí tuệ ra thị trường, tạo ra lợi nhuận và những giá trị kinh tế và xã hội.

Hệ thống sở hữu trí tuệ về bản chất là để hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu cho hoạt động thương mại và đầu tư của doanh nghiệp nói chung và các SMEs nói riêng. Chính vì vậy, Cục Sở hữu trí tuệ đã và đang có những nỗ lực trong công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhằm góp phần thuận lợi hóa hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sáng tạo, hình thành, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Các quy trình, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ được xây dựng theo hướng ngày một đơn giản hóa, thân thiện với người sử dụng và doanh nghiệp.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật được xây dựng, nâng cao chất lượng xác lập quyền, tăng cường năng lực của hệ thống sở hữu trí tuệ nói chung, nhằm xử lý một cách nhanh nhất và chính xác nhất yêu cầu của người nộp đơn. Hệ thống tự động hóa công tác xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, nộp đơn trực tuyến đang được áp dụng tại Cục Sở hữu trí tuệ, giúp người nộp đơn được tiếp cận thông tin minh bạch, chính xác và thuận tiện. Việc gia nhập các hệ thống đăng ký đơn sở hữu công nghiệp quốc tế, ký kết và phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác kinh tế, với cấu phần sở hữu trí tuệ chiếm tỉ trọng lớn, đã và đang tạo ra các thuận lợi pháp lý tốt nhất về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp.

Hai văn bản quan trọng mới được ban hành, Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021 - 2030, cũng đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, cho thấy vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong định hướng hoạt động của toàn hệ thống sở hữu trí tuệ. Tôi hy vọng những nỗ lực của chúng tôi sẽ thu được những kết quả tốt đẹp với số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng mạnh, tạo được niềm tin mạnh mẽ cho các doanh nghiệp này về hành lang pháp lý minh bạch, thuận lợi, chất lượng của công tác xử lý đơn được nâng cao, góp phần thúc đẩy thương mại - đầu tư và tăng trưởng kinh tế đất nước.

Xin cảm ơn ông!

Quỳnh Nga (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam tháng 11 ước đạt 8.000 xe

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam tháng 11 ước đạt 8.000 xe

Số lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam tháng 11 ước đạt 8.000 xe với tổng giá trị kim ngạch 198 triệu USD.
Phát triển đô thị thông minh: Cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể

Phát triển đô thị thông minh: Cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể

Phát triển đô thị thông minh là một quá trình liên tục và lâu dài, do vậy cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể.
CMC Cloud thế hệ mới đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

CMC Cloud thế hệ mới đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

CMC Cloud dựa trên công nghệ hiện đại sẽ là sự lựa chọn hỗ trợ đắc lực cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2023

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2023

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2023 diễn ra từ ngày 18 - 21/12/2023 tại Hà Nội.
Chuyển đổi số: Cơ hội, thách thức và giải pháp để phát triển kinh tế số

Chuyển đổi số: Cơ hội, thách thức và giải pháp để phát triển kinh tế số

Ngày 28/11 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo Quốc gia “Chuyển đổi số - cơ hội, thách thức và giải pháp để phát triển kinh tế số”.

Tin cùng chuyên mục

Galaxy S24 Ultra sắp lên kệ có gì đặc biệt?

Galaxy S24 Ultra sắp lên kệ có gì đặc biệt?

Những hình ảnh đầu tiên của Galaxy S24 Ultra mà Samsung dự kiến ra mắt vào ngày 17/1/2024 cùng các thành viên khác trong dòng Galaxy S24 đã được đăng tải.
Các nhà khoa học phát triển thành công phần mềm dịch ngôn ngữ hiếm ra tiếng Việt

Các nhà khoa học phát triển thành công phần mềm dịch ngôn ngữ hiếm ra tiếng Việt

Viện Công nghệ Thông tin vừa phát triển thành công phần mềm dịch ngôn ngữ hiếm, có thể dịch tự động tiếng Việt ra các ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á.
Doanh nghiệp "chạy đua" với thời gian để triển khai trí tuệ nhân tạo

Doanh nghiệp "chạy đua" với thời gian để triển khai trí tuệ nhân tạo

Các công ty đang chạy đua với thời gian khi 84% cho biết, họ chỉ có tối đa thời gian 1 năm để nhanh chóng triển khai chiến lược của họ với trí tuệ nhân tạo AI.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho các Viện nghiên cứu ngành Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho các Viện nghiên cứu ngành Công Thương

Ngày 26/11 tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với các Viện Nghiên cứu ngành Công Thương.
Các nhà khoa học Việt Nam làm chủ công nghệ sơn chống cháy và sơn phản xạ nhiệt

Các nhà khoa học Việt Nam làm chủ công nghệ sơn chống cháy và sơn phản xạ nhiệt

Hiện các nhà khoa học của Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã hoàn toàn làm chủ công nghệ sơn chống cháy và sơn phản xạ nhiệt.
Đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ cần cơ chế đặc thù

Đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ cần cơ chế đặc thù

Cần xem hoạt động đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ là hoạt động đầu tư rủi ro, mạo hiểm cần được bảo trợ chính sách thiết thực của Nhà nước.
Chặn, gỡ bỏ hàng trăm nghìn nội dung vi phạm trên Facebook, Tiktok, Youtube

Chặn, gỡ bỏ hàng trăm nghìn nội dung vi phạm trên Facebook, Tiktok, Youtube

Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai đồng bộ các giải pháp, buộc các nền tảng xuyên biên giới phải gỡ bỏ các thông tin xấu, độc, sai lệch, tiêu cực.
Chính thức chuyển giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về UBND Hà Nội quản lý

Chính thức chuyển giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về UBND Hà Nội quản lý

Ngày 24/11/2023, tại Hà Nội, diễn ra Lễ chuyển giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc từ Bộ Khoa học và Công nghệ về UBND Thành phố Hà Nội quản lý.
Công bố hình thành mạng lưới truyền thông ngành thông tin và truyền thông

Công bố hình thành mạng lưới truyền thông ngành thông tin và truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng được mạng lưới truyền thông thống nhất, kết nối các cơ quan, đơn vị của bộ, của ngành với các cơ quan báo chí.
Pon Holdings là cổ đông mới để nhập khẩu, phân phối xe Audi tại thị trường Việt Nam

Pon Holdings là cổ đông mới để nhập khẩu, phân phối xe Audi tại thị trường Việt Nam

Audi Việt Nam cho biết, Tập đoàn tư nhân đa quốc gia Pon Holdings sẽ đảm nhận các hoạt động nhập khẩu, bán hàng và hậu mãi cho thương hiệu này tại Việt Nam.
Startup blockchain Việt Nam bị hack, thiệt hại chục triệu USD

Startup blockchain Việt Nam bị hack, thiệt hại chục triệu USD

Kyber Network - một trong những startup blockchain thành công nhất của người Việt vừa bị hack chiếm đoạn gây thiệt hại 47 triệu USD.
Nhà sản xuất xe hai bánh Ấn Độ gia nhập thị trường Việt Nam

Nhà sản xuất xe hai bánh Ấn Độ gia nhập thị trường Việt Nam

Công ty TVS Motor, nhà sản xuất xe hai bánh và xe ba bánh đến từ Ấn Độ đã chính thức gia nhập thị trường Việt Nam.
Ra mắt Trung tâm mua bán xe đã qua sử dụng tại Hà Nội

Ra mắt Trung tâm mua bán xe đã qua sử dụng tại Hà Nội

Nền tảng mua bán xe ô tô đã qua sử dụng - Carpla vừa chính thức khai trương Automall có diện tích hơn 4.000m2 tại 138 Phạm Văn Đồng, Hà Nội.
Việt Nam triển khai thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G

Việt Nam triển khai thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G

Viettel đã triển khai thành công trên mạng lưới khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G sử dụng chipset ASIC của Qualcomm theo tiêu chuẩn Open RAN đầu tiên trên TG.
Cảnh báo ứng dụng chứa mã độc ẩn mình trong phần mềm giả mạo dịch vụ công

Cảnh báo ứng dụng chứa mã độc ẩn mình trong phần mềm giả mạo dịch vụ công

Mới đây, công ty chứng khoán VPS vừa gửi email tới khách hàng cảnh báo mã độc ẩn mình trong phần mềm giả mạo dịch vụ công.
Tháng "bội thu" của Hyundai: 4 xe lọt top 10 bán chạy nhất thị trường

Tháng "bội thu" của Hyundai: 4 xe lọt top 10 bán chạy nhất thị trường

Hyundai Accent, Creta, Tucson, Santa Fe đã có một tháng bội thu doanh số, chiếm đến gần một nửa danh sách các mẫu xe bán chạy nhất thị trường.
Gia hạn thời gian thí điểm Mobile Money đến hết năm 2024

Gia hạn thời gian thí điểm Mobile Money đến hết năm 2024

Chính phủ ban hành nghị quyết về việc gia hạn thời gian thực hiện thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.
Cách dập lửa khi xe máy, xe đạp điện phát hỏa

Cách dập lửa khi xe máy, xe đạp điện phát hỏa

Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Việt Nam (VFRA) vừa công bố kết quả thử nghiệm khả năng dập tắt đám cháy pin xe điện.
Nên sạc điện thoại đến bao nhiêu phần trăm?

Nên sạc điện thoại đến bao nhiêu phần trăm?

Sạc pin và sử dụng pin sao cho đúng, là điều được rất nhiều người sử dụng quan tâm, khi sử dụng các sản phẩm điện thoại thông minh.
Ford Việt Nam tiếp tục mang đến trải nghiệm khác biệt cho khách hàng tại Việt Nam

Ford Việt Nam tiếp tục mang đến trải nghiệm khác biệt cho khách hàng tại Việt Nam

Các dòng xe Ford Thế Hệ Mới bứt phá mọi giới hạn đang mang lại những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt cho khách hàng tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động