Thứ ba 13/05/2025 20:11

Báo động xu hướng thanh thiếu niên dùng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Các nhà khoa học cảnh báo xu hướng thanh thiếu niên dùng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ngày càng tăng, trong đó có Việt Nam.

14% học sinh từng sử dụng thuốc lá điện tử

Tại hội thảo "Phòng chống tác hại của thuốc lá thế hệ mới: Bằng chứng khoa học và kinh nghiệm tại Việt Nam và trên thế thế giới" do Quỹ VinFuture tổ chức, GS. Hoàng Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế Công cộng đã đưa ra những thông tin đáng lo ngại về mức độ sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng ở giới trẻ Việt Nam.

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất do GS. Minh và cộng sự thực hiện, tỷ lệ học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 đã từng thử thuốc lá điện tử lên tới 14%, trong đó 7% đang sử dụng thường xuyên trong vòng 30 ngày qua. Còn với thuốc lá nung nóng, con số này lần lượt là 1,8% và chưa đến 1%.

Điều đáng báo động hơn là một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn còn những hiểu lầm về tác hại của các loại thuốc lá này. Kết quả khảo sát cho thấy, 10,6% học sinh tin rằng thuốc lá điện tử không gây hại hoặc ít gây hại hơn so với thuốc lá truyền thống. Con số này đối với thuốc lá nung nóng là 3%.

Tỷ lệ học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 đã từng thử thuốc lá điện tử đáng báo động lên tới 14%. Ảnh minh họa

GS. Hoàng Văn Minh nhấn mạnh "Nhiều người thường tập trung vào chất nicotine khi đánh giá tác hại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Tuy nhiên, các thành phần khác trong aerosol (hơi phun) của các sản phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các hương liệu, kim loại nặng và các tạp chất khác có thể gây hại cho đường hô hấp và sức khỏe tổng thể."

Nguyên nhân của tình trạng này có thể do nhiều yếu tố, trong đó có việc tiếp thị sản phẩm một cách tinh vi, hướng đến đối tượng trẻ tuổi, cũng như việc thiếu hiểu biết đầy đủ về tác hại của các loại thuốc lá mới.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng ở giới trẻ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và ung thư. Ngoài ra, việc nghiện nicotine từ sớm cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ ở tuổi vị thành niên.

Cần phải hành động ngay lập tức, xây dựng và thực thi các chính sách kiểm soát chặt chẽ đối với những sản phẩm này” GS . Hoàng Văn Minh chia sẻ.

Nhiều nước đã cấm thuốc lá thế hệ mới

Bà Bungon Ritthiphakdee, cố vấn cấp cao cho Liên minh phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á (SEATCA) và Giám đốc điều hành Trung tâm Quản trị và kiểm soát thuốc lá toàn cầu (GGTC), cũng chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát các sản phẩm thuốc lá mới ở Thái Lan và Đông Nam Á.

Theo bà Bungon, mặc dù ngành công nghiệp thuốc lá và nicotine tuyên bố rằng các thiết bị thuốc lá điện tử (ESD) là lựa chọn thay thế ít gây hại hơn so với thuốc lá thông thường nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng phản bác lại tuyên bố này.

Các khí bay hơi từ ESD chứa các hóa chất độc hại gây hại cho đường hô hấp và tim mạch và tác động lâu dài của chúng rất ảnh hưởng cho sức khỏe

Trên thế giới, các cách tiếp cận để kiểm soát ESD rất đa dạng, từ lệnh cấm hoàn toàn đến các quy định hạn chế và không có quy định. Với bằng chứng rõ ràng và ngày càng tăng về tác hại của ESD và sự hấp dẫn của chúng đối với giới trẻ, các biện pháp nghiêm ngặt nhằm cấm hoặc hạn chế sản xuất, bán, phân phối, tiếp thị và sử dụng ESD là điều cần thiết để giảm thiểu sự hấp dẫn đối với thanh thiếu niên và ngăn chặn việc bình thường hóa sử dụng các thiết bị này. Hiện nay, hơn 40 quốc gia và khu vực đã cấm ESD.

Trong ASEAN, ESD bị cấm tại Brunei, Campuchia, Lào, Singapore và Thái Lan. Singapore đã cấm nhập khẩu và bán các sản phẩm thuốc lá điện tử từ năm 2011; năm 2017, lệnh cấm này được mở rộng bao gồm cả việc mua, phân phối, sử dụng, sở hữu, quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ cho ESD. Tại Thái Lan, từ năm 2014, việc nhập khẩu thuốc lá điện tử và chất lỏng điện tử đã bị cấm; năm 2015, lệnh cấm này được mở rộng để bao gồm cả việc bán các sản phẩm này. Thuốc lá nung nóng (HTPs) cũng bị phân loại là thuốc lá điện tử, do đó cũng bị cấm theo các quy định hiện hành.

GS Hoàng Văn Minh cho biết thêm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng trong giới trẻ Việt Nam không phải là cao nhất trên thế giới, nhưng nếu so trong khu vực Đông Nam Á thì đáng quan ngại.

"Việt Nam thiếu các quy định cụ thể về thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, điều này có thể khiến chúng trở nên dễ tiếp cận hơn, đặc biệt khi so sánh với Thái Lan hoặc Singapore, nơi đã thực hiện các lệnh cấm nghiêm ngặt đối với những sản phẩm này", GS Hoàng Văn Minh nói.

Ngành công nghiệp thuốc lá không ngừng tìm kiếm các cách thức mới để tiếp cận người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Việc quảng cáo thuốc lá điện tử trên các nền tảng số đang trở thành một vấn đề nan giải cần được quản lý chặt chẽ hơn.

Theo báo cáo Bộ Y tế, năm 2023 Việt Nam ghi nhận hơn 1.200 người nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó có nhiều trẻ vị thành niên. So với cùng kỳ 2022, số ca nhập viện tăng đáng kể. Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 11 tỉnh thành cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-17 tuổi tăng từ 2,6% (năm 2019) lên 8,1% (năm 2023). Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% (năm 2022) lên 8% năm 2023. Đặc biệt, ở nữ giới tuổi 11-18, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 4,3% năm 2023.
Thanh Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Phòng chống tác hại của thuốc lá

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa