Bảo đảm an sinh xã hội vùng Tây Bắc

Trong những năm qua, đầu tư cho phát triển vùng Tây Bắc là nhiệm vụ luôn được Chính phủ ưu tiên. Cùng với nội lực, các nguồn ngoại lực, trong đó có các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, nước sạch, điện, viễn thông… đã góp phần làm cho bức tranh kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc có nhiều khởi sắc.
Bảo đảm an sinh xã hội vùng Tây Bắc

Phạm vi chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo Tây Bắc gồm 12 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và 21 huyện phía Tây của 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của Việt Nam. Xây dựng vùng Tây Bắc phát triển vững mạnh toàn diện vừa là yêu cầu, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong vùng, vừa là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chung tay xóa nghèo

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo (Chương trình 30a), 43/43 huyện nghèo trong vùng Tây Bắc đã được các doanh nghiệp nhận hỗ trợ, cam kết đến năm 2020 với tổng số tiền 2.114,58 tỷ đồng (chiếm 87,4% tổng số tiền doanh nghiệp cam kết hỗ trợ cho 62 huyện nghèo của cả nước). Nguồn lực này tập trung vào các lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, trường học, trạm y tế xã; hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên cử tuyển; đào tạo nghề, nhận lao động địa phương vào làm việc tại các đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn; đầu tư cơ sở y tế và các cơ sở hạ tầng xã hội...

Từ năm 2009 đến nay, Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã chủ trì, phối hợp tổ chức nhiều hội nghị, diễn đàn xúc tiến đầu tư, an sinh xã hội, giao lưu với các chủ đề “Chung tay cùng Tây Bắc và các huyện nghèo”, “Góp sức cùng đồng bào Tây Bắc”... Chỉ tính từ năm 2012 đến nay, hưởng ứng sự kêu gọi, vận động của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, nhiều tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp và một số thành phố lớn đã cam kết hỗ trợ gần 1.700 tỷ đồng, trong đó, riêng ngành Ngân hàng đã hỗ trợ vượt mức cam kết với tổng số tiền trên 1.100 tỷ đồng để giúp đồng bào nghèo phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà tạm.

Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đã hỗ trợ đồng bào nghèo về sinh kế, tổ chức các lớp học nghề, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến thủy sản cho người dân các địa phương vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình...

Từ năm 2012, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Đại học Quốc gia phối hợp triển khai Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Đây là chương trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ có ý nghĩa thực tiễn, được Chính phủ quan tâm chỉ đạo để giúp các tỉnh trong vùng đưa khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Sản phẩm khoa học và công nghệ chủ yếu nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra các sản phẩm hàng hóa...

Tuy nhiên, để xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững, tạo tiền đề cho Tây Bắc phát triển thì công tác an sinh xã hội cần được tiếp tục quan tâm.

Những giải pháp chiến lược

Để nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội đối với vùng Tây Bắc, cùng những nhiệm vụ trọng tâm cấp bách, cần có những giải pháp mang tính chiến lược, lâu dài.

Một là, tiếp tục chú trọng công tác đào tạo nghề, phát triển và định hướng đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp; đa dạng hóa hình thức, phương pháp dạy nghề phù hợp với đối tượng, đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn. Tổ chức thực hiện đồng bộ và hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động tại địa phương...

Có chính sách thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuất, sử dụng nguồn lao động của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Có sự gắn kết chặt chẽ từ khâu đào tạo đến giải quyết việc làm giữa chính quyền các cấp, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề và người học nghề.

Hai là, thực hiện tốt chính sách ưu đãi, chăm lo đời sống vật chất tinh thần người có công với cách mạng. Đẩy mạnh các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nâng cao mức sống gia đình người có công trên địa bàn.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách đối với đối tượng yếu thế, đối tượng xã hội, đồng thời huy động các nguồn lực xã hội để góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Chủ động nguồn lực tại chỗ, hỗ trợ cho người dân bị thiên tai, dịch bệnh, không để người dân đói, trẻ em bỏ học.

Ba là, thực hiện hiệu quả các dự án, chương trình, bảo đảm đúng đối tượng được hưởng; lồng ghép các chương trình, dự án dạy nghề, nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề, tạo sinh kế cho người nghèo để tạo việc làm tại chỗ hoặc vào làm việc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn để vươn lên làm giàu, thoát nghèo bền vững.

Bốn là, tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng trong toàn xã hội sự ủng hộ, giúp đỡ về vật chất của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong công tác bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là đối với vùng nghèo, người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Có hình thức vinh danh, khen thưởng, ghi nhận, động viên kịp thời đối với các tổ chức và cá nhân làm tốt công tác an sinh xã hội.

Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp mạnh, làm ăn có lãi đều tự nguyện tham gia công tác an sinh xã hội; nguồn quỹ an sinh xã hội được xây dựng từ các ngày làm việc thêm giờ thứ 7, chủ nhật của công nhân viên chức, người lao động và sự đóng góp tự nguyện trực tiếp của từng cá nhân.

Vì vậy, đối với các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có nguồn quỹ an sinh xã hội dồi dào, các cơ quan chủ quản, các bộ, ngành, địa phương có thể gợi ý địa chỉ để doanh nghiệp đầu tư, giúp đỡ, như cách làm có hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua.

Cuối cùng, cần xây dựng và ban hành những quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về việc thực hiện công tác an sinh xã hội, nhất là đối với việc thực hiện cam kết của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân.

Ban Chỉ đạo Tây Bắc sẽ phối hợp với các tỉnh, các cơ quan liên quan nắm bắt thông tin về doanh nghiệp, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của các doanh nghiệp đã được trao Giấy chứng nhận xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện gói tài trợ; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng cam kết.
TIN LIÊN QUAN
Đổi thay nhờ vốn ngân hàng
Dấu ấn ngành Công Thương

TS. Trương Xuân Cừ - Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An sinh xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Nhờ nguồn vốn Chương trình 1719, 100% xã của huyện Bắc Yên (Sơn La) có đường đến trung tâm được trải nhựa, đổ bê tông; 73,1% số xã có trường, lớp học kiên cố.
Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Ngày 29/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Kheo.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Phát triển hạ tầng biên giới là điều quan trọng không chỉ giúp Hà Giang bứt phá, phát triển kinh tế mà còn có sứ mệnh kết nối cho các địa phương trong vùng.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Sữa Cô Gái Hà Lan nỗ lực viết tiếp hành trình hỗ trợ đồng bào khắc phục sau thiên tai

Sữa Cô Gái Hà Lan nỗ lực viết tiếp hành trình hỗ trợ đồng bào khắc phục sau thiên tai

Với tinh thần tương thân tương ái, nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan đã mang gần 70.000 phần sữa tươi với một động lực tiếp sức đồng bào thôi thúc hơn lúc nào hết.
Sơn La: Quy định nội dung hỗ trợ các dự án sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Sơn La: Quy định nội dung hỗ trợ các dự án sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

HĐND tỉnh Sơn La vừa ban hành Nghị quyết số 93/2024/NQ-HĐND quy định nội dung hỗ trợ dự án phát triển sản xuất thuộc các chương trình MTQG, giai đoạn 2021-2025.
Thương nhớ Nậm Kéng

Thương nhớ Nậm Kéng

Ngược dốc quanh co chúng tôi tới Nậm Kéng vào cuối ngày, những mái nhà nhỏ bé của đồng bào dân tộc Xa Phó hiện rõ dưới ánh nắng hiếm hoi của mùa đông Tây Bắc.
Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Đồng hành cùng bà con dân tộc thiểu số khôi phục nghề thủ công truyền thống với chị Trần Tuyết Lan không chỉ là đam mê mà xuất phát từ lòng nhân văn sâu sắc.
Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

600 suất quà đã được trao tặng cho người nghèo tại huyện vùng cao Xín Mần (Hà Giang) trong chương trình “Xuân Biên cương ấm lòng dân bản" năm 2024.
Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Ngày 27/9, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

“Trăng thu biên cương” thực sự là đêm hội giúp gần 1.000 trẻ nhỏ tại Mồ Sì San, Phong Thổ, Lai Châu được hòa mình vào không gian Trung thu truyền thống phá cỗ.
Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Sáng 24/8, tại Hà Nội, diễn ra lễ khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền - Tuần lễ quảng bá Na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023.
Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Thêu đắp vải trổ thủng là “tuyệt kỹ” của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng tại xã Y Tý đang được Craft Link khôi phục, lan tỏa mạnh mẽ.
Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng là nét đặc trưng của các nhóm dân tộc Hmong trắng ở xã Y Tý, được sử dụng để tạo các mảng hoa văn trên trang phục truyền thống.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Là ngành xuất khẩu tỷ USD tuy nhiên thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chưa được biết rộng rãi trên thị trường thế giới.
Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Sáng 22/6, tại trụ sở Báo Công Thương diễn ra Tọa đàm “Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi”.
Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Mới đây, Craft link đã tổ chức trình diễn “Nghệ thuật dệt lanh và vẽ sáp ong” của phụ nữ dân tộc Hmong hoa ở xã Chế Cu Nha nhằm lan tỏa nghề thủ công độc đáo.
Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo ở Yên Bái giảm nhanh, bình quân 4,6%/năm giai đoạn 2016-2021. Từ năm 2016 đến nay, có 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo.
Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tập trung huy động nguồn lực trong xã hội để thực hiện công tác giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững.
Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Dù đã có nhiều sách hỗ trợ nhưng ông Trần Việt Thế- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang cho rằng cần nhiều hơn nữa ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp.
Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khôi phục nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế là phương thức tốt bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động