Bánh gai xứ Dừa không chỉ là món ăn chơi

Từ lâu, bánh gai xứ Dừa trở thành ẩm thực độc đáo, món quà quê không thể thiếu của người miền Tây xứ Nghệ. Để duy trì và phát triển nghề làm bánh gai, xã Tường Sơn - huyện Anh Sơn (Nghệ An) đang phối hợp với các ngành có chính sách hỗ trợ người làm bánh, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Bánh gai xứ Dừa xưa nay được xem là món ăn chơi, loại bánh này được người dân Tường Sơn làm quanh năm. Thế nhưng dịp áp Tết lại là vụ chính, theo người dân làm bánh tuy là nghề phụ nhưng lại là một sản phẩm mang lại cho họ khoản thu nhập chính.

Trong chuyến ngược miền Tây qua quốc lộ 7, đi về xã Tường Sơn để vào làng bánh gai. Mới tới đầu làng, một không khí náo nhiệt ở làng nghề bánh gai hiện ra trước mắt. Để kịp cho những đơn hàng Tết từ khắp nơi, làng nghề đã huy động hết nhân lực từ già đến trẻ tích cực làm bánh từ sáng sớm đến tối mịt.

Bánh gai xứ Dừa không chỉ là món ăn chơi

Để cho ra sản phẩm bánh gai, người làm phải bỏ nhiều công sức vào từng khâu rất cầu kỳ từ tuyển chọn nguyên liệu

Không ai trong xã Tường Sơn nhớ được bánh gai có từ bao giờ. Họ chỉ biết loại bánh này có từ rất lâu và là món quà quê không thể thiếu của người dân nơi đây. Theo hình thức cha truyền con nối, nghề làm bánh gai được gìn giữ cho đến ngày nay. Hầu hết người dân Tường Sơn, từ trẻ đến già ai cũng biết làm bánh. Gia đình nào không tự mở lò làm ở nhà thì đi làm thuê cho các cơ sở làm bánh trong xã. Vì thế, ở xã này từ già, trẻ, gái, trai... ai ai cũng biết làm ra sản phẩm đặc trưng của xứ Dừa.

Nguyên liệu làm bánh gồm bột nếp, đậu xanh, đường, lá gai, mật và lá chuối khô. Lá chuối sau khi thu mua về phải phân loại, lau chùi từng lá cho sạch sẽ, xay gạo nếp thành bột, đậu xanh ngâm nước đãi sạch vỏ, hái lá gai tươi về giã nát hoặc lá gai khô thì cho vào máy xay ra hoặc đâm, nghiền thật mịn rồi trộn đều với bột nếp.

Bánh gai xứ Dừa không chỉ là món ăn chơi

Lá chuối khô được cắt và lau sạch để gói bánh

Sau khi nên bột nên hồ, người làm bánh sẽ cho nhân đậu và một ít cùi dừa vào cho có vị thơm đặc trưng riêng của bánh gai dốc Dừa, lúc này người ta dùng lá chuối gói lại rồi xếp vào đầy nồi và bắc lên bếp để hấp cách thuỷ, sau khoảng vài tiếng đồng hồ bánh chín đều rồi vớt ra. Mỗi cặp bánh gai như thế giá chỉ 2.000 - 2.500 đồng.

Cơ sở bà Ngô Thị Thanh Lịch nằm ngay trên đỉnh dốc Dừa, bà Lịch cho biết, gia đình bà nhiều đời làm bánh gai. Từ nhỏ, bà đã được bố mẹ dạy cách làm bánh gai, lớn lên lập gia đình, bà Lịch gắn bó với nghề làm bánh. Từ đó, nghề làm bánh trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình.

Bà Lịch vui vẻ cho biết, năm nay lượng khách đặt mua bánh cũng bắt đầu nhiều lên, cơ sở có đến 20 người nhưng vẫn khá tất bật từ 4h sáng tới tận gần 12 giờ đêm mới có thể kịp cho đơn hàng. Khách hàng của bà chủ yếu từ Con Cuông, Đô lương, Tân Kỳ, Tương Dương, đến những vùng xa xôi như Nghĩa Đàn, Nghi Lộc, tới tận TP. Vinh... ai đi qua cũng ghé.

Bánh gai xứ Dừa không chỉ là món ăn chơi
Lá gai sau khi giã nhuyễn được trộn đều với bột nếp, mật mía rồi cho nhân đậu vào gói kín

Theo bà Lịch, ban đầu, gia đình bà chỉ kinh doanh nhỏ lẻ, chủ yếu bán cho người dân địa phương và các vùng lân cận, khách thập phương qua lại. Nhưng lâu dần khách đông bà phải thuê thêm lao động, mang bánh chào hàng nhiều nơi để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Vừa nhanh tay nhặt bánh cho khách bà Lịch tiếp chuyện chúng tôi, ngày thường nhà bà mở cửa bán từ 7h sáng đến 9-10h đêm mới hết khách. Những ngày giáp Tết, do lượng khách qua lại đông nên sáng 6 giờ đã mở cửa và bán cho đến nửa đêm nhiều khi vẫn còn khách qua đường dừng ăn bánh nóng và mua về làm quà. Vào dịp cao điểm bà thường bán được trung bình hàng chục nghìn chiếc bánh mỗi ngày.

Kế thừa bí quyết làm bánh gai của gia đình, bà Nguyễn Thị Hồng (72 tuổi) - người đã gắn bó với nghề làm bánh gai gần cả đời người, chia sẻ: “Nghề này nhìn nhàn nhã, thế nhưng để có được thương hiệu bánh gai xứ Dừa như hiện nay không phải là điều dễ dàng. Nếu đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, người làm nhanh có thể mỗi ngày làm được trên 1.000 chiếc bánh và tất cả các công đoạn đòi hỏi người làm phải cẩn thận và tỉ mỉ, kỳ công. Cái khác của bánh gai dốc Dừa với các địa phương khác là nó thơm, dẻo và bánh chỉ bé bằng một lần ăn chứ không làm to...

Bánh gai xứ Dừa không chỉ là món ăn chơi
Tranh thủ những lúc nghỉ học các em học sinh cũng phụ giúp bố mẹ làm bánh

Nghề làm bánh gai ở Tường Sơn ngày càng phát triển, hiện tại địa phương có khoảng 15 hộ sản xuất chuyên nghiệp, tạo công ăn việc làm cho vài chục lao động. Có thể kể đến như cơ sở bánh gai Hà Lương; cơ sở bà Lịch bà Lài; cơ sở Đoài Loan; cơ sở Ngọc Giáp...

Ông Nguyễn Ánh Sáng - Phó phòng kinh tế hạ tầng huyện Anh Sơn - cho biết: “Nghề làm bánh gai của địa phương đã có từ lâu đời. Bánh gai giờ đã trở thành món ăn, món quà quê không thể thiếu của mỗi thực khách khi đến với Anh Sơn. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ việc làm bánh gai mang lại, nhiều hộ dân đã mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, được đông đảo khách hàng trong và ngoài tỉnh lựa chọn.

Theo ông Nguyễn Ánh Sáng, bên cạnh mặt thuận lợi, nghề sản xuất, kinh doanh bánh gai Tường Sơn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về nguồn nhân lực. Hiện nay, hầu hết thế hệ trẻ tại địa phương lại chọn nghề khác. Bên cạnh đó, bánh gai ở đây chưa có nhãn hiệu sản phẩm nên việc quảng bá thương hiệu đến tay người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng ngoài tỉnh chưa nhiều.

Bánh gai xứ Dừa không chỉ là món ăn chơi
Sau khi hông chín, bánh gai được buộc thành từng cặp, mỗi cặp bánh có giá 2.500 đồng

Trước thực trạng trên, chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp để gìn giữ và phát triển nghề làm bánh gai Tường Sơn. Hiện, chính quyền đã tăng cường tuyên truyền đến người dân chú trọng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Huyện Anh Sơn cũng đang phối hợp với ngành chức năng xây dựng thương hiệu tập thể cho sản phẩm bánh gai xứ Dừa, tạo điều kiện tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm này.

Ông Mạnh chia sẻ: Trước mắt, bánh gai xứ Dừa hướng đến phục vụ nhu cầu của người dân địa phương và thực khách khi đến tham quan, du lịch qua huyện Anh Sơn, bởi họ chính là những "đại sứ thương hiệu" đưa món quà quê của người Tường Sơn đi khắp muôn nơi.

Rời dốc Dừa trong buổi chiều muộn ngày cuối năm, thế nhưng các cơ sở làm bánh đang vào vụ nên vẫn rất náo nhiệt kẻ bán người mua. Những chiếc bánh gai dẻo thơm xứ Dừa sẽ theo chân du khách tỏa đi khắp nơi làm nên một nét văn hóa riêng trên vùng đất miền Tây xứ Nghệ.

Ngày xưa, nhà ai làm bánh gai thì sẽ làm luôn tất cả công đoạn như hái lá chuối khô, trồng đậu xanh, trồng cây gai... giờ đây, ở xứ Dừa này, nghề làm bánh gai cũng đã được “chuyên môn hóa”. Nhiều hộ gia đình đã trồng chuối bán lá khô, hiện 1kg lá chuối khô có giá từ 3.500 - 4.000 đồng, bình quân 1 ngày 1 người hái lá chuối đem bán được trên 100.000 đồng. Họ không chỉ hái trong huyện mà còn sang các huyện lân cận hái lá chuối khô về bán cho những người làm bánh.
Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Mưa lớn kéo dài, nước sông Trà Câu dâng cao, gây ngập lụt diện rộng tại thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Mưa lớn nhiều khiến đất đá từ taluy dương phía sau tràn xuống làm sập một mảng tường lớn tại điểm trưởng Răng Chuỗi (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long, viên ngọc quý của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế một trong những di sản thiên nhiên thế giới kỳ vĩ cùng với giá trị về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Chính quyền địa phương đang tích cực hoàn tất các hạng mục khu tái định cư giai đoạn 4 để bố trí cho các hộ còn lại tại dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch.

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Sở Công Thương Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, có giá trị cao.
Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Những năm qua, công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.
Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Ngành du lịch Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp du lịch tăng tốc bứt phá và phát triển bền vững.
Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ước tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2024 đạt 7,5-7,8% so với năm 2023, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước ước đạt 6,8-7%.
Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Còn hơn một tháng nữa là năm 2024 khép lại, Quảng Ninh đang dồn lực để hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Tối ngày 23/11, đã diễn ra chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng cùng phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm tiết kiệm sản lượng điện trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Sở Công Thương Bắc Giang đề nghị tăng cường kiểm tra, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu vào những tháng cuối năm.
Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Thời gian qua, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất 39,4 ha làm vật liệu san lấp tại huyện Như Thanh.
Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa năm 2024 tại tỉnh Thanh Hóa.
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Không chỉ là nhiệm vụ, chuyển đổi xanh còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Ngày 24/12 sẽ diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024 – Techfest Cantho 2024 với chủ đề “Khởi nghiệp Tây Đô – Hành trình khát vọng”.
Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Sáng 23/11, tại TP. Đà Nẵng, UBND thành phố tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Biến những khoảng tường trống thành vườn dâu tây xanh tốt, chàng kỹ sư công nghệ thông tin ở Gia Lai truyền cảm hứng cho nhiều người bởi cách làm mới lạ.
Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động