Bằng đại học sẽ không còn xếp loại học lực: Đừng để “vàng, thau lẫn lộn“

Dự kiến trên bằng tốt nghiệp đại học sẽ không còn thông tin liên quan đến xếp loại học lực, hình thức đào tạo, nội dung đào tạo...

Mới đây, Bộ GD-ĐT dự kiến trên bằng tốt nghiệp đại học sẽ không còn thông tin liên quan đến xếp loại học lực, hình thức đào tạo, nội dung đào tạo. Liệu “vàng, thau” có lẫn lộn, khó kiểm soát chất lượng là điều dư luận nghi ngại.

Cào bằng sẽ khó kiểm soát chất lượng đào tạo...

Thực tế ở Việt Nam hiện vẫn còn nhiều trường đại học tổ chức đào tạo chạy theo lợi nhuận, người học chỉ cần bằng cấp mà không coi trọng kiến thức thì xã hội cũng khó có thể coi trọng hai bằng cấp của hai hệ đào tạo (chính quy, và không chính quy) có chất lượng tương đương. Vì thế, theo các chuyên gia, nếu thực hiện quy định này sẽ khó kiểm soát chất lượng đào tạo.

Anh Minh Nguyên (sống tại Hà Nội), một cựu sinh viên chia sẻ: “Tôi đã học và tốt nghiệp trường công, trường tư, bằng tốt nghiệp thì có loại giỏi, loại khá. Tôi không đồng tình việc đề xuất không ghi thông tin liên quan đến học lực, loại hình đào tạo, không đồng tình kiểu bằng cấp cào bằng.

bang dai hoc se khong con xep loai hoc luc dung de vang thau lan lon
Dự kiến trên bằng tốt nghiệp đại học sẽ không còn thông tin liên quan đến xếp loại học lực, hình thức đào tạo, nội dung đào tạo (ảnh minh họa)

Tôi vẫn ủng hộ việc bằng cấp, học tập cần có đánh giá, xếp loại hẳn hoi để người học cố gắng. Còn việc coi trọng bằng cấp mà không chú trọng thực lực là do người sử dụng và người đánh giá. Mong rằng không nên để lẫn lộn vấn đề này!”.

Một phụ huynh cũng cho rằng, cùng một trường, chất lượng hệ không chính quy, đào tạo từ xa, liên thông... thấp hơn chất lượng hệ chính quy là điều không phải bàn cãi. Hệ chính quy, công tác đào tạo quy chuẩn, nghiêm túc hơn rất nhiều so với đào tạo từ xa, văn bằng 2...

Việc mua điểm, học hộ ở hệ chính quy cũng hạn chế hơn. Rồi con em mình cũng không cần thiết phải vào các trường đại học tốp cao theo kiểu cấp bằng đánh đồng như thế này.

GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp cho rằng, việc thay đổi là phù hợp với xu thế thế giới. Tuy nhiên, xét về thực tế hiện nay có rất nhiều băn khoăn. Thực trạng đào tạo và chuẩn “đầu ra” ở các loại hình đào tạo gồm chính quy, vừa học vừa làm và từ xa ở Việt Nam đang không có sự tương đồng về chất lượng cho dù là giảng dạy cùng một chương trình, cùng giảng viên, cùng các điều kiện tiếp nhận kiến thức... Nguyên nhân do quá trình đào tạo và khâu đánh giá khác nhau.

Theo ý kiến của một số trường dân lập, thực tế các trường vẫn cấp bằng tốt nghiệp đồng thời cả bảng điểm, quá trình học tập của sinh viên. Do đó, việc in xếp loại trên bằng là không cần thiết, nhà tuyển dụng cần thêm thông tin thì có thể xem bảng điểm. Ngược lại, ở khối công lập, nhiều lãnh đạo trường đại học cho rằng cần ghi xếp loại trên bằng vì chất lượng đào tạo giữa các trường chưa ngang bằng nhau.

… và khó cho nhà tuyển dụng

Ông Đỗ Văn Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, là một trong những đơn vị cung cấp các ứng viên cho các doanh nghiệp cho biết: “Hiện tại chúng tôi tiếp nhận yêu cầu tuyển dụng thì thấy nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng vẫn xem ứng viên của mình tốt nghiệp trường đại học nào, loại hình đào tạo, chuyên ngành gì. Điều đầu tiên khi họ tiếp cận ứng viên là tiếp cận qua công tác phân loại hồ sơ.

Nếu bằng cấp không phân loại, chúng tôi sẽ gặp một chút rắc rối ở khâu này. Bước đầu tiên phỏng vấn, họ vẫn căn cứ vào hồ sơ của ứng viên xem văn bằng gì, còn lại xét kỹ năng thực tế kèm theo. Họ có rất nhiều cách test khác nhau để chọn được người phù hợp vào vị trí tuyển dụng”.

“Nếu thực sự chúng ta muốn coi hai loại bằng cấp (chính quy và không chính quy) này tương đương thì phải siết chặt các công đoạn, các quy trình từ khâu tuyển sinh, khâu đào tạo đến khâu đánh giá”.

GS. Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp

“Hệ nào cũng phải đảm bảo chuẩn đầu ra giống nhau, chất lượng giống nhau. Quy định này sẽ đẩy các trường vào thế là giờ anh phải làm được điều đó, nếu không sẽ phải trả giá bằng chính tên tuổi của mình…”.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Đại học FPT

“Nhìn nhận thực tế, có sự khác biệt nhất định về chất lượng giữa hệ chính quy và tại chức, chứ không phải là không có khác biệt. Phần lớn doanh nghiệp khi tuyển dụng vẫn quan tâm đến văn bằng, tuy nhiên họ có nhiều cách test khác nhau, chứ không chỉ dựa vào văn bằng…”.

Ông Đỗ Văn Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội

Trước sự quan tâm đa chiều của dư luận, ngày 6/10, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) - đơn vị soạn thảo dự thảo giải thích, dự thảo Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học chỉ quy định nội dung chính ghi trên văn bằng, các thông tin khác đã quy định phải ghi trên Phụ lục văn bằng và được cấp đồng thời với văn bằng cho người học.

Quy định này là phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới, đảm bảo sự hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam với giáo dục đại học của các nước.

Ở góc nhìn người sử dụng lao động, ông Lê Đức Cường, Trưởng phòng tuyển dụng, Công ty TNHH Hạ tầng viễn thông miền Bắc (thuộc FPT Telecom), cho hay, là doanh nghiệp thiên về kỹ thuật, doanh nghiệp của ông ưu tiên các ứng viên có tay nghề cao nhưng để đi đến bước phỏng vấn kỹ, phòng tuyển dụng phải trải qua quá trình lọc hồ sơ. Chẳng hạn ở một số vị trí nhất định, công ty ưu tiên ứng viên có bằng khá trở lên.

Khi lọc hồ sơ, việc bằng cấp ghi kết quả xếp loại sẽ giúp khâu này dễ dàng hơn. Khi nhìn xếp loại trên bằng cấp của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng xếp nhóm để phỏng vấn. “Nói chung, bằng cấp và nội dung ghi trên bằng là điều kiện cần chứ chưa đủ, doanh nghiệp đánh giá ứng viên chủ yếu dựa trên năng lực chứ không chỉ bằng cấp” - anh Cường nhấn mạnh.

Hệ nào cũng phải cùng một chuẩn đầu ra

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Đại học FPT cho rằng: “Với quy định như trên, thì các trường đại học buộc phải đảm bảo 2 hệ thống đào tạo chính quy và tại chức cùng một chất lượng như nhau. Còn nếu trường nào mà không làm được, các vị sẽ phải đồng nhất chất lượng chính quy ngang với tại chức và chấp nhận là trường thứ hạng kém. Với quy định có 2 loại bằng như hiện nay, các trường có quyền tung sản phẩm chất lượng kém ra thị trường gắn mác “tại chức”. Về mặt nguyên tắc, chất lượng kém không được phép tung ra thị trường”.

Trong bối cảnh đó, từ năm 2017, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định về hệ thống đào tạo tại chức và hệ chính quy đã quy định tiêu chuẩn đầu vào của 2 hệ giống hệt nhau, chương trình đào tạo và sách giáo khoa giống nhau. Khi thi cùng một ngân hàng đề thi, quy định xét tốt nghiệp giống hệt nhau. Với quy định này không còn khác biệt trong quy định về tuyển dụng, tuyển sinh, đào tạo và tốt nghiệp nữa. Tuy nhiên, dù thông tư được ban hành đã 2 năm, nhưng một số trường vẫn ung dung dạy hệ chất lượng kém và khoác tên “tại chức”.

“Tại chức lâu nay vẫn được coi là nồi cơm của các trường công lập, nhưng trong xu thế tự chủ và xu thế văn hóa chất lượng thì chất lượng phải là số 1. Đại học FPT đã không dạy hệ tại chức từ lâu, với quan điểm không sản xuất ra “sản phẩm” loại A, hay B, vì đơn giản đã là phế phẩm thì không cho ra “lò”...” - ông Tùng nhấn mạnh.

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nêu quan điểm: “Theo tôi, chủ trương này là đúng nhưng Bộ GD-ĐT đang làm quá vội vàng! Hiện nay đang cần động viên hàng chục triệu người học không chính quy nên việc không còn phân loại chính quy hay vừa học vừa làm, loại khá hay giỏi cũng khẳng định giá trị của hình thức đào tạo này.

Trên thực tế, không phải bất cứ ai tốt nghiệp đại học chính quy cũng đều có năng lực, phẩm chất hơn người học không chính quy. Vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ siết chất lượng đào tạo, cho dù đào tạo chính quy hay không chính quy cũng cần chú trọng để có chất lượng thực”.

Theo Vov
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thời tiết hôm nay ngày 29/3/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông cục bộ

Thời tiết hôm nay ngày 29/3/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông cục bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 29/3/2024: Do ảnh hưởng của không khí lạnh Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông diện rộng và mưa lớn cục bộ, đề phòng lốc sét, mưa đá.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 29/3/2024: Hà Nội có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 29/3/2024: Hà Nội có mưa rào và dông

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 29/3/2024, Hà Nội nhiều mây, sáng có mưa rào và dông, sau có mưa vài nơi. Gió nhẹ.
Mối liên hệ bất ngờ giữa rau dền đỏ và chứng thiếu canxi, sắt

Mối liên hệ bất ngờ giữa rau dền đỏ và chứng thiếu canxi, sắt

Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường...
Thủ tướng yêu cầu báo cáo phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc

Thủ tướng yêu cầu báo cáo phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải có giải pháp để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe.
Đà Nẵng: Tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng cứu du khách bị ngưng tim

Đà Nẵng: Tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng cứu du khách bị ngưng tim

Chị Đặng Thị Hạ - nữ điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai đã có nghĩa cử cao đẹp, kịp thời cứu du khách người nước ngoài bị ngừng tim khi đang du lịch tại Đà Nẵng.

Tin cùng chuyên mục

Vụ tố “bị đuổi khỏi quán vì ngồi xe lăn”: TikToker viện cớ ốm, từ chối làm việc

Vụ tố “bị đuổi khỏi quán vì ngồi xe lăn”: TikToker viện cớ ốm, từ chối làm việc

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội chưa trực tiếp làm việc được với TikToker V.M.L do người này từ chối triệu tập, trốn tránh tiếp nhận thông tin.
Hà Nội: Trường chuyên Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn chốt lịch thi vào lớp 10

Hà Nội: Trường chuyên Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn chốt lịch thi vào lớp 10

Hai trường THPT chuyên ở Hà Nội là chuyên Khoa học Tự nhiên, chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Vì sao số người rút bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu là nữ?

Vì sao số người rút bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu là nữ?

Số liệu thống kê cho thấy, số người rút bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua chủ yếu là nữ, vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng này?
Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Theo các chuyên gia, nhà thầu cần chuẩn bị sẵn lực lượng lao động lành nghề, chất lượng cao, đặc biệt trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn.
Cẩn trọng bẫy gian hàng ảo dropshipping

Cẩn trọng bẫy gian hàng ảo dropshipping

Lợi dụng mô hình kinh doanh trực tuyến, các đối tượng tạo các gian hàng ảo, sau đó kêu gọi nhiều người nạp tiền để kinh doanh nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Hà Nội chính thức chốt 3 môn thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2024

Hà Nội chính thức chốt 3 môn thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2024

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập nâm 2024 tại Hà Nội sẽ được tổ chức với 3 môn thi Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Hà Giang: Sắp diễn ra Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai huyện Mèo Vạc

Hà Giang: Sắp diễn ra Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai huyện Mèo Vạc

Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai sẽ diễn ra trong 2 ngày 4-5/5/2024 (tức ngày 26-27/3 Âm lịch) tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang) với nhiều hoạt động phong phú.
Yên Bái: Mưa đá kèm theo dông lốc tại huyện Mù Cang Chải

Yên Bái: Mưa đá kèm theo dông lốc tại huyện Mù Cang Chải

Sáng ngày 28/3, một cơn mưa lớn đã xuất hiện ở khu vực Yên Bái - Lai Châu, gây ra trận mưa đá dày đặc tại thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.
Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Gia Lai, Thanh Hóa, Kon Tum là 6 địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
Hoa loa kèn đầu vụ giá cao vẫn hút khách

Hoa loa kèn đầu vụ giá cao vẫn hút khách

Hoa loa kèn đang vào thời điểm đầu mùa vẫn còn khá ít người bán, giá hoa vì thế rất đắt đỏ nhưng vẫn được nhiều người chơi chấp nhận.
Từ 1/4: Hà Nội thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ

Từ 1/4: Hà Nội thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ

Từ 1/4, Cục Thống kê thành phố Hà Nội sẽ tổ chức thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 (gọi tắt điều tra DSGK 2024) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Vụ tàu đâm sập cầu Baltimore:  Các công ty bảo hiểm có thể phải bồi thường tới 4 tỷ USD

Vụ tàu đâm sập cầu Baltimore: Các công ty bảo hiểm có thể phải bồi thường tới 4 tỷ USD

Liên quan tới vụ sập cầu ở Baltimore, các công ty bảo hiểm có thể phải bồi thường tới 4 tỷ USD, khiến thảm kịch trở thành tổn thất bảo hiểm vận chuyển kỷ lục.
Hà Nội: Phớt lờ cảnh báo nguy hiểm, nhiều người bám bốt điện để kinh doanh

Hà Nội: Phớt lờ cảnh báo nguy hiểm, nhiều người bám bốt điện để kinh doanh

Mặc biển cảnh báo “có điện, nguy hiểm chết người”, nhiều người vẫn bất chấp, kinh doanh gầnbiến áp, trụ, bốt điện.
EPU thành lập Ban điều hành Mạng lưới doanh nghiệp và cựu sinh viên

EPU thành lập Ban điều hành Mạng lưới doanh nghiệp và cựu sinh viên

Sáng 28/3 tại Hà Nội, Trường Đại học Điện lực đã công bố quyết định thành lập Ban điều hành Mạng lưới doanh nghiệp và Ban điều hành mạng lưới cựu sinh viên.
Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 chủ đề "Vì sự phát triển bền vững của hợp tác xã" nhằm góp phần phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Cây cỏ tranh: Bài thuốc dân gian từ loài cây mọc dại

Cây cỏ tranh: Bài thuốc dân gian từ loài cây mọc dại

Cây cỏ tranh không chỉ là loại cây dại mà còn là một bài thuốc quý trong Đông y. Với nhiều công dụng, cỏ tranh đã giúp cải thiện sức khỏe vàđiều trị nhiều bệnh.
Khánh Hòa: Nam sinh 18 tuổi trả lại gần nửa tỷ đồng cho người chuyển nhầm

Khánh Hòa: Nam sinh 18 tuổi trả lại gần nửa tỷ đồng cho người chuyển nhầm

Tài khoản bất ngờ nhận gần nửa tỷ đồng, nam sinh 18 tuổi ở Khánh Hòa cùng bố ra ngân hàng xác minh, trả lại cho người chuyển nhầm.
Chuyển đổi số phải thẩm thấu vào từng công việc, từng con người

Chuyển đổi số phải thẩm thấu vào từng công việc, từng con người

Đây là ý kiến phát biểu của Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải tại buổi trao đổi kinh nghiệm về việc triển khai Đề án 06/Chính phủ với TP. Hồ Chí Minh.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/3/2024: Có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/3/2024: Có mưa rào và dông rải rác

Thời tiết biển hôm nay 28/3/2024, phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh yếu đang di chuyển xuống phía Nam. Bắc vịnh Bắc Bộ đêm có mưa rào và dông rải rác.
Thời tiết hôm nay ngày 28/3/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông

Thời tiết hôm nay ngày 28/3/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 28/3/2024: Do ảnh hưởng của không khí lạnh Bắc Bộ, Trung Bộ xuất hiện mưa rào và dông đề phòng lốc sét, mưa đá.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động