Thứ sáu 09/05/2025 17:22

Bản tin tiết kiệm điện ngày 21/7/2023: Tiếp tục thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Tiết kiệm điện, sử dụng điện hiệu quả là một trong những giải pháp thiết thực, có nhiều lợi ích quan trọng cho cả nền kinh tế và môi trường.

Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 là một sáng kiến quan trọng, thiết thực trong bối cảnh thách thức về nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Việc đặt mục tiêu tiết kiệm năng lượng là một phần quan trọng của chiến lược năng lượng của Việt Nam, nhằm giảm thiểu sự lãng phí và tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng. Tiết kiệm năng lượng không chỉ giúp giảm chi phí và tăng cường cạnh tranh kinh tế mà còn đóng góp tích cực vào việc giảm phát thải khí nhà kính, cũng như bảo vệ môi trường.

Ngành điện tăng cường tuyên truyền các biện pháp thực hành tiết kiệm điện với người dân. Ảnh: EVN

Báo cáo của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cho thấy những năm qua, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm và coi là một trong những trụ cột quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như giúp cho ngành năng lượng phát triển bền vững. Nhờ đó, thực hành tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả đã gặt hái được nhiều thành công, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.

Theo ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) - hiện nay, doanh nghiệp đã quan tâm hơn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang có ý thức tốt hơn về nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của chính sách và luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập rất sâu vào nền kinh tế toàn cầu thì yêu cầu của thị trường các nước phát triển như: EU, Mỹ, Nhật Bản đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam như dán nhãn carbon, kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng ngày càng được đẩy mạnh. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam cũng đang quan tâm hơn đến lĩnh vực này. Đây là một xu hướng không thể đảo ngược và sẽ diễn ra rất nhanh, do đó Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị để tham gia vào cuộc chơi về "no carbon" trên phạm vi toàn cầu.

Dự báo trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm. Kết quả đánh giá của Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về kế hoạch cung cấp điện giai đoạn 2020-2025 cho thấy, việc bảo đảm cung cấp điện trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, điển hình như việc thiếu điện tại miền Bắc trong tháng 6 vừa qua.

Do đó, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vẫn là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong bối cảnh tăng trưởng nhu cầu năng lượng cao. Nguyên nhân, việc tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả giúp giảm áp lực lên hệ thống điện và đảm bảo cung cấp điện ổn định. Điều này có vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng của quốc gia, tránh tình trạng thiếu điện và giảm thiểu tác động của các sự cố năng lượng.

Thứ nữa, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giúp giảm chi phí năng lượng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình, tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện hiệu suất sản xuất, tăng cường cạnh tranh và giảm áp lực lên nền kinh tế.

Ngoài ra, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng giúp Việt Nam thực hiện cam kết của mình về giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu, như đã cam kết tại hội nghị COP.

Tuy nhiên, để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cần có sự tham gia tích cực và đồng thuận từ các cấp chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng. Đồng thời, cần tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tài chính để đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng và đổi mới trong việc sử dụng năng lượng.

Nỗ lực chung tay tiết kiệm điện

Nhằm thực hành hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 280/QĐ-TTg năm 2019 phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030. Mục tiêu tiết kiệm được từ 5-7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn đến năm 2025 và đạt từ 8-10% trong cả giai đoạn từ 2019-2030, tương đương khoảng 60 triệu tấn dầu quy đổi (TOE).

Kích hoạt sự kiện hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất, tiết kiệm điện năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ảnh: BCT

Với vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ, các cấp có thẩm quyền xây dựng và đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện được các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cụ thể, với giải pháp về kiểm toán năng lượng, Bộ Công Thương đã thực hiện từ rất sớm thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả giai đoạn 2006 - 2015 và hiện nay đang tiếp tục thực hiện trong khuôn khổ của chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030.

Với việc kiểm kê khí nhà kính, Bộ Công Thương đã triển khai ở trong khuôn khổ pháp lý của Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020. Bên cạnh việc ban hành danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hàng năm, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành danh sách các cơ sở phát thải lớn hàng năm.

Trong lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương, đối với các doanh nghiệp công nghiệp, thương mại năng lượng, hàng năm Bộ Công Thương đã tiến hành công tác thu thập và báo cáo về các cơ sở phát thải lớn.

Tới đây, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh các công tác kiểm tra, giám sát cũng như hướng dẫn và đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và luật bảo vệ môi trường trong việc thống kê và báo cáo đầy đủ mức năng lượng tiêu thụ và các mức khí nhà kính phát thải ra môi trường.

Bằng cách đó sẽ giúp thống kê đầy đủ được về hiện trạng cũng như tiềm năng phát thải khí nhà kính và có những cái giải pháp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp giảm phát thải khí nhà kính, giảm tiêu thụ năng lượng trong cái giai đoạn từ nay đến 2030 và định hướng là đến 2050 để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

"Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những bước cần thiết để đảm bảo cung cấp điện ổn định, bền vững và đồng thời bảo vệ môi trường. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng để thực hiện thành công các biện pháp và chính sách cần thiết", đại diện Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững nhấn mạnh.

Lê A
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm điện

Tin cùng chuyên mục

Tìm hiểu Cuộc thi Tuyên truyền viên tiết kiệm điện 2025

Phát động cuộc thi viết tiết kiệm điện lần 3 năm 2025

EVN hưởng ứng Cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện 2025

Thực hiện Nghị quyết 55 ở Vĩnh Phúc! Bài cuối: Từ tiết kiệm đến tái cấu trúc ngành công nghiệp

Tiết kiệm điện: Không phải ‘trend’ - là trách nhiệm!

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55 - Bài 2: Chuyển đổi xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ 'dậy sóng' xanh

Thể lệ cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Bộ Công Thương phát động Cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

65 học viên được đào tạo về quản lý năng lượng

Điều chỉnh phụ tải: Lợi cả đôi đường

Học sinh lan tỏa tiết kiệm điện tại "Gameshow Kilowatt?" mùa 2

Kiến nghị Quốc hội gỡ vướng cho dịch vụ năng lượng

Quốc hội “bắt mạch” hiệu quả năng lượng ở miền Nam

Bộ Công Thương đào tạo quản lý năng lượng cho doanh nghiệp

Bắc Giang tiết kiệm được hơn 8.700 kWh điện

Quảng Ninh tiết kiệm 25.000 kWh điện từ sự kiện Giờ Trái đất 2025

Giờ Trái đất 2025, cả nước tiết kiệm 448.000 kWh