Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"
Ý kiến 31/05/2023 15:35 Theo dõi Congthuong.vn trên
Từ 29/5, theo sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã công khai và cập nhật thường xuyên thông tin tình hình thủ tục thực hiện các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp trên trang thông tin điện tử của EVN.
Ngoài bảng biểu cập nhật chi tiết về quá trình thực hiện các dự án năng lượng tái tạo chưa có giá của tất cả dự án. EVN còn cung cấp bổ sung bảng thông tin về việc chuẩn bị thủ tục để công nhận vận hành thương mại (COD) của các dự án đã thống nhất giá tạm. Nhìn vào các bản thống kê, nhà đầu tư và các bên liên quan có thể nắm được mỗi dự án còn đang vướng mắc ở đâu, hồ sơ pháp lý còn thiếu giấy tờ gì để bổ sung, hoàn thiện.
![]() |
EVN đã gửi hồ sơ, tài liệu, thủ tục và công khai trên trang điện tử để các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo biết và thực hiện |
Theo các chuyên gia kinh tế, việc công khai quá trình đàm phán giữa EVN và chủ đầu tư các dự án điện tái tạo chuyển tiếp sẽ tạo ra sự minh bạch và tin cậy trong quản lý và hoạt động của EVN. Đồng thời, giúp nhà đầu tư, các bên liên quan và công luận hiểu rõ hơn về quy trình, tiến độ, hiệu quả của quá trình gỡ vướng các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, tránh dư luận trái chiều.
Việc công khai thông tin cũng giúp tạo ra một môi trường minh bạch và trung thực trong đàm phán. Thông tin rõ ràng và tin cậy sẽ giúp các bên đưa ra quyết định đúng đắn. Nhà đầu tư và các bên liên quan khác cũng có thể theo dõi, đánh giá quá trình đàm phán, từ đó đảm bảo không có sự thiên vị hoặc bất đồng lợi ích trong quyết định cuối cùng.
Nhà đầu tư cũng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin và tham gia vào quá trình đàm phán, tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh lành mạnh và sự đa dạng trong việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý.
Ngoài ra, công khai thông tin đàm phán có thể giúp tăng cường lòng tin và hứng thú từ phía các nhà đầu tư, hỗ trợ việc xây dựng một ngành công nghiệp năng lượng tái tạo phát triển bền vững.
Trên tinh thần tích cực triển khai thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vừa qua, Bộ Công Thương và EVN đã nỗ lực, tập trung cao cho việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc với mục tiêu đưa các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp sớm phát điện lên lưới nhưng vẫn đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Chỉ trong 2 ngày 24 – 25/5, Bộ Công Thương liên tiếp ra hai văn bản yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố, EVN, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng trong đàm phán giá tạm để sớm đưa nhà máy điện chuyển tiếp đi vào vận hành trong giai đoạn đàm phán, thống nhất giá điện chính thức.
Trong các văn bản này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An giao EVN khẩn trương đàm phán với các chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với mức giá tạm thời và cho vận hành phát điện lên lưới theo chỉ đạo. Việc này được thực hiện với các dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định. Sau khi đàm phán xong, thống nhất giá sẽ được thanh quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát điện lên lưới.
Với các nhà máy điện chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm, EVN khẩn trương ký kết hợp đồng mua bán điện và rà soát các thủ tục để sớm cho vận hành phát điện lên lưới. Với các nhà máy điện còn lại, EVN được giao khẩn trương thỏa thuận giá tạm với các chủ đầu tư trước ngày 27/5 để trình Bộ Công Thương phê duyệt, tiến hành đồng thời các việc hoàn tất các thủ tục ký kết hợp đồng mua bán điện.
Không chỉ chỉ đạo bằng văn bản, những ngày qua, Thứ trưởng Đặng Hoàng An còn trực tiếp có mặt tại trụ sở EVN để chỉ đạo, đôn đốc lãnh đạo EVN và các chủ đầu tư đẩy nhanh đàm phán, hoàn tất thử nghiệm và đấu nối những dự án đã có giá tạm để phát điện lên lưới, theo 3 nguyên tắc chính: Đúng các quy định của pháp luật; trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” và giá điện, chi phí truyền tải hợp lý, nếu cao quá thì lợi ích của xã hội bị ảnh hưởng.
Đồng thời, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng yêu cầu EVN hàng ngày phải cập nhật công khai bản tin tình hình thủ tục thực hiện các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, xem từng dự án đã tháo gỡ được gì, còn vướng mắc ở đâu…?
Nhờ sự chỉ đạo rốt ráo của lãnh đạo Bộ Công Thương, sự vào cuộc khẩn trương của EVN, đến nay đã có 6/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD); trong đó có 5 dự án, phần dự án với tổng công suất 304,72MW đã hoàn thành thủ tục COD, chính thức được phát điện thương mại lên lưới.
Ngoài ra, có 59/85 dự án với tổng công suất 3.389,811MW đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện; trong đó có 48 dự án (tổng công suất 2.691,611MW) đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá. EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 40/48 dự án.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

10 kg quả bòn bon, 32 USD và câu chuyện nông sản Việt đi vào "đường ngược chiều"

Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Quyết tâm của Chính phủ qua Quyết định 360

Nhiệt điện Phả Lại thông tin về Quyết định xử phạt hành chính

Phải công khai những bí thư, chủ tịch vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đừng để sầu riêng biến thành “sầu chung”
Tin cùng chuyên mục

Tin giả, tin sai sự thật và trách nhiệm của các nền tảng xuyên biên giới

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Hiệp định về Biển cả mở “đường lớn” cho sự phát triển của Việt Nam

Nâng cấp doanh nghiệp là "mệnh lệnh" cho việc đổi mới

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Cần tăng cường quản lý ở mọi cấp độ

Lời xin lỗi "hời hợt" của Hoàng Thùy Linh và những bài học từ sự “vạ miệng”

Hàng lậu, hàng giả lộng hành cuối năm: Trách nhiệm không của riêng ai!

Thế lực chống lưng cho công trình vi phạm là thế lực nào?

Từ vụ cháy "chung cư mini" tới nỗi lo những "chuồng cọp" không lối thoát trên phố cổ

Tật xấu “dìm hàng” và câu chuyện con cua

“Hộp ngủ” 2m2 xếp chồng lên nhau: Không thể nhắm mắt “làm liều”

Từ vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội, nghĩ về mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội

Vụ cháy chung cư: Khi thói tham lam đi cùng thiếu kiểm tra, giám sát

Cháy chung cư, lòi vi phạm: Cần cuộc đại phẫu nghiêm minh như vụ Việt Á

Thí điểm dùng cát biển làm cao tốc: Nhiều lợi ích từ một ứng dụng

Vụ cháy chung cư mini: Ấm áp tình người sau… “bão lửa”

Vụ ngộ độc bánh mì Phượng và bài học đắt giá về xây dựng, bảo vệ thương hiệu

Từ vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Có nên bỏ chung cư, quay về nhà đất?

Người nổi tiếng “vạ miệng”: Phút bất cẩn hay chiêu trò tạo scandal?
