Bản tin đặc biệt trên cánh sóng Trường Sa

Giữa muôn trùng sóng nước, 1 bản tin đặc biệt được xuất bản hàng ngày thông qua hệ thống phát thanh của tàu KN 290 như sợi dây kéo đất liền đến gần Trường Sa.
Hội Sinh viên Việt Nam lần đầu tiên đưa hơn 200 cá nhân xuất sắc đến thăm huyện đảo Trường Sa Tổng công ty Khí Việt Nam tham gia chuyến đi thăm quân dân quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1

Trên hành trình vượt ngàn hải lý đến với quần đảo Trường Sa, vào lúc 21g hàng ngày, trên hệ thống phát thanh của tàu Kiểm ngư 290 (KN 290) lại vang lên câu nói quen thuộc “Đây là bản tin Tiếng sóng Trường Sa” của Sinh viên Việt Nam. Giữa biển khơi muôn trùng sóng nước của biển đảo quê hương, lời xướng của phát thanh viên được vang lên trên nền nhạc của các bài hát Xin chào Việt Nam hay Nơi đảo xa càng làm cho mỗi thành viên của Đoàn công tác số 17 ra thăm quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 đầu tháng 6 vừa qua như được tiếp thêm năng lượng, sự tự hào về từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Bản tin đặc biệt trên cánh sóng Trường Sa

Các thành viên của Tổ đội phát thanh thực hiện bản tin "Tiếng sóng Trường Sa"

Nội dung của bản tin gần gũi, tự nhiên như hơi thở của cuộc sống với những tin, bài bám sát các hoạt động thường nhật của đoàn. Có lẽ vì thế mà bản tin “Tiếng sóng Trường Sa” ngay từ lần phát sóng đầu tiên đã nhận được sự thương mến của mọi người. Trên những boong tàu, thông qua hệ thống phát thanh, các thành viên là các nhà báo và sinh viên đã tập hợp thành một “tòa soạn hội tụ” mang tên “Tiểu đội phát thanh”. Các thành viên sẽ phân chia nhau công việc cụ thể như: Viết tin, bài, biên tập viên, phát thanh viên, làm nhạc hiệu, lên khung chương trình.

Mỗi bản tin kéo dài 30 phút, gồm 5 phần chính mang tên gọi: Nhật ký hành trình, Thông tin thời tiết, Góc kiến thức, Nhân vật hôm nay, Góc tâm tình, Góc quà tặng.

Điều đặc biệt nhất, “tòa soạn ấy” không phải nơi có đủ bàn ghế, máy tính mà được thực hiện ngay trên đài chỉ huy, tầng cao nhất của con tàu, ở độ cao gần 15m so với mặt nước biển. Phương tiện để mang “hơi ấm” của đất liền đến với Trường Sa là chiếc micro, tay cầm của điện thoại để bàn, thường được các kiểm ngư viên dùng vào việc thông báo thông tin nội bộ cho toàn tàu. Ấy vậy mà, việc tham gia sản xuất bản tin đã trở thành “bữa tiệc báo chí” vào mỗi tối trong suốt hành trình đối với hơn 200 đại biểu là cán bộ, sinh viên ưu trú trên cả nước trên “hải trình đặc biệt ấy”. Với tôi, “bữa tiệc báo chí” ấy thật đặc biệt mà cả quãng đường làm báo từ trước đến nay tôi chưa từng được trải nghiệm.

Để thực hiện bản tin đều đặn, ngay cuối giờ chiều hàng ngày, gác lại sự “tròng trành” do những con sóng nối tiếp nhau vỗ vào mạn tàu, các thành viên của Tổ đội phát thanh sẽ bám sát các sự kiện, rồi thực hiện tác nghiệm, phỏng vấn, liên hệ nhân vật, biên tập tin bài.

Mỗi bản tin 2 kíp thực hiện gồm 2 giọng đọc, một nam, một nữ; một Bắc, một Nam. Giọng nữ là âm thanh quen thuộc của MC Khánh Vy của Đài Truyền hình Việt Nam và giọng nam đến từ một cán bộ của Hội Sinh viên Việt Nam thực hiện. Có hôm, phát thanh viên đang “lâng lâng” vì những con sóng nhưng khi cầm micro lên mọi cảm giác của mệt mỏi như… tan biết, lại hòa mình với các dòng tin nóng hổi. Có lẽ chính vì sự gần gũi, thân thuộc ấy mà bản tin đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của mỗi thành viên trong đoàn công tác.

Mỗi chuyên mục của bản tin sẽ có những điểm nhấn cụ thể như điểm lại các công việc của một ngày với “Nhật ký hành trình”. Những hải trình, điểm đến tiếp theo sẽ được truyền tải qua “Điểm hẹn ngày mới”. Đáng chú ý, đến với chuyên mục “Góc kiến thức”, nội dung của bản tin mang đến cho độc giả những kiến thức về từng hòn đảo nơi sẽ được đặt chân đến. Những khái niệm cơ bản về vùng biển Việt Nam, hiểu hơn thế nào là lãnh hải, thềm lục địa… thiêng liêng của Tổ quốc mình.

Đặc biệt, bản tin còn có chuyên mục “Nhân vật hôm nay” giới thiệu những “vị khách có một không hai” trên hải trình đến với Trường Sa. Các phóng viên, biên tập viên đã khai thác những nhân vật với niềm tin, nghị lực, sự nỗ lực của bản thân để đến được với Trường Sa. Đó là hành trình “vượt vũ môn” để khẳng định mình của chàng sinh viên khuyết tật Lã Minh Trường đang học Đại học Sư phạm Hà Nội. Thông qua sóng radio hòa cùng tiếng sóng biển, chàng sinh viên nghị lực đã đạt Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng quốc tế tại cuộc thi “Thách thức công nghệ thông tin toàn cầu cho thanh thiếu niên khuyết tật (GITC), năm 2018, 2019” gửi gắm thông điệp: “Mình muốn gửi đến các bạn thanh niên nói chung, sinh viên khuyết tật nói riêng chúng ta hãy cùng sống và đóng góp nhiều hơn nữa. Đối với người khuyết tật không có gì là không thể chúng ta hãy cùng vươn lên hướng về phía mặt trời và bóng tối ở phía sau lưng ta”. Thông điệp giản dị ấy được vang lên giữa Trường Sa thân yêu, nơi đầy nắng và gió; đầy cam go và thử thách càng khơi dậy tình yêu, sự quyết tâm, sống có trách nhiệm với từng tấc đất máu thịt của Tổ quốc.

Không chỉ có nhân lên tình yêu, “Góc nhân vật” còn mang đến “hơi ấm”, tình cảm máu thịt từ đất liền với các chiến sĩ đang công tác trên quần đảo tiền tiêu khi giới thiệu Nguyễn Thị Diệu Linh, sinh viên của Đại học Điều dưỡng Nam Định. Vượt muôn trùng khơi, Diệu Linh không chỉ mang đến sức trẻ, năng lượng của các bạn sinh viên mà hơn hết Linh còn “gửi gắm” tình cảm của mẹ, của em, của gia đình đến với người bố là quân nhân đang công tác tại đảo Trường Sa.

Chia sẻ ngay trên “sóng” của bản tin, Linh không giấu được cảm xúc khi cho biết đã phải nỗ lực học tập, rèn luyện, trở thành “Sinh viên 5 tốt” để có cơ hội ra Trường Sa thăm bố. Khi nhận được trở thành đại biểu tham gia chương trình Linh đã bật khóc và gọi điện ngay cho bố để báo tin.

Trong chuyến hải trình này, hành trang mang theo của Linh là những món quà như 2 chiếc mũ phớt bố yêu thích và tình cảm gửi gắm của người mẹ nơi quê nhà Thanh Hóa.

"Em muốn nói với bố rằng, bố cứ yên tâm công tác bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, mọi việc ở nhà con sẽ giúp mẹ. Con tự hào về bố!” - Linh chia sẻ.

Không chỉ có vậy, bản tin còn là nơi các thành viên trong đoàn thể hiện những cảm xúc, tình yêu với biển đảo, đồng đội, với người bạn vừa quen trên boong tàu qua “Góc tâm tình”. Đôi khi là những dòng thư viết vội, những câu chuyện, khúc hát về đời lính và có cả gửi gắm một chút “say nắng” đối với cậu lính trẻ vừa mới quen.

Bản tin đặc biệt trên cánh sóng Trường Sa
Tác giả tác nghiệp trên đảo Sinh Tồn

Chính những cảm xúc mộc mạc ấy làm cho hành trình đến với Trường Sa như gần lại. "Tôi đã từng ra Trường Sa nhiều lần nhưng chưa có đoàn công tác nào lại nhiều các bạn trẻ tham gia vào bản tin như này. Chính các bạn đã tiếp thêm năng lượng, sức trẻ cho cả hành trình đến với khúc ruột Trường Sa”- đại tá Hoàng Hữu Sơn - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân chia sẻ.

Kể về sự ra đời của bản tin, anh Lâm Tùng - Phó Trưởng ban Thanh niên, trường học thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho biết, năm 2011, khi là đại biểu ra thăm Trường Sa, do điều kiện thời tiết nên tàu không thể ghé thăm được một điểm đảo. Bất ngờ, thông qua hệ thống loa và bộ đàm, một chiến sĩ đã yêu cầu được nghe một bài hát để như được thấy tiếng nói của đất liền. Chính vì vậy, ý tưởng về một bản tin được phát thanh trên suốt hành trình đến với Trường Sa được hình thành. Từ năm 2012, bản tin được “xuất bản” trên cánh sóng đến với Trường Sa đã trở nên cố định. Đồng thời, ngay trên hành trình của sinh viên Việt Nam đến với Tổ quốc, bản tin ấy lại được tái hiện, là cầu nối để chia sẻ tâm tư, tình cảm sinh viên, của đất liền với biển đảo quê hương thông qua những vần thơ, bài hát và cả những tâm sự đầy tâm huyết, cảm xúc về mỗi tuyến đảo.

Giữa biển trời sóng nước, những mẩu tin viết vội vẫn vang lên qua sóng radio như tiếp thêm niềm tin và ý chí. Chính năng lượng và sức sống đang đơm hoa, kết trái và lớn mạnh từng ngày, cùng tinh thần đoàn kết, sự quyết tâm vượt khó của quân và dân nơi quần đảo tiền tiêu đã giúp cho mỗi tấc đất non sông “nghìn thuở vững âu vàng”.

Nguyễn Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đảo Trường Sa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhân sự 12/11: Bộ Chính trị điều động lãnh đạo; Thái Bình, Trà Vinh, Đắk Nông bổ nhiệm Giám đốc Sở

Nhân sự 12/11: Bộ Chính trị điều động lãnh đạo; Thái Bình, Trà Vinh, Đắk Nông bổ nhiệm Giám đốc Sở

Về thông tin nhân sự 12/11, Bộ Chính trị điều động đồng chí Phạm Gia Túc thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định, bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương
Dự báo thời tiết mới nhất ngày 13/11/2024: Bão số 8 di chuyển chậm, ít khả năng ảnh hưởng đến đất liền

Dự báo thời tiết mới nhất ngày 13/11/2024: Bão số 8 di chuyển chậm, ít khả năng ảnh hưởng đến đất liền

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 13/11/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, ngày nắng; Đêm nay mưa lớn kết thúc ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 13/11/2024: Bão số 8 đang mạnh nhất, di chuyển chậm và đổi hướng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 13/11/2024: Bão số 8 đang mạnh nhất, di chuyển chậm và đổi hướng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 13/11 Phía Đông Bắc của Bắc Biển Đông có mưa bão do ảnh hưởng của bão số 8 vùng gần tâm bão sóng biển cao 5-7m. Biển động rất mạnh
Tin mới nhất hôm nay 13/11: Bão số 8 giật cấp 12 gây mưa bão lớn, biển động rất mạnh

Tin mới nhất hôm nay 13/11: Bão số 8 giật cấp 12 gây mưa bão lớn, biển động rất mạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 13/11, bão số 8 Toraji gây mưa bão trên vùng biển phía Bắc Bắc Biển Đông gió mạnh giật cấp 12.
Thượng tá Nguyễn Quang Huy phụ trách Trưởng Ban Thanh niên Quân đội

Thượng tá Nguyễn Quang Huy phụ trách Trưởng Ban Thanh niên Quân đội

Ban Thường vụ Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị giao Thượng tá Nguyễn Quang Huy, phụ trách chức vụ Trưởng ban Thanh niên Quân đội.

Tin cùng chuyên mục

Đại học Điện lực tổ chức tọa đàm, hội thi về văn minh học đường và phòng chống tệ nạn xã hội

Đại học Điện lực tổ chức tọa đàm, hội thi về văn minh học đường và phòng chống tệ nạn xã hội

Chiều ngày 12/11, Trường Đại học Điện lực tổ chức chương trình Tọa đàm khoa học và Hội thi sân khấu hóa ‘Văn minh học đường và phòng chống tệ nạn xã hội".
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc giữ chức Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc giữ chức Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Bộ Chính trị vừa quyết định điều động, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc giữ chức Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng nền Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch hướng tới chuẩn quốc tế.
New Zealand công bố học bổng chính phủ mới dành cho học sinh Việt Nam

New Zealand công bố học bổng chính phủ mới dành cho học sinh Việt Nam

Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) vừa công bố học bổng chính phủ New Zealand bậc đại học (NZUA) dành riêng cho học sinh Việt Nam.
Chủ tịch Hà Nội chung vui với người dân quận Hoàn Kiếm trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Hà Nội chung vui với người dân quận Hoàn Kiếm trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiều 12/11, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Tổ dân phố số 3 phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm).
Công bố tình huống khẩn cấp trên 4 tuyến quốc lộ thuộc tỉnh Hà Giang

Công bố tình huống khẩn cấp trên 4 tuyến quốc lộ thuộc tỉnh Hà Giang

Bộ GTVT vừa công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông trên một số đoạn tuyến quốc lộ tại tỉnh Hà Giang.
Bộ Quốc phòng: Thưởng gấp 8 lần lương cơ sở cho quân nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Bộ Quốc phòng: Thưởng gấp 8 lần lương cơ sở cho quân nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 95/2024/TT-BQP, đưa ra các hướng dẫn cụ thể về chế độ tiền thưởng cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách.
Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng họp phiên cuối năm

Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng họp phiên cuối năm

Sáng 12/11, tại Hà Nội, Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng tổ chức Phiên họp cuối năm 2024.
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Dù chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề cơ bản đầy đủ song tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực này vẫn chưa được giải quyết, gây ra nhiều hệ lụy.
Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Dù nhiều lần báo chí phản ánh, con đường gốm sứ ven sông Hồng nổi tiếng tại TP. Hà Nội vẫn đang trong tình trạng xuống cấp nhanh, gây mất mỹ quan đô thị.
Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

Trên hành trình theo đuổi mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề chuyển đổi kép.
Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Về thông tin nhân sự ngày 11/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký quyết định bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt tại Bộ Quốc Phòng.
Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay 12/11: Bão số 8 vào Biển Đông; Trung Bộ, Tây Nguyên mưa dông lớn

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay 12/11: Bão số 8 vào Biển Đông; Trung Bộ, Tây Nguyên mưa dông lớn

Dự báo thời tiết hôm nay 12/11: Bão số 8 vào Biển Đông; Thừa Thiên Huế đến Phú Yên mưa lớn trên 200mm do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 7.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/11/2024: Vùng gần tâm bão số 8 Toraji, mưa bão, biển động rất mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/11/2024: Vùng gần tâm bão số 8 Toraji, mưa bão, biển động rất mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/11/2024: Do ảnh hưởng của bão số 8 Toraji, Bắc Biển Đông có mưa bão. Biển động rất mạnh. Vùng gần tâm bão sóng biển cao 5-7m.
Tin bão mới nhất 12/11: Bão Toraji cơn bão số 8 trên Biển Đông suy yếu nhanh trong 2 ngày tới

Tin bão mới nhất 12/11: Bão Toraji cơn bão số 8 trên Biển Đông suy yếu nhanh trong 2 ngày tới

Hồi 01h ngày 12/11, vị trí tâm bão khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 119,3 độ Kinh Đông, ở phía Đông của Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 13.
Tuyên Quang: Công khai danh sách các doanh nghiệp có vi phạm luật đất đai

Tuyên Quang: Công khai danh sách các doanh nghiệp có vi phạm luật đất đai

Tỉnh Tuyên Quang vừa đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường công khai danh sách các doanh nghiệp vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn.
10 tháng đã có 130.640 lao động đi làm việc ở nước ngoài

10 tháng đã có 130.640 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Mục tiêu đưa 125.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2024 đã vượt xa kế hoạch, chỉ trong 10 tháng con số này lên đến 130.640 người.
Yêu cầu Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo ứng trực 24/24h trước cơn bão Yinxing

Yêu cầu Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo ứng trực 24/24h trước cơn bão Yinxing

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo 17 địa phương ven biển theo dõi chặt, ứng trực 24/24 giờ trước cơn bão Yinxing.
Công đoàn Công Thương tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ khu vực phía Nam

Công đoàn Công Thương tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ khu vực phía Nam

Ngày 11/11/2024, Công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn các cấp khu vực phía Nam.
Quảng Ninh: Người dân được hưởng lợi từ nghị quyết hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Quảng Ninh: Người dân được hưởng lợi từ nghị quyết hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang mở rộng phạm vi bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân được tham gia, thụ hưởng chính sách.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động