Bản tin cấp điện ngày 6/7: Huy động cao điện mặt trời, nhiệt điện than không còn sự cố ngắn ngày Bản tin cấp điện ngày 7/7: Nhu cầu điện miền Bắc tăng cao, sản lượng điện gió sụt giảm |
Số liệu thống kê từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cho thấy, phụ tải toàn hệ thống điện ngày 7/7 tiếp tục tăng cao so với những ngày trước đó, đạt 904,8 triệu kWh tăng 29,4 triệu kWh so với ngày 6/7. Trong đó miền Bắc nhu cầu điện ước khoảng 465,5 triệu kWh, tăng khoảng 23,6 triệu kWh so với ngày 6/7, miền Trung khoảng 79,9 triệu kWh giảm 0,3 triệu kWh so với ngày 6/7, miền Nam khoảng 385,9 triệu kWh tăng 33,1 triệu kWh so với ngày 6/7.
So với ngày 6/7 nhu cầu sử dụng điện của khu vực miền Trung trong ngày 7/7 không có quá nhiều biến động và chênh lệch. Tuy nhiên, miền Bắc do nắng nóng gay gắt, nhu cầu điện tiếp tục tăng cao. Tình hình nắng nóng được dự báo tiếp tục diễn ra trong tuần tới tại khu vực miền Bắc, điều này sẽ làm tăng nhu cầu điện cho việc sử dụng các thiết bị làm mát.
Ngày 8/7 nguồn nhiệt điện được huy động tăng |
Công suất đỉnh hệ thống điện (Pmax) vào lúc 14h30 đạt 45.305,3 MW tăng 1.554,9 MW so với ngày 6/7. Đây là mức tăng cao nhất trong thời gian qua. Tuy nhiên công suất đỉnh của các miền Bắc - Trung - Nam xảy ra ở các thời điểm khác nhau. Cụ thể, công suất đỉnh ở miền Nam đạt 18.423,4 MW vào lúc 14h30 tăng 522,1 MW so với ngày 6/7. Trong khi đó công suất đỉnh ở miền Bắc đạt 23.094,9 MW vào lúc 13h30 tăng 1.555,2 MW so với ngày 6/7 và ở miền Trung đạt 4.205,4 MW vào lúc 15h00.
Cơ cấu huy động nguồn điện
Trong ngày 7/7/2023, tổng sản lượng huy động từ thuỷ điện đạt khoảng 253,9 triệu kWh (miền Bắc là 151,6 triệu kWh); Nhiệt điện than huy động 458,3 triệu kWh (miền Bắc đạt 287,7 triệu kWh); Tuabin khí huy động 84,7 triệu MW; điện năng lượng tái tạo đạt 60,3 triệu kWh, trong đó điện gió là 7,9 triệu kWh, công suất cao nhất lúc 16h30 đạt 794,3 MW, điện mặt trời Farm huy động 52,4 triệu kWh, công suất cao nhất lúc 11h30 đạt 6.766,8MW. Nguồn điện dầu không phải huy động.
Nguồn nhiên liệu than cho sản xuất đủ. Các sự cố ngắn hạn của một số tổ máy dự kiến 18/7 đưa vào dự phòng gồm: Tổ máy S2 của Nhiệt điện Thăng Long sự cố bục ống sinh hơi, Lò 2B Tổ máy S2 của Nhiệt điện Mông Dương .
Tình hình mực nước tại các hồ thủy điện lớn như sau (nực nước hồ/lưu lượng nước về hồ): Hồ thủy điện Lai Châu 287,7/728m; hồ Thủy điện Sơn La là 190,8/1335m; hồ thủy điện Hòa Bình là 97,4/310m; hồ thủy điện Tuyên Quang là 102,8/481m; hồ thủy điện Bản Chát là 449,4/234m; hồ thủy điện Ialy là 498,1/99m; hồ thủy điện Trị An là 54,4/552m.
Tại Công văn số 3736/BCT-ĐTĐL ngày 15/6/2023 Bộ Công Thương đã yêu cầu các nhà máy nhiệt điện tập trung nhân lực, vật tư và các điều kiện cần thiết khắc phục ngay các sự cố vừa phát sinh, có tính chất ngắn hạn; khẩn trương xử lý, khắc phục các tổ máy phát điện đang bị sự cố dài ngày; đồng thời thực hiện duy tu bảo dưỡng các nhà máy điện để đảm bảo vận hành an toàn và nâng cao độ khả dụng các tổ máy trong thời gian còn lại của năm 2023. Đồng thời từ ngày 14 tháng 6 năm 2023, Bộ Công Thương đã thường xuyên tổ chức các đoàn công tác làm việc trực tiếp tại một số nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc để đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nội dung nêu trên.
Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường các nguồn điện, vận hành linh hoạt hồ chứa trong bối cảnh các hồ thủy điện gặp khó khăn; đôn đốc các nhà máy nhiệt điện tập trung ưu tiên xử lý sự cố các tổ máy; đảm bảo cung ứng than, khí cho phát điện; tích cực bổ sung các nguồn điện năng lượng tái tạo cho hệ thống; tăng cường vận hành an toàn hệ thống truyền tải Trung - Bắc; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm điện...