Bàn luận thêm về sự minh bạch và sự công bằng trong giá điện tại Việt Nam

Liên quan đến thông tin điều chỉnh giá điện tại Việt Nam, một số ý kiến cho rằng cần minh bạch khoản lỗ 31.000 tỉ đồng của EVN
Đề nghị điều chỉnh giá điện: Các chuyên gia, nhà quản lý nói gì? Giá điện tại Việt Nam rẻ hay đắt?

Trước thông tin ngành điện đề xuất điều chỉnh giá điện vì nguồn nhiên liệu đầu vào cho sản xuất xuất điện tăng cao, dẫn đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bị lỗ, đã có nhiều ý kiến về vấn đề này.

Đặc biệt trên 1 tờ báo gần đây, TS. Bùi Trinh cho rằng số lỗ của EVN là tính chi phí cho cả ngành hay chỉ chi phí sản xuất điện? Nếu “đẩy vào giá” tất cả các yếu tố lỗ là bất hợp lý, đặc biệt là yếu tố tỷ giá? Và cần minh bạch chi phí sản xuất, kinh doanh của ngành điện, đặc biệt là các khoản lỗ/lãi.

Chủ quan hơn có ý kiến cho rằng việc đưa ra thông tin báo lỗ của EVN là cái cớ và động thái để Tập đoàn này xin tăng giá điện. Và tại sao các năm trước EVN báo lãi mà năm nay lại báo lỗ.

Hay câu chuyện giá bán than (than trộn) cho sản xuất điện thấp hơn giá nhập khẩu nhiều lần khiến ngành than gặp khó khăn.

Chuyện có ý kiến với giá một loại sản phẩm ảnh hưởng tới đại đa số người dân, doanh nghiệp, thậm chí cả nền kinh tế - xã hội như điện là chuyện hết sức bình thường nhưng cần xem xét một cách thật khách quan.

Trước hết có thể khẳng định việc điều chỉnh tăng/hay giảm giá hàng hoá nói chung, trong đó có giá điện là chuyện hết sức bình thường của nền kinh tế thị trường khi chi phí đầu vào cho sản xuất, các yếu tố khác biến đổi tăng/giảm. Đối với một số hàng hoá thông thường thì đó là câu chuyện riêng của doanh nghiệp nhưng với một số sản phẩm đặc thù như năng lượng điện cần có sự điều tiết của nhà nước. Điều này đã được quy định trong các văn bản của pháp luật.

Và thực tế rằng không ai muốn tăng giá sản phẩm hàng hoá dịch vụ, trong đó có giá điện. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận một cách thực tế và khách quan.

Chi phí sản xuất tăng là 1 thực tế

Có một điều thực tế cần thừa nhận là chi phí đầu vào cho sản xuất điện gồm than, dầu, khí …trong nhiều năm gần đây tăng cao. Đặc biệt trong năm 2022, cuộc xung đột Nga -Ukraine là một yếu tố đã góp phần làm tăng cao hơn chi phí năng lượng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Dữ liệu từ Trading Economic, giá nguyên liệu như dầu thô, khí tự nhiên tăng lần lượt là 74,52% và 179,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Việt Nam, theo thông tin từ EVN, bình quân giá than trộn của TKV, Tổng công ty Đông Bắc đã tăng 63%. Giá than nhập khẩu cũng tăng hơn gấp đôi, lên 304,8 USD một tấn. Dầu thô Brent lên 104,4 USD một thùng, gấp gần 2,5 lần.

Do nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất điện tăng dẫn đến chi phí sản xuất và mua điện của EVN tăng, cộng thêm các yếu tố về tỷ giá đã khiến kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm 2022 của Công ty Mẹ EVN lỗ khoảng 15.758 tỷ đồng, dự kiến cả năm 2022 sẽ lỗ khoảng 31.328 tỷ đồng.

Chi phí thực tế cho giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 đã tăng lên mức 1.915,59 đồng/kWh, nhưng giá bán lẻ điện bình quân hiện chỉ 1.864,44 đồng/kWh (áp dụng từ năm 2019 đến nay).

Các chuyên gia cũng cho rằng, việc điều chỉnh giá điện cho phù hợp với tình hình biến động giá cả là điều cần thiết. Bởi lẽ, EVN không thể gồng mãi được. Sự thua lỗ không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của EVN mà còn ảnh hưởng đến việc đầu tư, sản xuất, cung cấp điện cho nền kinh tế và sinh hoạt của nhân dân, rộng hơn là an ninh năng lượng quốc gia.

Đối với giá than cho sản xuất điện trước năm 2016. Vì than là mặt hàng quan trọng phải kê khai giá. Quy định này có trong Luật Giá số 11/2012/QH13 và Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CPL. Theo đó, căn cứ tình hình thị trường và kế hoạch sản xuất, kinh doanh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc (TCTĐB) xây dựng phương án giá bán, kê khai với Bộ Tài chính và ban hành giá bán áp dụng cho các hộ tiêu thụ trong nước, đồng thời gửi các bộ, ngành liên quan để theo dõi, phối hợp thực hiện.

Từ năm 2016, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 455/VPCP-KTTH ngày 17/3/2016 của Văn phòng Chính phủ về giá than bán cho các nhu cầu tiêu thụ trong nước, giá than bán cho các nhu cầu tiêu thụ trong nước (bao gồm cả giá than bán cho sản xuất điện) thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Do vậy, năm 2022, việc giá than nhập khẩu tăng, các doanh nghiệp ngành than sẽ có đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước để điều chỉnh.

Theo một chuyên gia ngành điện, hiện, nhiệt điện than, chiếm khoảng 40%. Than lộ thiên đã khai thác hết, chuyển sang khai thác than hầm lò, xuống sâu trong lòng đất, dẫn đến giá than ngày càng cao. Hơn nữa, giá than nhập lại phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. Chưa kể đến những biến động của thị trường năng lượng thế giới. Vì vậy, khi tăng giá điện, phải dựa trên những tính toán về biến động giá của các loại tài nguyên này, cộng với tỷ giá ngoại tệ. Giá nguyên liệu tăng, nhân công tăng, tỷ giá hối đoái cũng tăng thì giá điện cũng phải tăng.

Bàn luận thêm về sự minh bạch và sự công bằng trong giá điện tại Việt Nam
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm

Đã có quy định về minh bạch

Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có EVN phải thực hiện công khai thông tin về tài chính.

Cụ thể, Điều 39 Nghị định 87/2015/NĐ-CP, quy định: (1) Doanh nghiệp thực hiện công khai Báo cáo tài chính sáu (06) tháng, Báo cáo tài chính năm (đã được kiểm toán) gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, khi công khai Báo cáo tài chính năm (đã được kiểm toán) doanh nghiệp phải thực hiện công khai Báo cáo tài chính năm của công ty mẹ và Báo cáo tài chính năm hợp nhất. (2) Doanh nghiệp thực hiện công khai Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cùng với ý kiến, kiến nghị của kiểm toán, của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính về báo cáo tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Như vậy, đương nhiên EVN sẽ có các giải trình cụ thể cho những khoản lỗ của mình.

Ngoài việc công khai tài chính, hàng năm EVN đều phải chấp hành việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Thực hiện quyết định 24, hàng năm, Bộ Công Thương đều ban hành quyết định về việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN. Đồng thời thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện: Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để kiểm tra thực tế tại Công ty mẹ - EVN và một số đơn vị thành viên của EVN.

Đoàn kiểm tra đã dựa trên 4 nguyên tắc để phân tách và kiểm tra các thành phần chi phí bao gồm: (1) Việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện từng năm (2) Chi phí sản xuất kinh doanh điện chỉ bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh của các hoạt động trong lĩnh vực điện, không bao gồm lĩnh vực khác; (3) Tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối – bán lẻ điện, phụ trợ và quản lý ngành; (4) Chi phí mua điện từ các nhà máy điện độc lập, từ các nhà máy điện đã cổ phần hoá có ký hợp đồng mua bán điện với EVN, từ các nhà máy điện thuộc công ty TNHH một thành viên hạch toán độc lập với EVN xác định thông qua hợp đồng mua bán điện.

Giá thành sản xuất kinh doanh điện tại Việt Nam bao gồm 4 thành phần: Giá phát điện, phí truyền tải, phí phân phối và phí dịch vụ phụ trợ. Kết quả kiểm tra đều được gửi tới các cơ quan chức năng và công khai rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

Ngoài 4 thành phần trên, giá thành sản xuất kinh doanh điện hàng năm của EVN, còn có các khoản chênh lệch tỷ giá đã hạch toán hoặc chưa hạch toán. Các khoản chưa hạch toán sẽ được xem xét hạch toán vào năm tiếp theo (phù hợp với Quyết định số 34/2017/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân từng giai đoạn).

Trở lại ý kiến của TS. Bùi Trinh và một số ý kiến khác, bản thân tôi và nhiều người thắc mắc rằng, không biết TS. Bùi Trinh có nghiên cứu những thông tin về chi phí của EVN đã được công khai? Rồi vấn đề lỗ tỷ giá nếu không tính vào giá điện thì tính vào đâu?

Để có được 1 kWh điện đến người tiêu dùng thì đương nhiên phải mất nhiều chi phí từ đầu tư nguồn, lưới điện; chi phí mua nguyên nhiên liệu đầu vào để sản xuất điện; chi phí tiền công, lương cho đội ngũ quản lý, sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh, dịch vụ phụ trợ về điện…

Trước đây, ngành điện có đầu tư ngoài ngành nhưng kể từ năm 2015, EVN đã thực hiện thoái vốn theo tinh thần của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 và các chỉ đạo của Chính phủ về công tác này. Và được biết hiện EVN chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính là đầu tư, sản xuất kinh doanh, phân phối điện.

Nói như vậy không phải biện minh cho số lỗ/lãi của EVN hoặc cổ suý cho việc điều chỉnh giá điện mà chỉ nêu một vài ý kiến cá nhân về sự minh bạch và công bằng giá điện trong kinh tế thị trường hiện nay.

Sơn Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quy định chủng loại thịt nhập khẩu: Điểm nghẽn cần tháo gỡ trong

Quy định chủng loại thịt nhập khẩu: Điểm nghẽn cần tháo gỡ trong 'dòng chảy' thương mại

Việc quy định chi tiết chủng loại thịt nhập khẩu trong giấy phép gây khó cho doanh nghiệp, không phù hợp thông lệ thương mại, tạo gánh nặng cho cơ quan quản lý.
Chuyện gì đang xảy ra tại gói thầu của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp?

Chuyện gì đang xảy ra tại gói thầu của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp?

Những “biên bản nghiệm thu lạ” liên quan tới gói thầu của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, đang đặt ra những dấu hỏi về hồ sơ năng lực đơn vị trúng thầu.
Hà Nội: Công an vào cuộc vụ nguồn thải

Hà Nội: Công an vào cuộc vụ nguồn thải 'nhuộm đỏ' khu dân cư sau phản ánh của Báo Công Thương

Cơ quan chức năng vào cuộc xác minh việc nguồn thải bí ẩn "nhuộm đỏ" khu dân cư tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội sau phản ánh của Báo Công Thương.
Hà Nội: Nguồn thải bí ẩn

Hà Nội: Nguồn thải bí ẩn 'nhuộm đỏ' khu dân cư, nhiều người tháo chạy

Nguồn thải bí ẩn "nhuộm đỏ" khu dân cư phố Phú Minh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội sau mưa lớn. Nước lên cao, nhiều người tháo chạy khi nước đỏ tràn vào.
Nhiều dấu hỏi về bản

Nhiều dấu hỏi về bản ''hợp đồng lạ'' giữa liên danh Công ty Thuận Phú và một nhà thầu?

Công ty Thuận Phú và một nhà thầu là đơn vị thi công dự án Bệnh viện Tiền Giang. Song cũng chính Công ty Thuận Phú lại là nhà thầu phụ thi công cho liên danh.

Tin cùng chuyên mục

Muốn giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải đăng ký thế nào?

Muốn giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải đăng ký thế nào?

Ông Phạm Quốc Thạch (Bà Rịa-Vũng Tàu) có nhu đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc muốn biết thủ tục đăng ký qua những công đoạn nào.
Quảng Ninh: Sớm tìm giải pháp thích hợp để thông đường xuất nhập khẩu tại điểm Đại Vai

Quảng Ninh: Sớm tìm giải pháp thích hợp để thông đường xuất nhập khẩu tại điểm Đại Vai

Hiện nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua điểm Đại Vai, Móng Cái, Quảng Ninh đang gặp khó khăn, đòi hỏi cần có phương án thích hợp để tháo gỡ.
Vụ nhóm Bông hồng đen tự ý lấy máu để xét nghiệm HIV cho học sinh: Trách nhiệm thuộc về ai?

Vụ nhóm Bông hồng đen tự ý lấy máu để xét nghiệm HIV cho học sinh: Trách nhiệm thuộc về ai?

Theo luật sư, cần làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan vụ nhóm Bông hồng đen tự ý lấy máu xét nghiệm HIV cho học sinh trên địa bàn.
Đồng Nai: Người dân bất an vì tuyến đường đầy ổ voi, sình lầy, xuống cấp nghiêm trọng

Đồng Nai: Người dân bất an vì tuyến đường đầy ổ voi, sình lầy, xuống cấp nghiêm trọng

Người dân phường Trảng Dài (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) sống trong cảnh bất an khi lưu thông trên tuyến đường đầy ổ voi, sình lầy, đường xuống cấp nghiêm trọng.
Mua bán số đề qua mạng sẽ đối diện mức xử phạt như thế nào?

Mua bán số đề qua mạng sẽ đối diện mức xử phạt như thế nào?

Người thực hiện hành vi "cho", mua bán số đề, số lô trên không gian mạng sẽ vi phạm luật an ninh mạng và bị xử lí nghiêm theo quy định pháp luật.
Bao nhiêu tổng đài chăm sóc khách hàng đang… “bòn rút” của khách hàng!?

Bao nhiêu tổng đài chăm sóc khách hàng đang… “bòn rút” của khách hàng!?

Khách hàng đang phải nghe những đoạn nhạc chờ “câu giờ” vô bổ, thậm chí phải trả cả tiền cho các cuộc gọi tới hotline Tổng đài chăm sóc khách hàng.
Vụ “Chuyến bay giải cứu”: Dư luận mong chờ một bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội và nhân văn

Vụ “Chuyến bay giải cứu”: Dư luận mong chờ một bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội và nhân văn

Dư luận tin tưởng bản án đưa ra cho các bị cáo trong đại án “chuyến bay giải cứu” sẽ bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, đúng người, đúng tội và nhân văn.
Hải Dương: Cảnh sát giao thông lập chốt tuần tra ở nơi có nguy cơ mất an toàn giao thông

Hải Dương: Cảnh sát giao thông lập chốt tuần tra ở nơi có nguy cơ mất an toàn giao thông

CSGT lập chốt gần cầu Hiệp (huyện Ninh Giang) tại nơi nguy cơ gây mất an toàn khiến nhiều doanh nghiệp thương mại, người dân giao thương đi qua lo lắng phản ánh
Hộp thư ngày 25/7/2023: Phản ánh liên quan Trung tâm Quatest 1, Cục Thuế Hải Dương

Hộp thư ngày 25/7/2023: Phản ánh liên quan Trung tâm Quatest 1, Cục Thuế Hải Dương

Hộp thư ngày 25/7/2023 nhận thông tin phản ánh liên quan đến Trung tâm Quatest 1, Cục Thuế Hải Dương, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp và nhiều đơn vị khác.
Phiên tòa chuyến bay giải cứu: Sự “ca ngợi” lệch lạc, đáng phê phán

Phiên tòa chuyến bay giải cứu: Sự “ca ngợi” lệch lạc, đáng phê phán

Cần xem lại lời ngợi ca Hoàng Văn Hưng, Nguyễn Anh Tuấn và một số bị can tại phiên tòa về cái gọi là "tài năng", "nghĩa hiệp", "dám nghĩ dám làm"...
Cần siết chặt quản lý những lớp đào tạo chứng khoán tự phát

Cần siết chặt quản lý những lớp đào tạo chứng khoán tự phát

Hàng loạt các lớp đào tạo chứng khoán tự phát chào mời nhà đầu tư mới tham gia lớp học nhưng đa số thầy dạy không có nghiệp vụ, chứng chỉ.
Vì sao các vụ việc chó Pitbull tấn công người vẫn liên tiếp xảy ra?

Vì sao các vụ việc chó Pitbull tấn công người vẫn liên tiếp xảy ra?

Thời gian gần đây, hàng loạt vụ việc đáng tiếc liên quan chó Pitbull liên tiếp xảy ra đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tình trạng quản lý vật nuôi này.
Sửa đổi Luật Đất đai cần thống nhất với hệ thống pháp luật

Sửa đổi Luật Đất đai cần thống nhất với hệ thống pháp luật

TS Hoàng Thị Thu Thủy - Học viện chính trị khu vực III đã trao đổi một số vấn đề liên quan đến pháp lý trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang lấy ý kiến.
Chuyên gia nhận định và khuyến cáo phòng tránh siêu bão số 4 - Noru

Chuyên gia nhận định và khuyến cáo phòng tránh siêu bão số 4 - Noru

TS. Nguyễn Ngọc Huy - chuyên gia biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai đưa ra nhận định về cơn bão số 4 -Noru và khuyến cáo người dân cách phòng tránh.
Zalo thu phí: Còn nhiều ý kiến trái chiều

Zalo thu phí: Còn nhiều ý kiến trái chiều

Câu chuyện ứng dụng Zalo thu phí người dùng vẫn gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng những người sử dụng ứng dụng.
Hướng dẫn tra cứu, tìm mộ liệt sĩ trên trang web "thongtinlietsi"

Hướng dẫn tra cứu, tìm mộ liệt sĩ trên trang web "thongtinlietsi"

Dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ đã được số hóa và công khai tại địa chỉ: httpsthongtinlietsi.gov.vn.
Lâm Đồng: Thu hút đầu tư nhưng để doanh nghiệp tự “bơi”

Lâm Đồng: Thu hút đầu tư nhưng để doanh nghiệp tự “bơi”

Dự án trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao Vina-Lâm Đồng do Công ty TNHH NASIĐÔ chịu trách nhiệm triển khai tại xã Lộc Ngãi đang dậm chân tại chỗ.
Hơn 6.000 con gà bị sét đánh chết ở tỉnh Hải Dương

Hơn 6.000 con gà bị sét đánh chết ở tỉnh Hải Dương

Sét đánh trúng trang trại gà ở xã Thượng Quận (thị xã Kinh Môn, Hải Dương) khiến toàn bộ đàn gà hơn 6.000 con bị chết, ước tính thiệt hại hơn 1,4 tỷ đồng.
Sân vận động Mỹ Đình trước nguy cơ kê biên, đấu giá để siết nợ: “Quýt” làm “cam” chịu?

Sân vận động Mỹ Đình trước nguy cơ kê biên, đấu giá để siết nợ: “Quýt” làm “cam” chịu?

Sân vận động Mỹ Đình và Cung thể thao dưới nước... đang đứng trước nguy cơ có thể bị kê biên đem ra đấu giá để siết nợ. Trách nhiệm thuộc về ai?
Chuyên gia nói gì về sự nguy hiểm của lỗ thủng ozone?

Chuyên gia nói gì về sự nguy hiểm của lỗ thủng ozone?

Chuyên gia cho biết lỗ thủng ozone ở khu vực nhiệt đới vừa được xuất bản trên tạp chí khoa học AIP Advances là chưa rõ ràng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động