Thứ hai 12/05/2025 13:40

Ban Kinh tế Trung ương: Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quan trọng của đất nước

Vượt qua những khó khăn, thách thức, năm 2021, Ban Kinh tế Trung ương đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ công tác theo kế hoạch đề ra, đặc biệt là các nhiệm vụ trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Những nhiệm vụ quan trọng

Ngày 13/1/2022, Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Năm 2021, Ban Kinh tế Trung ương đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả nhiệm vụ công tác đề ra

Năm qua, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp; đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội. Song với vai trò là cơ quan tham mưu của BCH Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc định hướng, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế; hoạch định các chủ trương, giải pháp lớn, quan trọng về kinh tế - xã hội, Ban Kinh tế Trung ương đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ công tác theo kế hoạch đề ra, đặc biệt là các nhiệm vụ trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Trong năm 2021, Ban Kinh tế Trung ương đã hoàn thành 3 đề án trình Bộ Chính trị, đó là: “Đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; "Tổng kết thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020"; “Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XI về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

Đặc biệt, với yêu cầu bức thiết của các bộ, ngành, địa phương về sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, Ban Kinh tế Trung ương được giao là cơ quan thường trực xây dựng Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

Trên cơ sở đó tham mưu BCH Trung ương, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về chính sách, pháp luật đất đai đến năm 2030, tầm nhìn đề năm 2045.

Cũng trong thời gian này, Ban Kinh tế Trung ương được giao tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án "Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn"; Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Đề án "Tổng kết Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010 và Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011-2020".

Đồng thời chủ trì, tham mưu, phối hợp tổ chức thành công Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ 3 về Công nghiệp 4.0 với chủ đề “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu Covid-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số”; Diễn đàn kinh tế Việt Nam với chủ đề "Phục hồi và phát triển bền vững"...

Sẽ trình BCH Trung ương 3 đề án trong năm 2022

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - đánh giá, năm 2021, Ban Kinh tế Trung ương đã bám sát thực tiễn, củng cố mối quan hệ chặt chẽ với các địa phương, bộ, ngành, đặc biệt là thông qua việc tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ đó đề xuất, kiến nghị các chủ trương, chính sách lớn phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

Các nội dung công tác xây dựng Đảng được triển khai nghiêm túc, toàn diện; tham mưu thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế bằng những hình thức phù hợp trong bối cảnh dịch Covid-19 diến biến phức tạp…

Năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Vì vậy, ông Trần Tuấn Anh đề nghị Ban Kinh tế Trung ương cần tiếp tục nỗ lực để cùng cả hệ thống chính trị cụ thể hóa các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra; tăng cường công tác tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế thế giới, khu vực nói chung và nước ta nói riêng được dự báo sẽ còn những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Đặc biệt, trong năm 2022, Ban Kinh tế Trung ương sẽ trình BCH Trung ương 3 đề án quan trọng, đó là: Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" (trình Hội nghị Trung ương 5 - tháng 5/2022); "Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn" (trình Hội nghị Trung ương 5 - tháng 5/2022); “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (trình Hội nghị Trung ương 6 - tháng 10/2022).

Ngoài ra, một số đề án sẽ được trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, như: Đề án "Tổng kết Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001-2010; Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011-2020" (trình vào đầu năm 2022)…

Với khối lượng công việc lớn như vậy, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tăng cường nắm bắt thông tin, kịp thời phát hiện những vấn đề mới, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế; tiếp tục quán triệt sâu sắc các nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, làm cơ sở để triển khai các nhiệm vụ công tác của Ban; đẩy mạnh các hoạt động đoàn thể bằng những hình thức phù hợp, tạo không khí phấn khởi, đầm ấm, củng cố khối đoàn kết trong nội bộ, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ vụ đột xuất cũng như những nhiệm vụ mang tính chiến lược.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Ban Kinh tế Trung ương

Tin cùng chuyên mục

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng yêu cầu '6 rõ' trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Chính phủ tạo 'bệ phóng' cho tập đoàn tư nhân vươn tầm toàn cầu

Chi tiết phương án sáp nhập tỉnh mới nhất

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch

Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp cấp xã năm 2025

Sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo mới: Gọi tên trách nhiệm người có ảnh hưởng