Băn khoăn trong quản lý dạy thêm và học thêm?

Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến được cho là vẫn khó có thể quản lý việc dạy thêm, học thêm.
Dạy thêm và học thêm: Chuyện có khó bàn? Đề xuất bãi bỏ 6 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục

Liên quan đến việc dạy thêm, học thêm, chia sẻ với truyền thông, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, nhiều ý kiến của các nhà quản lý giáo dục, số đông phụ huynh cho rằng, dạy thêm, học thêm cũng là một nguồn lực xã hội, bởi không thể phủ nhận trong thực tế, những giáo viên dạy giỏi thì luôn có những học sinh hiếu học muốn theo học để nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển năng lực bản thân.

Nhu cầu học thêm xuất hiện ở chính bản thân của người học (ở nhiều cấp học, ngành học, chứ không riêng gì trong các bậc học phổ thông) phản ánh tính tất yếu của quy luật cung-cầu trong đời sống xã hội. Xét ở góc độ đó, dạy thêm không phải là xấu, là phản cảm và không thể chê trách. Vấn đề là dạy thêm, học thêm (khối các trường phổ thông) lâu nay bị biến tướng, còn nhiều lỗ hổng, cần phải thít chặt.

Băn khoăn trong quản lý dạy thêm và học thêm?
Còn kẽ hở để việc dạy thêm, học thêm vẫn còn "đất" để dụng võ. Ảnh: Khánh Linh

Năm nay, ngay trước thềm năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm (gồm 4 chương, 16 điều), nếu được thông qua sẽ thay thế Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT. Nghiên cứu dự thảo Thông tư và qua ý kiến của một số giáo viên cho thấy vẫn còn kẽ hở để việc dạy thêm, học thêm vẫn còn "đất" để dụng võ.

Việc "bảo đảm thiết thực, công bằng, minh bạch, vì quyền lợi học sinh" trong vấn đề dạy thêm, học thêm được dự thảo Thông tư nêu là điều rất cần thiết, cũng là một bước tiến để đạt chuẩn trong các hoạt động dạy và học trong các trường phổ thông.

Thế nhưng, bản thân việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường cũng có tình trạng phân biệt giữa "môn chính, môn phụ", giữa giáo viên này với giáo viên kia, hiệu trưởng ưu ái giáo viên dạy môn này hơn giáo viên dạy môn kia…

Cần phải thấy rằng, học sinh tham gia học thêm trong trường, các em chỉ học một số môn như: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh (bậc tiểu học); Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (bậc trung học cơ sở, phục vụ cho việc thi tuyển sinh vào lớp 10); Toán, Ngữ văn và 2 môn lựa chọn (bậc trung học phổ thông phục vụ cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi đánh giá năng lực và lấy điểm học bạ, điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông xét tuyển vào đại học). Các môn còn lại như: Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Công nghệ,… học sinh rất ít, hoặc không tham gia học thêm.

Vì vậy, dự thảo đang xin ý kiến hướng tới làm sao để quy định việc tổ chức dạy thêm, học thêm một cách công bằng!? Như vậy, dự thảo Thông tư không thể không nghiên cứu đến một nội dung để có thể cân đối được môn học thêm và cả môn không học thêm trong nhà trường. Đó là điều quan trọng đối với các giáo viên giảng dạy từng bộ môn, vì nó liên quan trực tiếp tới quyền lợi, thu nhập, uy tín…

Mặt khác, muốn công khai, minh bạch chuyện học thêm, cần nhất là học sinh được chọn giáo viên, hiệu trưởng không được chia đều tiết dạy cho các giáo viên và giáo viên cũng không được lôi kéo học sinh trong việc học thêm. Nhưng điều này chưa được dự thảo Thông tư cụ thể hóa bằng những quy định tường minh, chi tiết.

Điều băn khoăn là, trong dự thảo Thông tư nêu: Khi giáo viên thấy cần thiết phải dạy thêm, học thêm thì phải nêu rõ lý do tại sao; mục tiêu là gì; nội dung ra sao, thời lượng thế nào… Căn cứ đề xuất của các tổ chuyên môn thì hiệu trưởng sẽ tổ chức cuộc họp với thành phần gồm lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường để thống nhất việc tổ chức dạy thêm, học thêm môn học nào, ở khối lớp nào… Sau khi công khai kế hoạch dạy thêm, học thêm thì nhà trường mới cho học sinh đăng ký, trên cơ sở đăng ký của học sinh mới xếp lớp, phân công giáo viên giảng dạy...

Về quy định này, xem xét kỹ lưỡng, vẫn có thể xuất hiện tình huống thực tế là giáo viên không khó để đề xuất ý kiến về sự cần thiết phải dạy thêm, học thêm. Ví như, học sinh yếu cần phải học thêm để bù đắp lỗ hổng kiến thức, kỹ năng; tương tự học sinh trung bình cần được phụ đạo để nâng lên đạt loại khá; học sinh khá, giỏi cần được bồi dưỡng để giỏi hơn… Như thế, nguy cơ việc dạy thêm, học thêm trong trường sẽ tràn lan nhưng lại hợp pháp.

Ngoài ra, dự thảo Thông tư lần này bổ sung quy định: "Không sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm, học thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh" nhằm tránh hiện tượng gây bức xúc lâu nay là học sinh nào học thêm thì có điểm cao trong bài kiểm tra, đánh giá và ngược lại. Vậy thì, nếu giáo viên sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập tương tự như đã có trong bài dạy thêm, học thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh thì sao? Có kiểm soát được việc này? Và ai làm, xử lý ra sao?

Nhìn chung, không thể cấm cũng như càng không thể buông lỏng quản lý việc dạy thêm, học thêm. Vì vậy, rất cần hành lang pháp lý phù hợp để bịt những lỗ hổng trong quản lý, chỉ đạo việc này ở các cấp, các ngành, các địa phương.

Tựu chung lại, để việc dạy thêm, học thêm đi đúng quỹ đạo như mong mỏi, "bảo đảm thiết thực, công bằng, minh bạch, vì quyền lợi học sinh", điều tiên quyết nhất vẫn là cái tâm của người thầy, đi cùng với sự quản lý, giám sát đồng bộ của các cơ quan quản lý giáo dục, hiệu trưởng, phụ huynh học sinh thì mới có thể đẩy lùi sự biến tướng của việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường hiện nay.

Thu Thủy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Sáng ngày mai (23/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn ‘Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển’.
Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với một số tập đoàn lớn của Nhật Bản xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân.
Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Hơn 300 người dân vùng cao Gia Lai vui mừng khi được các bác sĩ khám, cấp thuốc miễn phí. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ những khó khăn với bà con.
Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giữa khi xảy ra vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, đã sáng lên tấm gương của người anh hùng là hàng xóm căn nhà gặp nạn.
Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Những phần quà, suất học bổng dành cho người già và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn là niềm động viên to lớn với người dân vùng biên Gia Lai dịp cuối năm.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Tờ trình, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về giấy phép hoạt động điện lực.
Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Những ngày này, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên tỉnh Gia Lai đang hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường để chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ 2025.
Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Trong giây phút cơn giận lấn át lý trí, nghi phạm Cao Văn Hùng đã tự tay hủy hoại cuộc đời mình, cướp đi sinh mạng của 11 người vô tội, gây phẫn nộ dư luận.
Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2025.
Gia Lai: Lan tỏa chương trình

Gia Lai: Lan tỏa chương trình 'bữa sáng yêu thương' cho học sinh nghèo

Những bạn trẻ với tấm lòng nhân ái không ngừng vận động, quyên góp, thậm chí bỏ tiền túi để mang những 'bữa sáng yêu thương' cho trẻ em nghèo Gia Lai.
Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Lấy vi phạm để

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Tuyên bố lấy các bài báo đưa tin về vi phạm kinh doanh của mình để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông, quá xem thường pháp luật.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Nhân dịp 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng đến Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương.
Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Tin giả (Fake News) hiện nay đang gây 'nhức nhối', ảnh hưởng trực tiếp tới nạn nhân của những tin tức giả cũng như cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.
Báo Công Thương đạt tốt về mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí

Báo Công Thương đạt tốt về mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí

Báo Công Thương nằm trong số 9 cơ quan khối báo Trung ương đạt tốt theo kết quả đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí Việt Nam 2024.
TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

Mở cửa tối thứ 2 đến thứ 6, quán mì 0 đồng của Giáo xứ Mạc Ty Nho (16A Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) là địa chỉ quen thuộc của rất nhiều người.
Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chọn năm 2025 là năm tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy thể hiện quyết tâm chính trị cao của TP. Đà Nẵng trong thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nghề freelancer mang đến cho các bạn trẻ sự tự do, linh hoạt trong cuộc sống. Song, họ phải đánh đổi bằng việc thiếu vắng phúc lợi xã hội, bao gồm thưởng Tết.
Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

4 “đại án” về tội danh kinh tế, tham nhũng được đưa ra xét xử trong năm 2024 theo đúng kế hoạch đã cho thấy sự kiên quyết của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Việc quảng cáo thực phẩm chức năng giống thuốc chữa bệnh để trục lợi để lại những hệ lụy khó lường đối với an toàn và sức khỏe của người dùng.
Khối doanh nghiệp Hà Nội vượt thách thức, giữ vững hiệu quả sản xuất kinh doanh

Khối doanh nghiệp Hà Nội vượt thách thức, giữ vững hiệu quả sản xuất kinh doanh

Khối doanh nghiệp Hà Nội đã nỗ lực phát huy thế mạnh, nguồn lực để giữ vững ổn định doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hà Nội tặng danh hiệu ‘Người tốt-việc tốt’ cho 25 cá nhân: Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu

Hà Nội tặng danh hiệu ‘Người tốt-việc tốt’ cho 25 cá nhân: Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu

Phong trào ‘Người tốt-việc tốt’ đã lan tỏa mạnh mẽ, trở thành nét văn hóa tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội, góp phần xây dựng hình ảnh thành phố văn minh, lịch sự.
Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Mấy ngày nay, tên tuổi anh bạn điển trai Mr Pips Phó Đức Nam vốn “nổi” như cồn nay bị cơ quan công an lột mặt nạ bỗng khiến người ta nhớ đến một “Nam” khác.
Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Để tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy chuyển đổi xanh, bền vững, Việt Nam phải hành động thật nhanh chóng, gấp rút, chuyển từ lập kế hoạch sang hành động.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động