Ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ... đối với lãnh đạo quản lý

Ngày 15/9/2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã ký Quyết định số 8258/QĐ-BCT ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý thuộc Bộ Công Thương.

CôngThương - Sau đây là toàn văn quy chế:

QUY CHẾ

Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển đối vớicông chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý thuộc Bộ Công Thương

(Ban hành kèm theo Quyết định số 8258/QĐ-BCT

 ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương )

___________

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển đối với công chức, viên chức, người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được hưởng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo các cấp tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Công Thương.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác thuộc các tổ chức giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước;

2. Giám đốc, Phó Giám đốc, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Viện trưởng, Phó viện trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công Thương;

Các đối tương nêu trên, sau đây gọi chung là “công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ”.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Một số từ ngữ trong quy chế này được hiểu như sau:

1. "Bổ nhiệm" là việc công chức, viên chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý có thời hạn trong cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị.

2. "Bổ nhiệm lần đầu" là việc công chức, viên chức được quyết định giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý lần đầu tiên hoặc được quyết định giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mới cao hơn chức vụ đang đảm nhiệm.

3. "Điều động, bổ nhiệm" là việc cấp có thẩm quyền quyết định điều động công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý từ cơ quan, đơn vị này sang cơ quan, đơn vị khác để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

4. "Tiếp nhận, bổ nhiệm" là việc cấp có thẩm quyền quyết định tiếp nhận công chức, viên chức từ cơ quan, đơn vị khác (ngoài thẩm quyền quản lý) và bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị.

5. "Bổ nhiệm lại" là việc công chức, viên chức được quyết định tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm khi hết thời hạn bổ nhiệm.

6. "Kéo dài thời gian giữ chức vụ" là việc công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm nếu còn dưới 2 năm công tác tính đến khi đủ tuổi nghỉ hưu được quyết định tiếp tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.

7. "Thôi giữ chức vụ" là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chấm dứt chức vụ để nhận nhiệm vụ khác hoặc nghỉ để chữa bệnh. Việc thôi giữ chức vụ gắn với yếu tố khách quan.

8. "Miễn nhiệm" là việc cấp có thẩm quyền quyết định chấm dứt chức vụ đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết thời hạn bổ nhiệm do vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức hoặc bãi nhiệm. Miễn nhiệm gắn với yếu tố chủ quan do công chức, viên chức gây nên.

9. "Từ chức" là việc công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lýđề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cơ quan có thẩm quyền đồng ý.

10. "Luân chuyển" là việc công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý khác trong một thời gian nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ và theo quy hoạch.

11. “Tập thể lãnh đạo” gồm Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan, đơn vị; Ban thường vụ Đảng ủy (Ban chấp hành Đảng ủy) cơ quan, đơn vị.

Điều 4. Nguyên tắc chung 

  1. Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, Cấp ủy đảng các cấp, Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp lãnh đạo và chịu trách nhiệm về công tác, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo đúng thẩm quyền, phân công, phân cấp.

  2. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

  3. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; phải căn cứ vào điều kiện và tiêu chuẩn của chức vụ bổ nhiệm; tuân thủ đúng quy trình, quy định.

  4. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa, phát triển, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.

5. Khi được bổ nhiệm chức vụ mới hoặc được điều động sang công tác khác thì đương nhiên thôi giữ chức vụ cũ, trừ trường hợp chức vụ mới, vị trí công tác mới là kiêm nhiệm hoặc trong quyết định ghi vẫn tiếp tục giữ chức vụ đó.

Điều 5. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm

1. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm, tính từ thời điểm có hiệu lực ghi trong quyết định.

2. Thời gian được giao nhiệm vụ “quyền” hoặc “phụ trách” tại một cơ quan, đơn vị thì không tính vào thời hạn bổ nhiệm chức vụ cấp “trưởng” của cơ quan, đơn vị đó.

3. Đối với trường hợp được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương với chức vụ cũ thì thời hạn bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực.

4. Đối với trường hợp thay đổi tên gọi của chức vụ do thay đổi tên gọi cơ quan, đơn vị thì thời hạn bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm chức vụ cũ có hiệu lực.

5. Đối với một số chức vụ tại cơ quan, đơn vị đặc thù, sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận, có thể quy định thời hạn mỗi lần bổ nhiệm ngắn hơn.

6. Đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường đại học, Giám đốc, Phó Giám đốc học viện, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá hai lần liên tiếp đối với một chức vụ.

Chương II

TRÌNH TỰ THỦ TỤC BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI,

KÉO DÀI THỜI GIAN GIỮ CHỨC VỤ

Mục 1

 BỔ NHIỆM

Điều 6. Điều kiện bổ nhiệm

  1. Đạt tiêu chuẩn chung của công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định.

  2. Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, có bản kê khai tài sản theo quy định.

  3. Tuổi bổ nhiệm

  a) Bổ nhiệm lần đầu phải có độ tuổi đủ để đảm nhiệm ít nhất một thời hạn giữ chức vụ;

  b) Trường hợp đang giữ chức vụ, do nhu cầu công tác mà được xem xét giao giữ chức vụ mới tương đương thì phải còn độ tuổi công tác từ 3 năm trở lên;

  c) Trường hợp đã bị kỷ luật bằng hình thức cách chức hoặc tự nguyện từ chức vì vi phạm kỷ luật, pháp luật, sau khi chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì điều kiện về tuổi thực hiện như bổ nhiệm lần đầu.

  4. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

  5. Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức; không phải là người trong thời gian bị pháp luật cấm đảm nhiệm chức vụ; không trong trường hợp là vợ, chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu để bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo,quản lý về tổ chức, nhân sự, kế toán - tài chính trong cơ quan, đơn vị đó. 

Điều 7. Tiêu chuẩn bổ nhiệm

  1. Tiêu chuẩn chung
  1. Về phẩm chất

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định đường lối đổi mới của Đảng, phấn đấu thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;

 - Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; có ý thức tổ chức kỷ luật; có tinh thần hợp tác tương trợ, giúp đỡ trong công việc; giữ gìn đoàn kết nội bộ; gắn bó mật thiết với nhân dân, được tín nhiệm trong cơ quan đơn vị và nhân dân.

b) Về năng lực

 - Có năng lực tham mưu, tổ chức, lãnh đạo, quản lý thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành theo phân công, phân cấp;

- Có khả năng nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hoạch định chiến lược vĩ mô (đối với công chức lãnh đạo từ cấp vụ và tương đương trở lên) hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược của từng cơ quan, đơn vị theo phân công, phân cấp và đề xuất các giải pháp kinh tế, kỹ thuật và chuyên môn phục vụ cho hoạt động của cơ quan, đơn vị. Có khả năng tổng kết hoạt động thực tiễn, nghiên cứu đề xuất các đề án thuộc lĩnh vực công tác;

- Có phong cách làm việc khoa học, dân chủ, có chính kiến rõ ràng, phương pháp công tác tốt.

c) Về hiểu biết

- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về  lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được phân công phụ trách;

- Hiểu biết sâu về nghiệp vụ của lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành, có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành;

- Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và quốc tế.

d) Về trình độ

- Tốt nghiệp đại học phù hợp với lĩnh vực công tác;

- Có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên (riêng công chức lãnh đạo cấp vụ và tương đương trở lên phải có trình độ lý luận chính trị cao cấp); có trình độ quản lý hành chính nhà nước;

- Biết một ngoại ngữ thông dụng (trình độ sơ cấp trở lên). Riêng đối với công chức lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan đến đối ngoại phải thành thạo một ngoại ngữ thông dụng trình độ C trở lên;

- Sử dụng thành thạo máy tính và các trang thiết bị văn phòng;

- Ngoài ra, tất cả các chức vụ khi bổ nhiệm phải qua các lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo và quản lý phù hợp với chức vụ được bổ nhiệm.

2. Tiêu chuẩn riêng

Đối với các chức vụ lãnh đạo cần có tiêu chuẩn riêng (như: Báo, Tạp chí, Thanh tra, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc học viện…), ngoài các quy định tại Điều 6 và khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Điều 8. Quy trình bổ nhiệm 

1. Xin chủ trương bổ nhiệm

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trình cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm phê duyệt về chủ trương, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với người sẽ được bổ nhiệm.

2. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ

Bước 1: Sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm của chức vụ cần bổ nhiệm, nguồn trong quy hoạch, đề xuất phương án nhân sự. Trường hợp quy hoạch chưa được đánh giá bổ sung hàng năm, hoặc nguồn trong quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu bổ nhiệm thì phải bổ sung quy hoạch sau đó mới thực hiện quy trình bổ nhiệm. Khi bổ nhiệm một chức vụ có thể giới thiệu từ 1 đến 3 người để lựa chọn.

  Bước 2: Tổ chức hội nghị lấy ý kiến về bổ nhiệm

a) Thành phần hội nghị

- Bổ nhiệm Thứ trưởng và các chức danh tương đương, thành phần gồm: Thành viên Ban cán sự đảng; Bộ trưởng, Thứ trưởng; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và các chức danh tương đương; Trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Thường vụ Đảng ủy Bộ, Chủ tịch, Phó chủ tịch Công đoàn ngành, Chủ tịch Công đoàn cơ quan Bộ, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản HCM cơ quan Bộ, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Bộ, người trưởng đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nếu thấy cần thiết, có thể lấy thêm ý kiến giới thiệu của Giám đốc Sở Công Thương cấp tỉnh, nhưng khi tổng hợp ý kiến giới thiệu thì tách riêng;      

- Bổ nhiệm Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương thuộc Bộ, Cục trưởng, Phó cục trưởng và tương đương thuộc Bộ (Cục có đơn vị trực thuộc) thành phần gồm: Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng (hoặc Cục trưởng Phó Cục trưởng), Trưởng, phó các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục (hoặc Cục); Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản HCM; 

          - Bổ nhiệm Cục trưởng, Phó cục trưởng (Cục không có đơn vị trực thuộc), Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương thành phần gồm toàn thể công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị; 

- Bổ nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được tổ chức từ 2 cấp trở lên có các đơn vị trực thuộc và đối với đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức các phòng, ban, khoa chuyên môn, thành phần gồm: Người đứng đầu, Cấp phó người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, Trưởng, Phó các phòng ban chuyên môn, Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản HCM, Trưởng các đơn vị trực thuộc. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập không có đơn vị trực thuộc, thành phần gồm toàn thể công chức, viên chức trong đơn vị; 

- Bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức vụ tương đương tại các tại các cơ quan, đơn vị, thành phần gồm toàn thể công chức, viên chức trong phòng hoặc đơn vị đó; 

b) Nội dung hội nghị gồm

-  Nêu tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm đối với chức vụ cần bổ nhiệm;

- Thông báo danh sách do tập thể lãnh đạo giới thiệu xem xét bổ nhiệm trên cơ sở quy hoạch đối với từng chức vụ, gồm: tóm tắt lý lịch, tóm tắt nhận xét, đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, triển vọng phát triển, dự kiến phân công công tác đối với từng vị trí, chức vụ được bổ nhiệm;

- Người được giới thiệu trình bày tóm tắt kế hoạch hành động của mình nếu được bổ nhiệm;

- Lấy ý kiến bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Kết quả phiếu có giá trị tham khảo quan trọng, là một trong những căn cứ để xem xét nhưng không phải là căn cứ duy nhất, chủ yếu để quyết định. 

Bước 3: Người đứng đầu cùng tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có).

Bước 4: Thường vụ Đảng uỷ hoặc Đảng ủy (nơi không có Thường vụ Đảng ủy) có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.

Bước 5: Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận và biểu quyết bằng phiếu kín. Người được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành. Trường hợp tập thể lãnh đạo đưa ra 2 người để xem xét bổ nhiệm cho 1 vị trí mà kết quả biểu quyết của 2 người ngang nhau thì chọn theo ý kiến của người đứng đầu. Trường hợp ý kiến người đứng đầu và ý kiến tập thể lãnh đạo khác nhau thì báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên trực tiếp.

Bước 6: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định bổ nhiệm.

3. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác

Bước 1: Người đứng đầu, thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoặc cơ quan tổ chức cán bộ đề xuất nhân sự.

Bước 2: Người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận thống nhất về chủ trương.

Sau khi thống nhất chủ trương, tiến hành một số công việc sau: cử đại diện lãnh đạo làm việc với cấp uỷ và người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi người được giới thiệu để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo đang công tác để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm, tìm hiểu về lý lịch; nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị, nhận xét, đánh giá của cấp ủy Đảng về kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức và đánh giá triển vọng phát triển của người được giới thiệu; gặp người được giới thiệu để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.

Bước 3: Lấy ý kiến của Thường vụ Đảng ủy hoặc Đảng ủy về nhân sự bổ nhiệm.

Bước 4: Tập thể lãnh đạo xem xét, thảo luận và biểu quyết bằng phiếu kín.

Bước 5: Người đứng đầu ra quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp trên có thẩm quyền xem xét quyết định điều động, bổ nhiệm.

4. Đối với trường hợp do cấp trên có thẩm quyền dự kiến điều động, luân chuyển, bổ nhiệm từ nguồn ngoài cơ quan, đơn vị thì cấp có thẩm quyền trao đổi thống nhất ý kiến với tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị đang quản lý, sử dụng và trao đổi thống nhất ý kiến với tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiếp nhận. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm hoặc trình cấp trên có thẩm quyền xem xét quyết định điều động, bổ nhiệm.

5. Quy trình bổ nhiệm trong trường hợp thành lập cơ quan, đơn vị mới, sáp nhập, chuyển đổi mô hình tổ chức và các trường hợp khác:

a) Trường hợp cơ quan, đơn vị được thành lập mới hoặc do sáp nhập, chuyển đổi mô hình tổ chức mà đơn vị mới có cùng hạng, cùng cấp tổ chức với đơn vị cũ hoặc đổi tên cơ quan, đơn vị, hoặc người được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ tương đương với chức vụ đang giữ thì cấp trên có thẩm quyền trao đổi thống nhất ý kiến với lãnh đạo và cấp ủy đảng của các cơ quan, đơn vị có liên quan; Người đứng đầu và tập thể lãnh đạo có thẩm quyền xem xét, quyết định điều động, bổ nhiệm hoặc trình cấp trên có thẩm quyền quyết định điều động, bổ nhiệm;

b) Trường hợp do sáp nhập, chuyển đổi mô hình tổ chức mà đơn vị mới được nâng hạng, nâng cấp thì việc bổ nhiệm được thực hiện theo quy trình bổ nhiệm lần đầu;

c) Trường hợp xem xét bổ nhiệm đối với chức vụ là người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm hoặc cơ quan tổ chức cán bộ được cấp có thẩm quyền giao chủ trì việc thực hiện quy trình bổ nhiệm;

d) Trường hợp thực hiện quy trình bổ nhiệm mà tại thời điểm đó, cơ quan, đơn vị chỉ có một người lãnh đạo, nếu việc xem xét bổ nhiệm đối với chính người đó thì do cấp trên trực tiếp chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm;

đ) Trường hợp đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, nhưng cơ quan, đơn vị đang công tác chưa muốn điều động vì chưa có người thay thế thì cơ quan, đơn vị có yêu cầu bổ nhiệm đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

e) Trường hợp bổ nhiệm mà thời điểm đó nội bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị mất đoàn kết nghiêm trọng, nhiều người vi phạm kỷ luật, nếu thực hiện quy trình bổ nhiệm sẽ thiếu khách quan thì việc bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan, đơn vị đó do cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định;

g) Trường hợp bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường đại học, Giám đốc, Phó Giám đốc học viện, ngoài việc thực hiện theo Quy chế này còn phải thực hiện theo Điều lệ Trường Đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;

h) Trường hợp bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường cao đẳng, ngoài việc thực hiện theo Quy chế này còn phải thực hiện theo Điều lệ Trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 9. Hồ sơ bổ nhiệm

1. Bộ hồ sơ trình bổ nhiệm, bao gồm

- Tờ trình về việc bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, đơn vị ký;

- Sơ yếu lý lịch (khai theo mẫu 2C/TCTW-98, không quá 6 tháng tính đến ngày trình) có xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ;

- Bản sao giấy khai sinh;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ...;

- Bản tự nhận xét, đánh giá;

- Nhận xét của cấp uỷ Đảng cơ quan, đơn vị;

- Ý kiến của cấp ủy đảng cấp trên trực tiếp (nếu có);

- Nhận xét của Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Cấp ủy đảng hoặc của lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi người được đề nghị bổ nhiệm đang công tác (đối với trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm ở cơ quan khác);

- Biên bản tổng hợp kết quả phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm;

- Bản kê khai tài sản;

- Bản giải trình về tài sản, giải trình về kinh phí cho con đi học nước ngoài (nếu có yêu cầu);

- Bản nhận xét của đại diện cấp uỷ hoặc chính quyền địa phương nơi người được xem xét bổ nhiệm cư trú thường xuyên về việc chấp hành pháp luật của bản thân và gia đình;

- Giấy khám sức khỏe (không quá 3 tháng tính đến ngày trình).

2. Vụ Tổ chức cán bộ, cơ quan Tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị có người được xem xét đề nghị bổ nhiệm chịu trách nhiệm lập hồ sơ trình bổ nhiệm. Trường hợp do cấp trên có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm từ nguồn ngoài cơ quan đơn vị thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận chủ trì phối hợp với cơ quan đang quản lý người được xem xét bổ nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình bổ nhiệm. Người được xem xét bổ nhiệm có trách nhiệm kê khai, hoàn thiện hồ sơ cá nhân theo yêu cầu của cơ quan Tổ chức cán bộ.

 

Mục 2
BỔ NHIỆM LẠI, KÉO DÀI THỜI GIAN GIỮ CHỨC VỤ

Điều 10. Thời điểm thực hiện quy trình bổ nhiệm lại

1. Thời điểm thực hiện quy trình bổ nhiệm lại là thời điểm trước 3 tháng tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm đối với chức vụ hiện giữ theo quy định. Quyết định bổ nhiệm lại phải được công bố trước ít nhất 1 ngày làm việc trước khi hết thời hạn bổ nhiệm.

2. Khi hết thời hạn bổ nhiệm nếu không bổ nhiệm lại thì cấp có thẩm quyền ra quyết định điều động, phân công công tác khác.

3. Khi hết thời hạn bổ nhiệm nếu còn từ 2 năm đến dưới 5 năm công tác tính đến khi đủ tuổi nghỉ hưu, nếu được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

4. Khi hết thời hạn bổ nhiệm nếu còn dưới 2 năm công tác tính đến khi đủ tuổi nghỉ hưu, cấp có thẩm quyền xem xét, nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu; nếu không đủ tiêu chuẩn, điều kiện tiếp tục giữ chức vụ thì ra quyết định điều động, phân công công tác khác.

  Điều 11. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại

1. Cơ quan, đơn vị thuộc quyền hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức vụ.

2. Đạt tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ theo quy định tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời hạn giữ chức vụ tới.

3. Cơ quan, đơn vị tiếp tục có nhu cầu.

4. Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

 Điều 12. Quy trình bổ nhiệm lại

a) Người giữ chức vụ làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ, gửi người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền.

b) Tổ chức hội nghị lấy ý kiến về việc bổ nhiệm lại, thành phần tham dự như bổ nhiệm lần đầu. Nội dung cuộc họp: Người được xem xét để bổ nhiệm lại báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; những người tham dự góp ý kiến; lấy ý kiến tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín; Biên bản cuộc họp, Biên bản kiểm phiếu tín nhiệm được gửi lên người đứng đầu cơ quan đơn vị;

c) Người đứng đầu cùng tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại;

d) Thường vụ Đảng uỷ hoặc Đảng ủy (nơi không có Thường vụ Đảng ủy) tham gia ý kiến bằng văn bản;

đ) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm lại.

Điều 13. Quy trình kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu

1. Người hết thời hạn bổ nhiệm thuộc diện được xem xét để kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu viết báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ.

2. Người đứng đầu cùng tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét việc kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu.

3. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Điều 14. Hồ sơ bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu

1. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại như quy định đối với hồ sơ bổ nhiệm chức vụ lần đầu.

2.Hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu gồm:

- Tờ trình về việc đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu do người đứng đầu cơ quan, đơn vị ký;

- Sơ yếu lý lịch (khai theo mẫu 2C/TCTW-98, không quá 6 tháng tính đến ngày trình) có xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ, công chức;

- Bản tự nhận xét, đánh giá;

- Nhận xét của cấp uỷ Đảng cơ quan, đơn vị;

- Bản kê khai tài sản.

Chương III

TRÌNH TỰ THỦ TỤC CHO THÔI GIỮ CHỨC VỤ,

TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM, LUÂN CHUYỂN

Mục 1
THÔI GIỮ CHỨC VỤ

Điều 15. Trường hợp thôi giữ chức vụ

1. Được điều động, luân chuyển sang đơn vị khác hoặc được bố trí, phân công công tác khác.

2. Theo quy định của pháp luật, quy chế hiện hành, không được giữ chức vụ có liên quan sau khi được điều động, luân chuyển sang đơn vị khác hoặc được bố trí, phân công công tác khác.

3. Không đủ sức khoẻ để tiếp tục giữ chức vụ: bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn, ốm đau kéo dài, đã nghỉ đủ 12 tháng để điều trị nhưng chưa phục hồi được sức khoẻ.

4. Người giữ chức vụ được đánh giá trong 2 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 2 năm liên tiếp trong đó có một năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và một năm không hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 16. Quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ

1. Trường hợp được cấp có thẩm quyền điều động, phân công công tác khác mà theo quy định của pháp luật thì chức vụ hiện giữ đương nhiên chấm dứt: Khi Quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì đương nhiên thôi giữ chức vụ cũ.

2. Trường hợp khi điều động, luân chuyển, theo quy định của pháp luật thì chức vụ hiện giữ không đương nhiên chấm dứt: Cơ quan tham mưu trình người đứng đầu hoặc cấp có thẩm quyền quyết định cho thôi giữ chức vụ theo quy định của pháp luật, điều lệ, quy định, quy chế hiện hành.

3. Trường hợp cho thôi giữ chức vụ do không đủ sức khỏe: Cơ quan Tổ chức cán bộ căn cứ tình trạng sức khoẻ, kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cấp có thẩm quyền. Thông báo và thống nhất ý kiến với đương sự, trình người đứng đầu và cấp có thẩm quyền. Người đứng đầu xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4. Cho thôi giữ chức vụ đối với người được đánh giá trong 2 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 2 năm liên tiếp trong đó có một năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và một năm không hoàn thành nhiệm vụ: Cơ quan Tổ chức cán bộ căn cứ văn bản báo cáo kết quả đánh giá hàng năm, đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cấp có thẩm quyền. Thông báo ý kiến với đương sự, trình người đứng đầu và cấp có thẩm quyền xem xét. Người đứng đầu xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 17. Hồ sơ xem xét cho thôi giữ chức vụ

Hồ sơ xem xét cho thôi giữ chức vụ gồm có:

- Tờ trình về việc xem xét cho thôi giữ chức vụ do người đứng đầu cơ quan, đơn vị ký hoặc do cơ quan tham mưu về công tác cán bộ đề xuất;

- Bản tóm tắt lý lịch;

- Bản kiểm điểm cá nhân;

- Ý kiến của các cơ quan có liên quan;

- Các văn bản khác: Kết luận giám định y khoa; Bản nhận xét đánh giá của cấp có thẩm quyền đánh giá trong 2 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 2 năm liên tiếp trong đó có một năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và một năm không hoàn thành nhiệm vụ: Ý kiến của cơ quan, đơn vị sử dụng; Ý kiến của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị; Ý kiến của Ban Thường vụ đảng ủy cơ quan, đơn vị; Ý kiến của đương sự về việc thôi giữ chức vụ.

Điều 18. Bố trí công tác sau khi thôi giữ chức vụ

Sau khi thôi giữ chức vụ, được người đứng đầu cơ quan đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền, bố trí công tác khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan đơn vị và năng lực trình độ của bản thân hoặc được nghỉ để chữa bệnh.

Mục 2
TỪ CHỨC 

Điều 19. Trường hợp từ chức

1. Người giữ chức vụ, được từ chức trong các trường hợp sau đây:

a) Xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý;

b) Xin từ chức do nhận thấy hạn chế về năng lực hoặc sức khoẻ;

c) Xin từ chức do nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình;

d) Xin từ chức vì lý do cá nhân khác.

2. Người giữ chức vụ không được từ chức trong các trường hợp sau đây:

a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật mà cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ, nếu từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ mà cơ quan, đơn vị được giao;

b). Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật.

Điều 20. Quy trình xem xét việc xin từ chức

1. Người giữ chức vụ có đơn xin từ chức trình bày lý do, nguyện vọng gửi người đứng đầu tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi đang công tác và cấp trên có thẩm quyền (nếu thuộc diện cấp trên bổ nhiệm).

2. Trong thời hạn 1 tháng, kể từ khi nhận được đơn xin từ chức, người đứng đầu cùng tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý phải xem xét quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định cho từ chức.

Điều 21. Hồ sơ xem xét việc từ chức

Hồ sơ xem xét việc từ chức gồm:

- Đơn xin từ chức;

- Tờ trình về việc xem xét đơn xin từ chức do người đứng đầu cơ quan, đơn vị ký;

- Bản tóm tắt lý lịch của người viết đơn xin từ chức; 

- Ý kiến của các cơ quan khác có liên quan;

- Các văn bản khác: Ý kiến của cơ quan, đơn vị sử dụng; Ý kiến của lãnh đạo cơ quan, đơn vị, Ý kiến của Thường vụ đảng ủy; Giấy khám sức khỏe…

Điều 22. Bố trí công tác sau khi từ chức

1. Sau khi từ chức, được người đứng đầu cơ quan, đơn vị bố trí công tác khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và năng lực, trình độ của bản thân.

2. Khi đơn xin từ chức chưa được cấp có thẩm quyền chuẩn y và quyết định cho từ chức thì người có đơn xin từ chức vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao. 

Mục 3
MIỄN NHIỆM

Điều 23. Trường hợp miễn nhiệm

Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm trong các trường hợp sau:

1. Bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc khiển trách mà yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;

2. Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức cách chức;

3. Trong 2 năm liên tiếp của thời hạn giữ chức vụ không hoàn thành nhiệm vụ được giao;

4. Trong một thời hạn hoặc hai thời hạn giữ chức vụ liên tiếp, bị hai lần xử lý kỷ luật liên quan đến chức trách được giao;

5. Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về việc để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp mất đoàn kết hoặc làm cho cơ quan, đơn vị mất đoàn kết;

6. Bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm tư cách đạo đức của người lãnh đạo, quản lý;

7. Bị cơ quan kiểm tra, thanh tra có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định về những việc đảng viên, công chức, viên chức không được làm;

8. Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ.

Điều 24. Quy trình giải quyết miễn nhiệm 

1.Vụ Tổ chức cán bộ, cơ quan Tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị đề xuất việc miễn nhiệm, báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trao đổi ý kiến với các cơ quan có liên quan, trình xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

 2. Theo ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, Vụ Tổ chức cán bộ, cơ quan Tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm, đồng thời xin ý kiến của cơ quan, cấp ủy đảng có liên quan.

3. Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trao đổi thống nhất với thường vụ đảng ủy xem xét quyết định hoặc trình cấp trên có thẩm quyền xem xét quyết định việc miễn nhiệm.

Điều 25. Hồ sơ xem xét việc miễn nhiệm

Hồ sơ xem xét việc miễn nhiệm gồm:

- Tờ trình về miễn nhiệm;

- Bản tóm tắt lý lịch của người được xem xét miễn nhiệm;

- Bản nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị, của cấp ủy Đảng trong thời hạn giữ chức vụ;

- Ý kiến của các cơ quan khác có liên quan;

- Các văn bản khác: Quyết định kỷ luật, văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền; Ý kiến của cơ quan, đơn vị sử dụng …

Điều 26. Bố trí công tác sau khi miễn nhiệm

Sau khi miễn nhiệm, được người đứng đầu cơ quan, đơn vị bố trí công tác khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và năng lực, trình độ của bản thân.

Mục 4

LUÂN CHUYỂN

Điều 27. Quy trình luân chuyển

  1. Vụ Tổ chức cán bộ, cơ quan Tổ chức, cán bộ của cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch luân chuyển để thực hiện quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

  2. Ban cán sự đảng, Bộ trưởng, tập thể lãnh đạo thảo luận, trao đổi thống nhất phê duyệt kế hoạch luân chuyển thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Bộ và của cấp trên. Ban thường vụ đảng ủy cùng tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, trao đổi thống nhất kế hoạch luân chuyển thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của cơ quan, đơn vị.

  3. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị (hoặc người được ủy nhiệm) gặp người được dự kiến luân chuyển để trao đổi về việc thực hiện chủ trương luân chuyển.

  4. Bộ trưởng thống nhất với Ban cán sự Đảng, tập thể lãnh đạo bộ quyết định cụ thể từng trường hợp luân chuyển thuộc thẩm quyền quản lý. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với Ban thường vụ đảng ủy quyết định cụ thể từng trường hợp luân chuyển thuộc thẩm quyền quản lý.

  5. Vụ Tổ chức cán bộ, cơ quan Tổ chức cán bộ cùng với cơ quan, đơn vị tiếp nhận người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý luân chuyển tới chuẩn bị và tạo các điều kiện cần thiết để ổn định công tác và sinh hoạt đối với người được luân chuyển đến công tác.

Điều 28. Hồ sơ xem xét luân chuyển

Hồ sơ xem xét việc luân chuyển gồm:

- Tờ trình về luân chuyển;

- Bản tóm tắt lý lịch của người được luân chuyển;

- Bản nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị, của cấp ủy Đảng đối với người được dự kiến luân chuyển;

- Các văn bản khác: Bản Kế hoạch luân chuyển để thực hiện quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Ý kiến của cơ quan, đơn vị đang công tác; Ý kiến của cơ quan, đơn vị dự kiến luân chuyển đến.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 29: Tổ chức thực hiện

1. Vụ Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.

2. Việc thí điểm thi tuyển Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, và các chức vụ tương đương và thí điểm thực hiện chế độ thực tập và tập sự lãnh đạo, quản lý, được thực hiện theo quy định riêng.

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Nhiều đối tác Shopee nguy cơ vỡ nợ (bài 3): Cần thanh tra toàn diện Shopee

Nhiều đối tác Shopee nguy cơ vỡ nợ (bài 3): Cần thanh tra toàn diện Shopee

Một số luật sư cho rằng, cần thanh tra toàn diện hoạt động của Shopee để xác định các vấn đề cụ thể, đánh giá mức độ tuân thủ và tìm ra các giải pháp cần thiết.
Bắc Giang: Cưỡng chế thuế loạt doanh nghiệp nợ thuế quá hạn

Bắc Giang: Cưỡng chế thuế loạt doanh nghiệp nợ thuế quá hạn

Cục Thuế tỉnh Bắc Giang thông tin về việc cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản, ngừng sử dụng hóa đơn loạt doanh nghiệp nợ thuế quá hạn trên địa bàn.
TP. Hồ Chí Minh: Người dân nói gì về hoạt động của tiệm vàng trong vụ rửa 13.000 tỷ đồng?

TP. Hồ Chí Minh: Người dân nói gì về hoạt động của tiệm vàng trong vụ rửa 13.000 tỷ đồng?

Cơ sở Yến Sào Kingfood và tiệm vàng Đức Long liên quan đến vụ án “Rửa tiền, Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” đã đóng cửa nhiều ngày nay.
Đắk Nông: Cung cấp hồ sơ các dự án điện gió theo yêu cầu của Uỷ ban kiểm tra Trung ương

Đắk Nông: Cung cấp hồ sơ các dự án điện gió theo yêu cầu của Uỷ ban kiểm tra Trung ương

Uỷ ban kiểm tra Trung ương đã yêu cầu UBND tỉnh Đắk Nông cung cấp thông tin, hồ sơ các dự án điện gió trên địa bàn.
Nhiều đối tác Shopee nguy cơ vỡ nợ (bài 2): ‘‘Quả bóng’’ tới chân ngành Thuế

Nhiều đối tác Shopee nguy cơ vỡ nợ (bài 2): ‘‘Quả bóng’’ tới chân ngành Thuế

Đại diện Shopee khẳng định đã tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế và để rõ hơn vấn đề này, Shopee khuyên đối tác nên làm việc với cơ quan thuế.

Tin cùng chuyên mục

Long An: Công ty TNHH Triệu Phúc Thịnh bị cưỡng chế thuế

Long An: Công ty TNHH Triệu Phúc Thịnh bị cưỡng chế thuế

Nợ thuế quá hạn hơn 3,7 tỷ đồng, Công ty TNHH Triệu Phúc Thịnh bị Cục Thuế tỉnh Long An cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Bắc Giang: 4 tháng xử lý 8.000 trường hợp vi phạm giao thông, phạt gần 28 tỷ đồng

Bắc Giang: 4 tháng xử lý 8.000 trường hợp vi phạm giao thông, phạt gần 28 tỷ đồng

Trong 4 tháng của năm 2024, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Bắc Giang đã xử lý 7.988 trường hợp vi phạm giao thông, thu phạt gần 28 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Lừa bán 5,3ha đất, chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Đắk Lắk: Lừa bán 5,3ha đất, chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Đối tượng Ngô Văn Quyết vừa bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi lừa bán hơn 5,3ha đất, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.
Nhiều đối tác Shopee nguy cơ vỡ nợ (bài 1): Lãi không đủ nộp thuế

Nhiều đối tác Shopee nguy cơ vỡ nợ (bài 1): Lãi không đủ nộp thuế

Nhiều cá nhân làm tiếp thị liên kết (Affiliate) với Shopee đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ vì bị truy thu thuế số tiền lớn, hơn cả lợi nhuận đạt được.
Bạc Liêu: Cưỡng chế thuế loạt doanh nghiệp nợ thuế quá hạn

Bạc Liêu: Cưỡng chế thuế loạt doanh nghiệp nợ thuế quá hạn

Ngày 27/4, Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu thông tin về việc cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản loạt doanh nghiệp nợ thuế quá hạn trên địa bàn.
Bình Dương: Vừa khởi công, chủ đầu tư dự án A&T Sky Garden đã vội

Bình Dương: Vừa khởi công, chủ đầu tư dự án A&T Sky Garden đã vội 'gặt lúa non'

Không chỉ nổi tiếng vì được duyệt pháp lý siêu tốc, chủ đầu tư dự án A&T Sky Garden (TP. Thuận An, Bình Dương) đã vội huy động vốn dù chưa đủ điều kiện.
TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện một tiệm vàng

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện một tiệm vàng 'rửa' khoảng 13.000 tỷ đồng tiền 'bẩn' ra nước ngoài

Công an TP. Hồ Chí Minh xác định, chủ tiệm vàng Đức Long (quận Tân Bình) đã "rửa" khoảng 13.000 tỷ đồng tiền bẩn của đối tượng tội phạm để chuyển đi nước ngoài.
An Giang: Tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

An Giang: Tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

Ngày 27/4, Cục Thuế tỉnh An Giang thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt doanh nghiệp bị "đóng băng" xuất nhập khẩu vì nợ thuế

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt doanh nghiệp bị "đóng băng" xuất nhập khẩu vì nợ thuế

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với một số doanh nghiệp do các đơn vị này có hành vi nợ thuế quá hạn.
Công an Yên Bái công bố nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong

Công an Yên Bái công bố nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong

Công an tỉnh Yên Bái thông tin nguyên nhân vụ tai nạn nghiêm trọng tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái khiến 7 người tử vong.
Giả danh nhân viên Công ty Xổ số kiến thiết Thủ đô để lừa đảo

Giả danh nhân viên Công ty Xổ số kiến thiết Thủ đô để lừa đảo

Giả danh là nhân viên công ty xổ số, cam kết cung cấp số lô, số đề chắc chắn trúng thưởng, sau đó các đối tượng sẽ yêu cầu chuyển tiền rồi chiếm đoạt.
Bắc Ninh: Vì sao huyện Lương Tài hủy bỏ phê duyệt điều chỉnh đồ án quy hoạch Cụm công nghiệp Lâm Bình?

Bắc Ninh: Vì sao huyện Lương Tài hủy bỏ phê duyệt điều chỉnh đồ án quy hoạch Cụm công nghiệp Lâm Bình?

UBND huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh vừa có Quyết định thu hồi, hủy bỏ phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp Lâm Bình.
Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị Bộ Quốc phòng khởi tố

Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị Bộ Quốc phòng khởi tố

Dự án Thành An Tower vừa bị Bộ Quốc phòng khởi tố nằm ở số 21 Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
TP. Hồ Chí Minh: Đang bị đình chỉ, Thẩm mỹ Quốc tế Lucy vẫn ngang nhiên hoạt động

TP. Hồ Chí Minh: Đang bị đình chỉ, Thẩm mỹ Quốc tế Lucy vẫn ngang nhiên hoạt động

Dù đang trong thời gian bị đình chỉ nhưng Thẩm mỹ Quốc tế Lucy (44 Hồ Hảo Hớn, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) vẫn ngang nhiên hoạt động, thách thức pháp luật.
TP. Hồ Chí Minh: Cảnh báo về cơ sở LuxCell International Clinic làm bệnh nhân

TP. Hồ Chí Minh: Cảnh báo về cơ sở LuxCell International Clinic làm bệnh nhân ''tiền mất, tật mang''

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cảnh báo về những quảng cáo trên Facebook làm người dân “tiền mất, tật mang”, trong đó có cơ sở LuxCell International Clinic (quận 3).
Sơn La: Tạm hoãn xuất cảnh loạt giám đốc doanh nghiệp do nợ thuế

Sơn La: Tạm hoãn xuất cảnh loạt giám đốc doanh nghiệp do nợ thuế

Ngày 26/4, Cục Thuế tỉnh Sơn La thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với loạt giám đốc doanh nghiệp nợ thuế hoạt động trên địa bàn.
Hà Nội: Dự án TQ5 Gia Lâm và những câu hỏi còn bỏ lửng

Hà Nội: Dự án TQ5 Gia Lâm và những câu hỏi còn bỏ lửng

Dự án TQ5 (Gia Lâm, Hà Nội) được đấu giá vào năm 2019 từng gây xôn xao dư luận bởi giá khởi điểm được cho là khá rẻ, có thể gây thất thoát ngân sách nhà nước.
TP. Hồ Chí Minh: Điểm mặt hàng loạt thẩm mỹ, phòng khám, nha khoa vừa bị xử phạt nặng

TP. Hồ Chí Minh: Điểm mặt hàng loạt thẩm mỹ, phòng khám, nha khoa vừa bị xử phạt nặng

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa xử phạt các cơ sở như: Dr.Allen, Triệu Nha, Nanozelle, Thẩm mỹ H.A, TA, FA+, Saigon Shine, Valis Luxury 69, Mega Gangnam.
Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo các sở, ngành tại Vĩnh Phúc

Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo các sở, ngành tại Vĩnh Phúc

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định kỷ luật hàng loạt cán bộ các sở, ngành tỉnh Vĩnh Phúc và nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc.
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo UBND huyện Thanh Trì và Công an thành phố làm rõ thông tin hai nhà báo bị hành hung khi đang tác nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động