Bàn giải pháp phục hồi sản xuất chế biến, xuất khẩu nông thủy sản sau giãn cách xã hội

Hiện, một số địa phương tại khu vực Nam bộ đã và đang nới lỏng giãn cách, chuyển từ thực hiện theo Chỉ thị 16/CT-TTg sang Chỉ thị 15/CT-TTg. Bàn giải pháp phục hồi sản xuất chế biến, xuất khẩu nông thủy sản sau giãn cách xã hội đang được các doanh nghiệp, địa phương triển khai thực hiện.

Chỉ 30 - 40% doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất

Tại Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản sau giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg khu vực Nam bộ diễn ra ngày 17/9, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - chia sẻ, vào thời điểm giữa tháng 7/2021, ít doanh nghiệp có thể đánh giá được rằng việc giãn cách có thể kéo dài đến hơn 2 tháng mà chỉ tính toán thực hiện giãn cách trong vòng 2-3 tuần nên có nhiều bị động. Vì vậy công suất ngành chế biến thủy sản giảm chỉ còn 30-35%, nhiều đơn hàng không đáp ứng được. Nhưng lo ngại nhất là nguồn nguyên liệu, từ khai thác và nuôi trồng của cá tra, tôm, đặc biệt cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long. Lượng cá tra quá cỡ, không thể khai thác, thu hoạch để đưa về. Ách tắc đó kéo theo khó khăn cho không chỉ doanh nghiệp thủy sản mà cả vấn đề xuất khẩu.

Sơ chế ngao thương phẩm tại Công ty TNHH Thuỷ sản Lenger Việt Nam (Nam Định)
Sơ chế ngao thương phẩm tại Công ty TNHH Thuỷ sản Lenger Việt Nam (Nam Định)

Cũng theo ông Nguyễn Hoài Nam, hiện chỉ có 30 - 40% các doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội. Số doanh nghiệp còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động sản xuất. Chi phí chung cho sản xuất tăng rất cao đang là áp lực lớn cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, quá trình phục hồi sản xuất của doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nguyên nhân như: Chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị đứt gãy, doanh nghiệp bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, không đảm bảo tiến độ giao hàng; đặc biệt là khó quy tụ lại lực lượng lao động như ban đầu do công nhân chưa được tiêm vắc xin nên chưa thể đến cơ sở sản xuất, đã về quê, cách ly, hay đang điều trị Covid-19….

Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam - kiến nghị, cần nhanh chóng đưa ra các chính sách để thu hút lao động cho các vùng sản xuất nguyên liệu, cụm công nghiệp, khu chế xuất để kéo lao động trở lại khôi phục sản xuất kinh doanh trong tình hình mới - yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo cho chuỗi cung ứng không bị đứt gãy. “Đây là vấn đề rất đau đầu cho các doanh nghiệp khi người lao động đã bỏ đi, rồi việc kêu gọi họ lại là hết sức khó khăn và rất tốn kém”, ông Nguyễn Thanh Bình cho biết.

Nhấn mạnh vai trò của các địa phương

Dựa trên khảo sát dữ liệu thực tiễn cập nhật hàng ngày của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long liên quan đến tình hình dịch tễ, tỷ lệ tiêm vắc xin, số ca nhiễm mới trong khu vực, ông Nguyễn Hoài Nam cho hay, hiện VASEP chia ra làm 3 vùng. Cụ thể, vùng 1 có 6 tỉnh gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Vĩnh Long là vùng có tỷ lệ ca nhiễm thấp nhất trong 3 vùng. Đây không phải là khu vực trung chuyển nhưng đây là nơi các doanh nghiệp tôm tập trung đông, chiếm 30% lượng tôm xuất khẩu toàn ngành. Về ngưỡng áp lực chi phí chịu đựng đến ngày 15/9, nếu ở các tỉnh này trong diễn biến dịch không phức tạp hơn, VASEP cho rằng có thể sẽ nới lỏng từng phần. Việc nới lỏng từng phần để giúp doanh nghiệp có thể phục hồi dần sản xuất. Khả năng phục hồi từ cuối tháng 9 thì đến tháng 10 có thể phục hồi được 60%, đến cuối năm là tháng 12 có thể phục hồi được 80%.

Vùng 2 là vùng bước đầu kiểm soát được dịch, gồm An Giang, Kiên Giang Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Tháp. Vùng này có tỷ lệ nhiễm ở mức trung bình, cao hơn vùng 1 một chút, tỷ lệ tiêm vắc xin cũng còn thấp. Khu vực này có nhiều doanh nghiệp chế biến, chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Chúng tôi tính toán nếu nới lỏng vùng này, thì đến tháng 10 khả năng các doanh nghiệp phục hồi 50% về mặt công suất, cuối năm 70%.

Vùng 3 có tỷ lệ nhiễm cao hơn gồm các tỉnh Tiền Giang, Long An, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương. 3/4 tỉnh đã có tỷ lệ tiêm vắc xin cao hơn, khu này doanh nghiệp nhiều, tỷ lệ mắc mới cao hơn nên khả năng phục hồi sẽ chậm hơn hai vùng kia. Theo phương thức và nỗ lực chống dịch hiện tại và phải nới lỏng dần từng phần. Chúng tôi tính toán trong tháng 9, giai đoạn duy trì “3 tại chỗ” thì vẫn chỉ 20-30%, sang tháng 10 có thể lên 40% và cuối năm không có gì biến động hơn thì cũng chỉ đạt 60%. Đây là tính toán về mặt nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp.

Theo các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, để tháo gỡ khó khăn, phục hồi chế biến, xuất khẩu nông thủy sản sau giãn cách xã hội, ngoài tạo thuận lợi trong vấn đề lưu thông, cần ưu tiên tiêm phòng vắc xin Covid-19. Bên cạnh đó, cần giảm chi phí xét nghiệm cho lao động làm việc “3 tại chỗ”; khuyến khích nông dân trở lại sản xuất và hỗ trợ lao động trở lại làm việc tại các vùng sản xuất, nhà máy, cơ sở chế biến; tăng cường kết nối thị trường để tránh đứt gãy thêm chuỗi sản xuất. “Thời điểm hiện nay, khi các địa phương vẫn ưu tiên về chống dịch nhiều hơn thì việc mở cửa để sản xuất có thể từng phần hoặc mở thêm cho sản xuất “3 tại chỗ”, những phương án này đều phải trình duyệt cấp địa phương. Chúng tôi mong rằng Bộ NN&PTNT cần có ý kiến đối với các địa phương để việc này thực hiện nhanh hơn khi đó phục hồi sản xuất mới có thể thực hiện được”, ông Nguyễn Thanh Bình chia sẻ.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, vừa chống dịch vừa phục hồi sản xuất, Chính phủ cần có văn bản chỉ đạo các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng phương án khôi phục sản xuất nông nghiệp theo các kịch bản và phù hợp tình hình dịch Covid-19 tại các địa phương.

Theo ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, đối với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cần phải được nhìn nhận như 1 thực thể kinh tế chứ không phải mảnh ghép của 13 địa giới hành chính. Đã có nhiều địa phương họp để bàn giải pháp sau dịch nhưng nếu chỉ tư duy cho tỉnh mình thì sẽ không bao giờ thành công. Cần phải tư duy lại, tư duy liên vùng. Nhấn mạnh vấn đề “nước xa không cứu được lửa gần”, ông Lê Minh Hoan cho rằng, vấn đề quan trọng ở đây vẫn là vai trò của các địa phương. Các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các địa phương cùng thay đổi tư duy. 2 bên cùng ngồi lại kiến tạo không gian vừa an toàn phòng chống dịch và vừa đạt hiệu quả trong sản xuất. Ông Lê Minh Hoan cũng đề nghị các địa phương cần chủ động và thống nhất xây dựng kế hoạch sản xuất trong và sau giai đoạn giãn cách nhằm đảm bảo sản xuất, cung ứng nông sản ổn định, lâu dài.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang tập trung phát triển nông nghiệp đồng thời xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi vừa gửi kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã và huyện nông thôn mới.
Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tổng kết hoạt động năm 2023 và lập kế hoạch năm 2024 của Nhóm công tác PPP (đối tác công tư) về rau quả.

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo; công tác giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai; năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp.
Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha.
Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo chiến lược hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành tôm và lúa gạo sẽ ra mắt vào 27/02.
Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Do làm tốt công tác chuẩn bị, công tác cấp nước vụ Đông Xuân hàng năm ngày càng giảm, tiết kiệm lớn lượng nước từ hồ thuỷ điện.
Gỡ

Gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp yêu cầu rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối

Để gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối.
Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sau vụ tai nạn khiến 3 người chết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu khẩn trương rà soát, điều chỉnh phương án giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Thời gian còn lại rất ít nên phải dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" với mục tiêu cao nhất là gỡ được “thẻ vàng” IUU sau lần thanh tra thứ 5 sắp tới.
Có một ngôi chợ quê giữa lòng Hà Nội

Có một ngôi chợ quê giữa lòng Hà Nội

Ở ngoại thành Hà Nội có một ngôi chợ hàng trăm năm tuổi vẫn giữ được sự mộc mạc, đơn sơ của chợ xưa. Đó là chợ Vạng, ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức.
Trà Shan tuyết cổ thụ tạo sinh kế cho người dân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Trà Shan tuyết cổ thụ tạo sinh kế cho người dân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Những cây trà Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã tạo sinh kế cho người dân nơi ở xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Buôn lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp

Buôn lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, thời gian qua, tình hình buôn lậu động vật và sản phẩm động vật qua biên giới diễn biến phức tạp.
Trồng khoai tây chất lượng cao giúp nông dân thu lãi 100 triệu đồng/ha

Trồng khoai tây chất lượng cao giúp nông dân thu lãi 100 triệu đồng/ha

Việc trồng khoai tây chất lượng cao sẽ giúp nông dân ở các tỉnh phía Bắc, khu vực Tây Nguyên và các vùng cao thu lãi từ 70-100 triệu đồng/ha.
Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Sơn La

Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Sơn La

Năm 2023, Sơn La đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực như: Sản xuất nông, lâm, thủy sản, hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp...
Vùng kiệu Khánh Hòa tất bật thu hoạch bán Tết

Vùng kiệu Khánh Hòa tất bật thu hoạch bán Tết

Người trồng kiệu ở Khánh Hòa hối hả thu hoạch, sơ chế, đóng bao giao cho thương lái; thu nhập năm nay giảm hơn 30% vì giá rớt do ảnh hưởng của thời tiết.
Lợn nhập lậu tăng đột biến, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kêu cứu

Lợn nhập lậu tăng đột biến, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kêu cứu

Từ 1-15/1/2024, trung bình mỗi đêm có khoảng 6.000-7.000 con lợn từ Campuchia nhập lậu vào Việt Nam, chiếm 30% lượng chăn nuôi trong nước bán mỗi ngày.
Xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau

Xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công văn gửi UBND tỉnh Cà Mau về xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh Cà Mau.
Đã huy động gần 9,5 nghìn tỷ đồng cho Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Đã huy động gần 9,5 nghìn tỷ đồng cho Đề án trồng 1 tỷ cây xanh

Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh trong 3 năm (năm 2021 - 2023) là gần 9,5 nghìn tỷ đồng.
Bảo Thắng chuẩn bị gia cầm cho thị trường Tết Nguyên đán 2024

Bảo Thắng chuẩn bị gia cầm cho thị trường Tết Nguyên đán 2024

Cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt động vật trên địa bàn huyện Bảo Thắng tăng từ 20 - 30% so với ngày thường.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tăng quy mô, nâng chất lượng

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tăng quy mô, nâng chất lượng

Đẩy mạnh đào tạo nghề không chỉ giúp bà con vùng đồng bào dân tộc giảm nghèo, mà còn góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề không những giải quyết việc làm cho lao động nông thôn mà còn góp phần hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động